Tinh dầu trị bệnh cho cá vượt trội hơn kháng sinh

Bốn loại tinh dầu có nguồn gốc từ thực vật đã được chứng minh là sự thay thế hiệu quả cho thuốc kháng sinh để điều trị một loạt các mầm bệnh do vi khuẩn thường gặp trên cá nuôi.

Tinh dầu trị bệnh cá vượt trội hơn kháng sinh
Ảnh: naturetime

Sử dụng tinh dầu trị bệnh trên cá

Sự xuất hiện của vi khuẩn kháng kháng sinh do lạm dụng kháng sinh – cùng với sự tồn dư của nhiều hóa chất, kháng sinh trong nuôi cá làm ảnh hưởng đến sức khỏe của người tiêu dùng kèm theo những mối nguy môi trường. Điều này buộc ngành thủy sản cũng như các nhà khoa học nghiên cứu phải tìm ra những chất thay thế kháng sinh để kiểm soát mầm bệnh trên cá.

Việc sử dụng kháng sinh để đối phó với mầm bệnh vi khuẩn - ví dụ như loài Aeromonas sp- gây bệnh xuất huyết ở cá nuôi - đang bị hạn chế do sự xuất hiện của các chủng kháng thuốc làm giảm khả năng trị bệnh và nguy cơ sức khỏe.

Dầu dễ bay hơi hoặc tinh dầu - là chất chuyển hóa thực vật thứ cấp có chứa các hợp chất hoạt tính sinh học khác nhau. Các loại dầu có tác dụng trị liệu rộng. Hoạt động sát trùng mạnh mẽ của các loại tinh dầu đã được biết đến trên toàn thế giới trong nhiều thế kỷ. Một số lượng lớn các loại tinh dầu đã cho thấy khả năng kháng lại một số vi khuẩn, nấm, vi rút và động vật nguyên sinh. Vi khuẩn Gram dương thường nhạy cảm với các loại tinh dầu hơn so với vi khuẩn Gram âm. Tinh dầu từ húng tây, quế, kinh giới cay, bạch đàn, hoa oải hương, bạc hà… đã cho thấy các đặc tính kháng khuẩn và kháng nấm mạnh mẽ. Các loại tinh dầu cũng có hoạt tính kháng cao kể cả một số chủng kháng kháng sinh như Staphylococci kháng kháng sinh methycillin, Streptococci kháng vancomycin và chống lại các vi khuẩn gram âm. Trong số khoảng 3.000 tinh dầu được biết đến thì có hơn 300 loại có ý nghĩa thương mại và được sử dụng rộng rãi trong ngành dược phẩm, thực phẩm, vệ sinh và mỹ phẩm (Hajhashemi, Ghannadi, & Sharif, 2003 ; Perry, Bollen, Perry, & Ballard, 2003 ).

kháng sinh, kháng sinh tự nhiên, thảo dược trên cá, tinh dầu trên cá, trị bệnh cá

Kinh giới cay Origanum Vulgare

Origanum Vulgare hay còn gọi là kinh giới cay, chúng chứa các hợp chất carvacol và thymol đã được báo cáo bởi Okmen, Ugur, Sarac, và Arslan (2012) có hoạt tính in vitro chống lại chủng Aeromonas hydrophila.  

 tinh dầu bạch đàn xanh trị bệnh trên cá, kháng sinh tự nhiên

Bạch đàn xanh Eucalyptus globulus. Ảnh: squarespace.com

Eucalyptus globulus còn gọi là cây bạch đàn xanh. Đóng góp chính cho hoạt động kháng khuẩn của bạch đàn xanh được cho là terpineol (Park, Wendt, & Heo, 2016 ). Park và cộng sự 2016 đã cho thấy tinh dầu bạch đàn xanh chống lại một số loài vi khuẩn Gram dương và Gram âm được phân lập từ cá bơn ô liu.

 tinh dầu tràm trà trị bệnh trên cá nuôi

Tràm trà Melaleuca Alternifolia. Ảnh: Styles 2d

Tinh dầu từ cây tràm trà (M. Alternifolia) có nguồn gốc ở Úc, đã được biết đến như là một chất chống vi trùng tại chỗ với các đặc tính kháng khuẩn, kháng virus và kháng nấm trong cả thử nghiệm in vitro và lâm sàng (Cox & Markham, 2007 ; Papadopoulos, Carson, Hammer, & Riley, 2006 ).

Tinh dầu hoa oải hương trị bệnh trên cá

Lavendula angustifolia. Ảnh: kine-lille-formation.com

Lavandula angustifolia (hoa oải hương) là loài được trồng rộng rãi nhất trong bốn loại thực vật trên và các thành phần tinh dầu của hoa oải hương bao gồm: linalool, linalyl acetate, limonene, α ‐ pinene và β pinene đã được chứng minh có hoạt tính kháng khuẩn (Hossain và cộng sự, 2017 ; Inouye, Takizawa, & Yamaguchi, 2001 ; Nelson, 1997).

Các đặc tính không mong muốn của tinh dầu, như nhạy cảm với oxy, ánh sáng, độ ẩm và nhiệt độ làm giảm tác dụng của chúng trong các ngành công nghiệp dược phẩm; do đó, phương pháp bọc các hạt nano tạo ra dạng nano nhũ tương có thể khắc phục các vấn đề này và là một trong những phương pháp hiệu quả nhất để tạo ra các loại dầu hoạt tính sinh học. Phương pháp bọc các hạt nano có thể làm tăng khả năng phân tán của tinh dầu vào các khu vực nơi vi sinh vật phát triển và sinh sôi nảy nở (Donsìa & Ferrari, 2016). Hơn nữa, việc tăng tính thấm của tinh dầu vào thành tế bào của vi sinh vật được tăng cường giúp tăng hiệu quả kháng khuẩn.

Tinh dầu trị bệnh cá vượt trội hơn kháng sinh

Nghiên cứu mới đây được công bố trên Aquaculture Research của Hosna Gholipourkanani,  Nicky Buller và Alan Lymbery 2018 - đã đánh giá việc bổ sung 4 loại tinh dầu có nguồn gốc thực vật là: kinh giới cay Origanum Vulgare, bạch đàn xanh Eucalyptus globulus, tràm trà Melaleuca Alternifolia và hoa oải hương Lavendula angustifolia ở dạng thường và dạng nano nhũ tương trong tác dụng kìm khuẩn hoặc diệt khuẩn với 3 mầm bệnh phổ biến trên cá là Aeromonas hydrophila , Streptococcus iniae và Photobacteriumdamselae phân loài damselae.

Kết quả cho thấy rằng cả bốn loại tinh dầu đều cho thấy hoạt động kháng khuẩn và trong hầu hết các nhóm thử nghiệm, hoạt tính của tinh dầu sau khi bọc các hạt nano có đặc tính kháng khuẩn vượt trội hơn so tinh dầu dạng thường của chúng. Origanum Vulgare (kinh giới cay) có hoạt tính kháng khuẩn hiệu quả nhất, với nồng độ ức chế tối thiểu (MIC) và nồng độ diệt khuẩn tối thiểu (MBC) là 3,12 μg/ml đối với cả ba loài vi khuẩn gây bệnh trên cá và tốt hơn đáng kể so với kháng sinh tetracycline. 

Nghiên cứu này đã nhấn mạnh tiềm năng của các loại tinh dầu tự nhiên trong việc tăng cường kiểm soát và điều trị bệnh do vi khuẩn trên cá nuôi và chúng có thể là ứng cử viên lý tưởng cho việc điều trị nhiễm trùng hoặc khử nhiễm bề mặt.

Tuy nhiên các nhà khoa học cũng gợi ý rằng, các nghiên cứu bổ sung là cần thiết để thử nghiệm thêm các loại kháng sinh thảo dược để đạt được hiệu quả diệt khuẩn tối đa, tìm ra các phương pháp bổ sung hiệu quả nhất và tối ưu nhất cho các loại tinh dầu.

Đăng ngày 24/01/2019
VĂN THÁI (Lược dịch)
Kỹ thuật

Tổng quan về công nghệ MBBR trong nuôi trồng thủy sản

MBBR là Moving Bed Biofilm Reactor, hứa hẹn là công nghệ xử lý nước thải ưu việt trong nuôi trồng thủy sản.

công nghệ MBBR
• 18:17 25/09/2021

Xử lý nước thải chế biến thủy sản bằng công nghệ SNAP

Xử lý nước thải chế biến thủy sản bằng công nghệ SNAP không chỉ loại bỏ hiệu quả nồng độ Ammonium mà còn xử lý đến 90% chất hữu cơ.

Chế biến cá tra
• 07:00 22/04/2020

Quan trắc nước nuôi trồng thủy sản bằng cảm biến nano

Sử dụng được cả trên bờ, dưới nước để quan trắc chất lượng nước, hệ thống cảm biến nano do Viện Công nghệ nano (INT) thuộc Đại học Quốc gia TPHCM nghiên cứu giúp người nuôi trồng thủy sản yên tâm khi chất lượng nước nuôi được cảnh báo tự động kịp thời khi có sự cố.

Quan trắc nước nuôi trồng thủy sản
• 14:35 05/02/2020

Lưu ý về môi trường trong ao nuôi tôm nước lợ

Quản lý môi trường ao nuôi tôm nước lợ là khâu quan trọng, đòi hỏi người nuôi có sự hiểu biết cần thiết về mối quan hệ giữa các yếu tố môi trường và biến động của chúng.Từ đó, có biện pháp điều chỉnh phù hợp, giảm nguy cơ thiệt hại, góp phần vào thành công của vụ nuôi.

Lưu ý về môi trường trong ao nuôi tôm nước lợ
• 08:46 30/10/2019

Năng xuất nuôi tôm thẻ chân trắng công nghệ cao và các yếu tố kỹ thuật

Năng suất sản xuất tôm thẻ chân trắng mô hình siêu thâm canh, công nghệ cao dao động 4 - > 8 tấn/1.000 m2. Với mật độ thả dày ≥ 250 con/m2, mức nước sâu (h > 1,5m). Tỷ lệ sống > 70 %, tôm phát triển tốt, tăng trưởng đạt mức cao, ADG: 0, 3 – 0,4 gr/ngày. Đạt size tôm lớn 28 – 26 con/kg sau 100 ngày nuôi.

Tôm thẻ chân trắng
• 09:00 13/04/2025

Kỹ thuật nuôi tôm sú và các biện pháp phòng bệnh

Tôm sú (Penaeus monodon) là một trong những đối tượng nuôi trồng thủy sản có giá trị kinh tế cao tại Việt Nam và nhiều nước trong khu vực Đông Nam Á. Tôm sú thích nghi tốt với môi trường nước lợ và có tốc độ tăng trưởng nhanh, giá trị dinh dưỡng cao và được thị trường quốc tế ưa chuộng. Tuy nhiên, nghề nuôi tôm sú hiện đang đối mặt với nhiều thách thức, đặc biệt là các vấn đề về dịch bệnh. Bài viết này sẽ giới thiệu các kỹ thuật nuôi tôm sú trong môi trường nước lợ và các biện pháp phòng bệnh hiệu quả.

Tôm sú
• 13:20 02/04/2025

Chủ động xét nghiệm tôm giống đầu vào để làm gì?

Việc lựa chọn tôm giống chất lượng là bước khởi đầu quan trọng nhất để đảm bảo một vụ mùa bồi thu. Trong đó, chủ động xét nghiệm tôm giống đầu vào là một bước làm cần thiết, nhất là trong bối cảnh ngành nuôi tôm đang đối mặt với nhiều thách thức như dịch bệnh và biến đổi khí hậu.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:31 31/03/2025

Làm sao để nhận biết men ủ đã thành công hay chưa?

Ủ men vi sinh đóng vai trò quan trọng giúp cải thiện môi trường ao nuôi và tăng cường sức khỏe tôm. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách nhận biết men ủ đã thành công hay chưa. Việc kiểm tra này giúp bà con đảm bảo men hoạt động hiệu quả trước khi đưa vào ao tôm, tránh lãng phí công sức và chi phí.

Tôm thẻ chân trắng
• 09:00 29/03/2025
• 22:30 12/05/2025
• 22:30 12/05/2025

mai test kw lần 1

Để đánh giá chất lượng nước ao nuôi tôm, bà con cần nắm được các chỉ tiêu môi trường ao nuôi tôm cụ thể. Từ đó sẽ dễ dàng theo dõi và kiểm soát nước nuôi tốt hơn. Trong bài viết này sẽ đề cập đến 12 chỉ tiêu môi trường ao nuôi tôm mà bà con cần nắm để quản lý ao nuôi tôm của mình, giúp nâng cao chất lượng mùa vụ.

test
• 22:30 12/05/2025

Mai test keyword

Để đánh giá chất lượng nước ao nuôi tôm, bà con cần nắm được các chỉ tiêu môi trường ao nuôi tôm cụ thể. Từ đó sẽ dễ dàng theo dõi và kiểm soát nước nuôi tốt hơn. Trong bài viết này sẽ đề cập đến 12 chỉ tiêu môi trường ao nuôi tôm mà bà con cần nắm để quản lý ao nuôi tôm của mình, giúp nâng cao chất lượng mùa vụ.

• 22:30 12/05/2025

Phát hiện tôm bệnh trong ao

Nuôi tôm là một trong những ngành nuôi trồng thủy sản có giá trị kinh tế cao và đang phát triển mạnh ở nhiều quốc gia, đặc biệt là Việt Nam. Tuy nhiên, một trong những thách thức lớn nhất đối với người nuôi tôm hiện nay là vấn đề dịch bệnh – nguyên nhân hàng đầu gây thiệt hại nghiêm trọng về năng suất và lợi nhuận. Việc phát hiện tôm bệnh trong ao một cách sớm và chính xác không chỉ giúp hạn chế rủi ro, mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo sự bền vững của mô hình nuôi tôm công nghiệp lẫn truyền thống.

Tôm thẻ chân trắng
• 22:30 12/05/2025
Some text some message..