Tôm càng nuôi càng èo uột, còi cọc, chất lượng con giống có vấn đề?

Hàng chục hộ dân trên địa bàn huyện Thạch Hà (Hà Tĩnh) cả tháng nay mất ăn mất ngủ vì nhiều diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng càng nuôi càng còi cọc mà chưa rõ lý do...

Tôm càng nuôi càng èo uột, còi cọc, chất lượng con giống có vấn đề?
Tôm giống tốt quyết định thành công của vụ nuôi. Hình minh họa: Internet

Của đau con xót, không ít hộ nhắm mắt vay mượn tiền đầu tư thức ăn chăm đàn tôm nhưng kết quả thu hoạch lại ôm lỗ hàng trăm triệu đồng. 

Nhiều ha mất trắng

Ngày 31/7, một số hộ nuôi tôm ở xã Thạch Bàn và Thạch Long, huyện Thạch Hà, phản ánh đến báo NNVN, vụ tôm xuân hè năm 2017 người nuôi trên địa bàn phải ngậm “quả đắng” vì hầu hết diện tích thả giống tôm thẻ chân trắng của Cty CP thủy sản Thông Thuận càng nuôi càng không phát triển, biểu hiện còi cọc, gây thua lỗ cho nông dân.

Ông Nguyễn Văn Cảnh, thôn Đông Hà 2, xã Thạch Long cho hay, ngày 5/5/2017 gia đình ông thả 34 vạn tôm giống trên diện tích 5.500m2. Cũng như các vụ sản xuất trước, quá trình nuôi ông chăm sóc đúng quy trình nhưng qua theo dõi phát hiện tôm càng nuôi càng còi cọc, không phát triển, trong khi lượng thức ăn chúng vẫn “ngốn” đều đều. Nuôi được 86 ngày, ông Cảnh thu hoạch chỉ được 6 tạ tôm, trong khi những năm trước trên diện tích này ông thu đến 6 tấn. “Gọi là thu hoạch nhưng thực tế chỉ để dọn sạch ao hồ chứ gần như mất trắng toàn bộ. Khi bán vì tôm quá nhỏ nên giá chỉ được từ 35.000 – 65.000đ/kg, tính ra vụ tôm vừa rồi tôi lỗ gần 100 triệu đồng”, ông Cảnh chua xót.

Theo ông Cảnh, tổng chi phí đầu tư nuôi 2 ao tôm vừa qua hết hơn 120 triệu đồng, trong đó tiền mua giống hết hơn 32,6 triệu (Cty khuyến mãi 50% giá giống) nên gia đình phải trả hơn 16 triệu đồng.

con giống, nuôi tôm, nuôi trồng thủy sản, thủy sản, nuôi tôm Hà Tĩnh, Bệnh trên tôm, bệnh còi trên tôm

Hộ ông Cảnh thiệt hại gần 100 triệu đồng vì ao tôm gần như mất trắng

Chung cảnh ngộ, hộ ông Trần Văn Khánh, cùng thôn được đánh giá thiệt hại nặng hơn. Gia đình ông không thuộc diện được khuyến mãi tiền giống nên ông phải bỏ gần 40 triệu đồng mua 40 vạn con tôm thả nuôi trên diện tích 5.000m2; chi phí thuốc men, thức ăn hết trên dưới 100 triệu đồng nữa, tính sơ sơ tổng mức đầu tư chưa tính công chăm sóc, thu hoạch ngót nghét hơn 140 triệu, vậy nhưng thu hoạch chỉ được 2 tạ tôm, bán với giá 60.000đ/kg, tổng doanh thu được vỏn vẻn 12 triệu đồng.

Cách ao nuôi gia đình ông Khánh không xa là diện tích của hộ ông Nguyễn Tiến Dũng. Ông Dũng là một trong những hộ nuôi tôm có thâm niên, kinh nghiệm ở Thạch Long. Tháng 4/2017, gia đình ông thả nuôi thâm canh 50 vạn tôm giống của Cty CP thủy sản Thông Thuận/8.000m2 và nuôi quảng canh 30 vạn con/6ha. Quá trình nuôi ông theo dõi sát sao tình hình sinh trưởng của tôm, tuy nhiên khác với những mùa vụ trước, năm nay tôm chậm lớn bất thường. Sau hơn 3 tháng nuôi trồng, ông thu hoạch được 1,3 tấn (giảm 1,7 tấn so với các vụ nuôi trước), thiệt hại ước trên dưới 70 triệu đồng. 

Nghi ngờ do giống

Sau khi phát hiện tôm chậm lớn bất thường, các hộ nuôi trồng đã phản ánh lên chính quyền các cấp. Ngày 31/7, ông Nguyễn Văn Sáu, Trưởng phòng Nông nghiệp huyện Thạch Hà thông tin: “Phòng đã nhận được phản ánh của một số hộ dân về việc nhiều diện tích thả nuôi tôm giống của Cty CP thủy sản Thông Thuận trong quá trình nuôi chậm lớn, còi cọc. Ngay sau đó phòng Nông nghiệp đã phát văn bản yêu cầu các xã rà soát, cung cấp số liệu về lượng giống thả, diện tích thả nuôi và kết quả nuôi đến thời điểm hiện tại bằng nguồn giống tôm thẻ chân trắng mua từ Cty Thông Thuận, báo cáo về phòng trước ngày 4/8”.

con giống, nuôi tôm, nuôi trồng thủy sản, thủy sản, nuôi tôm Hà Tĩnh, Bệnh trên tôm, bệnh còi trên tôm
Những năm trước tôm phát triển tốt bình quân mỗi ha đạt 4 – 5 tấn

Đến thời điểm này, việc làm rõ nguyên nhân vì sao tôm chậm lớn đang phải chờ cơ quan chức năng vào cuộc, tuy nhiên, theo nhận định của các hộ nuôi trồng thì chất lượng tôm giống của Cty Thông Thuận kém.

Ông Nguyễn Văn Cảnh nói: “Tôm càng nuôi càng èo uột, còi cọc. Theo tôi nguyên nhân là do chất lượng tôm giống chưa đạt. Tất nhiên, năm nay có thể do điều kiện thời tiết bất thuận nên tôm phát triển kém hơn nhưng so sánh sự phát triển của giống tôm Thông Thuận và các Cty khác thì tôm Thông Thuận gần như không phát triển”. Cụ thể, bình quân trọng lượng tôm nuôi 3 tháng của hộ ông Cảnh khi thu hoạch phải hơn 150 con mới được 1kg; thậm chí có mẻ lên đến 300 – 400 con/kg. Trong khi giống của các doanh nghiệp khác thu đạt trọng lượng 80 – 90 con/kg, nơi nào kém cũng chỉ 120 con/kg.

Đối với hộ ông Dũng, vì có kinh nghiệm nuôi thâm canh nên trước đây thường 2,5 tháng ông thu hoạch tôm đạt trọng lượng 80 - 90 con/kg; nhưng bây giờ nuôi 3 tháng cũng phải 130-150 con mới được 1kg.

Bức xúc trước việc Cty Thông Thuận thờ ơ với những thiệt hại của người nuôi trồng, ông Trần Văn Khánh nói: “Sau 2 tháng thả nuôi, phát hiện tôm chậm lớn ông báo với anh Thạch – cán bộ Cty CP thủy sản Thông Thuận. Sau khi kiểm tra, anh Thạch nói tôi xả đi đừng nuôi nữa vì tôm bố mẹ bị lỗi nên nuôi không lớn được đâu. Thật vô lý, biết giống không tốt sao lại bán cho dân (?!)”.

Được biết, xã Thạch Long có 4 hộ lấy tôm giống của Cty Thông Thuận có tỷ lệ phát triển kém, ngoài ra xã Thạch Bàn cũng có gần 10 hộ có diện tích nuôi tôm chậm lớn, thiệt hại nặng.

Ông Nguyễn Văn Cảnh: “Nguyện vọng lớn nhất của chúng tôi bây giờ là cơ quan chức năng làm rõ nguyên nhân vì sao tôm chậm lớn và có giải pháp hỗ trợ bà con để tái sản xuất vụ tôm mới”.

Nông nghiệp Việt Nam
Đăng ngày 03/08/2017
Thanh Nga
Dịch bệnh

Ghẹ vuông chắc thịt không thua ghẹ biển!

Nếu có dịp về Năm Căn, Ngọc Hiển, Ðầm Dơi, ngoài tôm, cua, cá, sò…. thì đừng quên thưởng thức đặc sản ghẹ vuông. Ghẹ vuông chắc thịt, ngon nên được nhiều người dân địa phương, du khách cũng như thị trường tiêu thụ ưa chuộng.

Ghẹ vuông
• 11:58 07/06/2021

Ảnh đẹp thủy sản: Món ăn mang đậm nét đồng quê Việt

Ảnh đẹp thủy sản hôm nay lại mang chúng ta đến gần hơn với những món ăn gắn liền của tuổi thơ qua các nhìn ảnh vô cùng đẹp đẽ, những món ăn mà đã gắn liền với biết bao thế hệ.

Cua đồng.
• 19:49 28/05/2021

Ảnh đẹp: Loài hoa của miền sông nước

Miền Tây không chỉ có sông nước mênh mông mà cảnh sắc lại hữu tình. Kết hợp từ những loài hoa tím hồng rực rỡ hòa quyện tạo nên màu sắc của đồng bằng. Đi đâu chúng ta cũng có thể bắt gặp dễ dàng các loài hoa ấy.

Hoa sen.
• 12:13 24/05/2021

Nhật ký về quê

Quê hương là chùm khế ngọt, dù bạn có đi xa bao lâu thì quê hương cũng luôn mở vòng tay chào đón bạn quay trở về, nếu có một ngày bản thân cảm thấy mệt mỏi ở chốn sài gòn nhộn nhịp thì hãy tạm gác mọi chuyện về quê một chuyến nhé!

Tôm càng xanh.
• 13:44 20/05/2021
• 10:34 17/04/2025

Vi bào tử trùng EHP: Hiểu để phòng trị hiệu quả

Bệnh EHP (Enterocytozoon Hepatopenaei), hay còn gọi là bệnh vi bào tử trùng EHP, một trong những mối đe dọa nghiêm trọng đối với ngành tôm.T

Tôm thẻ
• 10:09 08/04/2025

Nguyên nhân khiến tôm nuôi bị rớt

Trong quá trình nuôi tôm, nhiều bà con đã gặp tình trạng tôm rớt đáy liên tục, gây thiệt hại lớn về kinh tế. Việc tôm chết rơi rạc hoặc ốm yếu trong thời gian ngắn có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau. Hiểu rõ các nguyên nhân và cách khắc phục sẽ giúp bà con giảm thiểu rủi ro, đảm bảo năng suất và lợi nhuận trong nuôi trồng.

Tôm rớt đáy
• 09:31 20/03/2025

Hiện tượng cong thân, đục cơ trên tôm

Bệnh cong thân là bệnh lý phổ biến trong ngành nuôi tôm, thường bắt gặp nhiều nhất trên tôm thẻ chân trắng.

Tôm cong thân
• 10:16 11/03/2025
• 13:23 07/05/2025
• 13:23 07/05/2025

mai test kw lần 1

Để đánh giá chất lượng nước ao nuôi tôm, bà con cần nắm được các chỉ tiêu môi trường ao nuôi tôm cụ thể. Từ đó sẽ dễ dàng theo dõi và kiểm soát nước nuôi tốt hơn. Trong bài viết này sẽ đề cập đến 12 chỉ tiêu môi trường ao nuôi tôm mà bà con cần nắm để quản lý ao nuôi tôm của mình, giúp nâng cao chất lượng mùa vụ.

test
• 13:23 07/05/2025

Mai test keyword

Để đánh giá chất lượng nước ao nuôi tôm, bà con cần nắm được các chỉ tiêu môi trường ao nuôi tôm cụ thể. Từ đó sẽ dễ dàng theo dõi và kiểm soát nước nuôi tốt hơn. Trong bài viết này sẽ đề cập đến 12 chỉ tiêu môi trường ao nuôi tôm mà bà con cần nắm để quản lý ao nuôi tôm của mình, giúp nâng cao chất lượng mùa vụ.

• 13:23 07/05/2025

Phát hiện tôm bệnh trong ao

Nuôi tôm là một trong những ngành nuôi trồng thủy sản có giá trị kinh tế cao và đang phát triển mạnh ở nhiều quốc gia, đặc biệt là Việt Nam. Tuy nhiên, một trong những thách thức lớn nhất đối với người nuôi tôm hiện nay là vấn đề dịch bệnh – nguyên nhân hàng đầu gây thiệt hại nghiêm trọng về năng suất và lợi nhuận. Việc phát hiện tôm bệnh trong ao một cách sớm và chính xác không chỉ giúp hạn chế rủi ro, mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo sự bền vững của mô hình nuôi tôm công nghiệp lẫn truyền thống.

Tôm thẻ chân trắng
• 13:23 07/05/2025
Some text some message..