Tiềm năng của probiotics nội sinh trên cá

Một báo cáo mới đây cho thấy tiềm năng của probiotics nội sinh đối với sự sống sót của cá khi thử thách với mầm bệnh. Mở ra hướng mới trong việc tìm kiếm probiotics ứng dụng trong nuôi trồng thủy sản.

Tiềm năng của probiotics nội sinh trên cá
Cá hồi coho. Ảnh: eikojonesphotography

Bệnh do Flavobacterium columnare trên cá


Flavobacterium columnare Nguồn: Aquatic Animal Disease

Vi khuẩn Flavobacterium columnare được mô tả là một trong những bệnh vi khuẩn quan trọng nhất của các loài cá nước ngọt (Arias và cộng sự, 2004), nó ảnh hưởng đến cả cá hoang dã và cá nuôi. Một chủng Flavobacterium columnare có độc lực cao có thể gây tử vong trong vòng 24 giờ ở cá hồi coho, Oncorhynchus kisutch (Walbaum) (Rucker và cộng sự, 1953). Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng F. columnare tồn tại trong thời gian dài trong nước và tìm cơ hội để xâm nhập vào cơ thể vật chủ (Kunttu và cộng sự, 2009, 2012). Trong điều kiện phòng thí nghiệm, F. columnare có thể duy trì khả năng truyền nhiễm trong hơn 5 tháng (Kunttu và cộng sự., 2012). Welker và cộng sự (2005) xác nhận rằng bệnh columnaris có thể được truyền theo chiều ngang và gián tiếp thông qua môi trường nước mà không liên quan đến việc tiếp xúc giữa cá với cá. 

 

Một con cá bị bệnh Columnaris. Jamie Germano/@jgermano1/staff photographer

Khi sống bên ngoài vật chủ, F. columnare sẽ ức chế biểu hiện gen gây độc lực để tiết kiệm năng lượng trước khi xâm nhập vào bộ  máy vật chủ (Kunttu và cộng sự, 2009). Sự xuất hiện của bệnh cơ hội này liên quan trực tiếp đến stress, nhiệt độ cao, mật độ nuôi, v.v... (Suomalainen và cộng sự, 2005). Các triệu chứng của bệnh về columnaris xảy ra trong nội quan hoặc bên ngoài (các tổn thương ở da hoặc mang), và xuất hiện các tổn thương màu xám, vàng hoặc lở loét (Hartman, 2009). Khi hoạt động nuôi trồng thủy sản phát triển, tình trạng nuôi với mật độ cao, chất lượng nước thấp làm gia tăng yếu tố căng thẳng về sinh lý và tổn thương thể chất, từ đó tạo điều kiện cho các mầm bệnh cơ hội phát triển (Derome và cộng sự, 2016). Trong điều kiện như vậy, cá trở nên rất dễ bị bệnh columnaris, gây thiệt hại kinh tế đáng kể cho người nuôi.

Probiotics nội sinh trên cá

Trong những thập kỷ gần đây, công tác phòng chống và kiểm soát dịch bệnh trên động vật nuôi tập trung vào nghiên cứu về thuốc kháng sinh và hóa chất điều trị. Cho đến nay, có nhiều bằng chứng cho thấy việc sử dụng kháng sinh thường xuyên không chỉ dẫn đến sự xuất hiện của các mầm bệnh kháng thuốc mà còn tạo các vi sinh vật gây bệnh mới đồng thời gây ra nguy cơ đáng kể đối với sức khỏe cộng đồng ( Miranda và Zemelman, 2001; Radu và cộng sự, 2003). Do đó, có nhu cầu cấp thiết để phát triển các phương pháp hiệu quả và bền vững để kiểm soát và ngăn ngừa các bệnh cơ hội như F.columnaris, nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về nuôi trồng thủy sản thân thiện với môi trường. Trong đó có việc sử dụng probiotics nội sinh, probiotics nội sinh là những vi khuẩn có lợi được hình thành từ những vi khuẩn bản địa có bên trong cơ thể động vật. 

Mục tiêu của nghiên cứu này là phát triển một chiến lược probiotic tự nhiên đối với bệnh Columnaris ở cá Walleye. Để làm như vậy, 37 ứng cử viên vi khuẩn đã được phân lập từ da cá walleye khỏe mạnh và hệ vi sinh đường ruột để sàng lọc trong môi trường thí nghiệm với các đặc tính đối kháng của chúng đối với F. columnare. Hai vi khuẩn tiềm năng đã chứng minh hiệu quả cao nhất chống lại F. columnare được thí nghiệm thêm để đánh giá cả sự vô hại và khả năng giảm tỷ lệ chết ở walleye khi gây bệnh thực nghiệm. 


 Pseudomonas fluorescens. Ảnh: OrganicSoilTechnology

Hai chủng vi khuẩn tiềm năng chính là Pseudomonas fluorescens, thuộc lớp Gammaproteobacteria. Các đặc tính đối kháng chống lại vi khuẩn gây bệnh và nấm thường của Pseudomonas đã được ghi nhận ở các loài thủy sinh khác (Gram và cộng sự, 2001; Nayak, 2010). Hơn nữa, một số tác giả kết luận rằng sự hiện diện thường xuyên của chủng này trên da cá thể hiện tiềm năng probiotic đầy hứa hẹn cho cá (Bly và cộng sự, 1997; Gram và cộng sự, 1999). Ví dụ, Pseudomonas aeruginosa và P. aeruginosa YC58 cải thiện sự sống còn của hai loại sò (Pinctada mazatlanica và Crassostrea corteziensis; Aguilar-Macías và cộng sự, 2010; Campa- Cordova và cộng sự, 2011). Các chủng Pseudomonas khác đã được thử nghiệm thành công chống lại các sinh vật gây bệnh khác nhau trong ống nghiệm như Aeromonas hydrophila (Eissa và El-Ghiet, 2011; Samal và cộng sự, 2014) và Vibrio midae (Silva-Aciares et al., 2010). 

 Cá walleye được cải thiện đáng kể tỷ lệ sống  sau 2 tháng sử dụng probiotic cho thấy chiến lược probiotic nội sinh là một con đường đầy triển vọng trong ngành nuôi trồng thủy sản. Các nhóm cá điều trị bằng probiotic từ P. fluorescens cho thấy cải thiện tỷ lệ sống trung bình là cao hơn 53,74% so với cá đối chứng.

Các kết quả trên của các nhà khoa học khẳng định thêm rằng probiotic nội sinh có hiệu quả có thể được phát triển trong tương lai để giảm tỷ lệ chết của cá trong bối cảnh các điều kiện căng thẳng của ngành thủy sản ngày càng gia tăng. Nhìn chung, việc sử dụng các chế phẩm sinh học nội sinh trong nuôi trồng thủy sản cung cấp một công cụ đơn giản để tăng tỷ lệ tồn tại hiệu quả và bền vững trong nuôi trồng thủy sản. Điều này cần được ứng dụng rộng rãi trong tương lai Việt Nam và thế giới. 

Đăng ngày 11/06/2018
TRỊ THỦY Lược dịch
Nguyên liệu

Bắt tàu cá Cà Mau vi phạm vùng biển nước ngoài

Thông tin từ Bộ tư lệnh Vùng Cảnh sát biển (CSB) 4, đến 14 giờ, ngày 3/8 đơn vị đã dẫn giải tàu cá CM - 99275-TS về đến cảng Hải đội 421, Hải đoàn 42 Cảnh sát biển tại thị trấn Năm Căn, huyện Năm Căn để tiến hành xử lý vi phạm theo quy định.

tàu cá bị bắt
• 10:29 04/08/2021

Lễ Khao lề thế lính Hoàng Sa: Bằng chứng sống về chủ quyền biển, đảo

Lễ Khao lề thế lính Hoàng Sa diễn ra tại huyện đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi đã trở thành nghi lễ đặc biệt quan trọng, mang đậm bản sắc văn hóa tâm linh đặc sắc của người dân đảo Lý Sơn nhằm tri ân những người lính trong đội hùng binh Hoàng Sa năm xưa. Dưới đây là những hình ảnh đẹp về Lễ Khao lề thế lính Hoàng Sa được ghi lại vào tháng 4/2021.

Lễ Khao lề thế lính Hoàng Sa.
• 12:10 20/05/2021

Những góc nhìn bình dị từ cuộc sống của người dân miền biển

Dẫu cuộc sống miền biển có bộn bề khó khăn nhưng hạnh phúc vẫn luôn được tìm thấy đâu đó trong những bộn bề ấy, hạnh phúc hiện diện từ những điều nhỏ bé, bình dị nhất. Sự bộn bề cơ cực ấy thể hiện rõ trên những chuyến đi dài, những chuyến đi với sự trở về của một khoang tàu đầy ắp cá. Hạnh phúc, vui mừng vì một chuyến đi bội thu không có những cơn giận dữ bất thường nào của biển cả.

Bình minh trên biển.
• 07:11 17/05/2021

Quy định mới về giao khu vực biển

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 11/2021/NĐ-CP quy định việc giao các khu vực biển nhất định cho tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng tài nguyên biển.

nuôi lồng bè trên biển
• 14:25 18/02/2021

Thức ăn tự chế cho cá cảnh: Đơn giản và hiệu quả

Việc nuôi cá cảnh không chỉ là sở thích mà còn là một cách thư giãn, giúp kết nối con người với thiên nhiên. Một trong những yếu tố quan trọng nhất để nuôi cá cảnh khỏe mạnh chính là chế độ dinh dưỡng.

Cá cảnh
• 10:23 20/01/2025

Da cá hồi: Từ phế phẩm trở thành món ăn được ưa chuộng

Trong những năm gần đây, da cá hồi đã trở thành một nguyên liệu được ưa chuộng trong ẩm thực, không chỉ nhờ vào hương vị đặc biệt mà còn bởi những lợi ích sức khỏe mà nó mang lại. Từ một phần thường bị bỏ đi trong chế biến cá, da cá hồi đã được khám phá và tận dụng một cách sáng tạo, biến thành món ăn hấp dẫn được nhiều người yêu thích.

Da cá hồi
• 10:25 24/12/2024

Phụ phẩm từ mực và bạch tuộc được tận dụng như thế nào?

Ngành chế biến thủy sản, đặc biệt là mực và bạch tuộc, đang ngày càng phát triển với sự gia tăng của nhu cầu tiêu thụ toàn cầu. Tuy nhiên, một lượng lớn phụ phẩm như đầu, xúc tu, nội tạng, da, và nước thải từ quá trình chế biến lại bị bỏ phí hoặc chưa được sử dụng hiệu quả. Việc tận dụng các phụ phẩm này không chỉ giúp giảm thiểu lãng phí mà còn mang lại giá trị kinh tế và bảo vệ môi trường.

Mực
• 10:34 19/12/2024

Chuyển đổi sang các nguồn thức ăn bền vững

Ngừng phụ thuộc vào các thành phần có nguồn gốc từ biển là ưu tiên của ngành nuôi trồng thủy sản trong nhiều thập kỷ. Protein thực vật hiện là thành phần được sử dụng nhiều nhất trong sản xuất thức ăn thủy sản trên toàn cầu.

Đậu nành
• 10:09 06/12/2024
• 15:26 13/05/2025
• 15:26 13/05/2025

mai test kw lần 1

Để đánh giá chất lượng nước ao nuôi tôm, bà con cần nắm được các chỉ tiêu môi trường ao nuôi tôm cụ thể. Từ đó sẽ dễ dàng theo dõi và kiểm soát nước nuôi tốt hơn. Trong bài viết này sẽ đề cập đến 12 chỉ tiêu môi trường ao nuôi tôm mà bà con cần nắm để quản lý ao nuôi tôm của mình, giúp nâng cao chất lượng mùa vụ.

test
• 15:26 13/05/2025

Mai test keyword

Để đánh giá chất lượng nước ao nuôi tôm, bà con cần nắm được các chỉ tiêu môi trường ao nuôi tôm cụ thể. Từ đó sẽ dễ dàng theo dõi và kiểm soát nước nuôi tốt hơn. Trong bài viết này sẽ đề cập đến 12 chỉ tiêu môi trường ao nuôi tôm mà bà con cần nắm để quản lý ao nuôi tôm của mình, giúp nâng cao chất lượng mùa vụ.

• 15:26 13/05/2025

Phát hiện tôm bệnh trong ao

Nuôi tôm là một trong những ngành nuôi trồng thủy sản có giá trị kinh tế cao và đang phát triển mạnh ở nhiều quốc gia, đặc biệt là Việt Nam. Tuy nhiên, một trong những thách thức lớn nhất đối với người nuôi tôm hiện nay là vấn đề dịch bệnh – nguyên nhân hàng đầu gây thiệt hại nghiêm trọng về năng suất và lợi nhuận. Việc phát hiện tôm bệnh trong ao một cách sớm và chính xác không chỉ giúp hạn chế rủi ro, mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo sự bền vững của mô hình nuôi tôm công nghiệp lẫn truyền thống.

Tôm thẻ chân trắng
• 15:26 13/05/2025
Some text some message..