Thay lệnh cấm bằng kiểm soát chặt chẽ cá nóc

“Đề án thí điểm khai thác, thu mua, chế biến và XK cá nóc” (gọi tắt là Đề án cá nóc) sẽ không kéo dài thêm, nhưng cũng không nên tiếp tục cấm khai thác, sử dụng cá nóc. Thay vào đó là quản lý, kiểm soát chặt chẽ loại thủy sản này.

cá nóc
Cá nóc xuất khẩu tại DNTN Phước Thọ (Ảnh: KỲ NAM/cafef.vn)

Đó là những thông tin được đưa ra tại hội nghị “Đánh giá kết quả triển khai Đề án thí điểm khai thác, thu mua, chế biến và XK cá nóc đảm bảo ATTP giai đoạn 2014-2015” do Bộ NN-PTNT tổ chức gần đây tại TP.HCM.

Theo Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản (NAFIQAD), nếu xét ở mục tiêu kinh tế (XK) thì việc Đề án cá nóc trong giai đoạn 2013-2015 đã không thành công. Cụ thể, mục tiêu đề ra là XK 6.300-6.720 tấn sang Hàn Quốc trong cả giai đoạn, nhưng các DN chỉ thực hiện XK được 112,6 tấn, một con số rất thấp.

Nguyên nhân là do sản lượng cá nóc khai thác không ổn định, tỷ lệ cá nóc đáp ứng yêu cầu về loài, kích cỡ, chất lượng rất thấp. Việc hợp tác giữ cơ sở chế biến, XK cá nóc trong nước và DN NK cá nóc Hàn Quốc không hiệu quả. Phần lớn là do nhà NK không thực hiện cam kết về việc bao tiêu do chất lượng sản phẩm không đáp ứng được như kỳ vọng…

Đại diện của Sở NN-PTNT Kiên Giang cho biết, do tỉnh này có lượng tàu khai thác hải sản lớn nhất nước (khoảng 12.000 chiếc) nên sản lượng cá nóc khá nhiều, hơn 100 tấn/tháng.

Tuy nhiên, cá nóc vướng vào lưới ngư dân lại rất nhiều chủng loại, trong khi Hàn Quốc chỉ mua có 3 loại, họ lại yêu cầu phải đạt từ 200 g/con trở lên mới mua, mà cá nóc thu được ở Kiên Giang có tới 95% là cỡ nhỏ. Thành ra, sản lượng đạt yêu cầu XK khá thấp. Còn theo Sở NN-PTNT Bà Rịa – Vũng Tàu, giá thu mua cá nóc XK chỉ ở mức 22.000-25.000 đ/kg khiến ngư dân không mặn mà.

Bởi để đạt yêu cầu XK, cá nóc buộc phải bỏ riêng trong những khay đá, khiến cho chi phí tăng cao. Trong khi đó, lâu nay ngư dẫn vẫn quen bỏ cá nóc vào trong bịch với chi phí rất thấp, nên dù có bán xô với giá chỉ 8.000-9.000 đ/kg, thì vẫn có lợi hơn.


cá Nóc

Ông Nguyễn Quốc Bảo Anh, GĐ DNTN Phước Thọ (Khánh Hòa) cho hay, việc các DN Việt Nam cạnh tranh nhau bằng cách chào giá quá thấp cũng ảnh hưởng không nhỏ tới XK cá nóc. Năm 2013, Phước Thọ XK được 42 tấn cá nóc, năm 2014 chỉ còn 9,6 tấn. Nguyên nhân là do Phước Thọ chỉ XK với giá 1,45-1,55 USD/kg, trong khi khách hàng Hàn Quốc chỉ đòi mua giá khoảng 1,2-1,3 USD/kg như một số DN ở Bà Rịa – Vũng Tàu, Kiên Giang… chào bán.

Ông Bảo Anh cho rằng bán với giá thấp cỡ 1,2-1,3 USD/kg là không nên mà phải bán giá cao hơn để có lợi cho cả doanh nghiệp lẫn ngư dân, có lợi cho đất nước. Bên Hàn Quốc, giá một tô bún có vài cục cá nóc lên tới 8 USD/kg, thì ta việc gì phải XK cá nóc với giá quá rẻ mạt?

Tuy nhiên, Đề án cá nóc cũng đã đem lại những kết quả tích cực về mặt xã hội. Trong đó, quan trọng nhất là đã nâng cao nhận thức của cơ quan quản lý nhà nước, doanh nghiệp và ngư dân trong vùng dự án về nhận biết, quản lý, kiểm soát cá nóc. Do đó, ở những địa phương thực hiện đề án thí điểm, đã không còn xảy ra những vụ ngộ độc do ăn cá nóc trong những năm qua.

Ông Nguyễn Quốc Bảo Anh cho biết, những ngư dân được tập huấn tham gia Đề án cá nóc đều có khả năng phân biệt được đâu là những loài cá nóc có độc tố, đâu là những loài không có độc tố. Họ cũng không còn tự ý bán cá nóc cho thương lái để tiêu thụ trên thị trường nội địa mà có ý thức gom lại để bán cho DN được phép XK.

Trong 5 tỉnh, TP thực hiện Đề án cá nóc, có tới 4 địa phương là Hải Phòng, Phú Yên, Bà Rịa – Vũng Tàu và Kiên Giang xin không kéo dài thời gian thực hiện đề án. Chỉ còn Khánh Hòa là vẫn muốn được kéo dài thêm thời gian thực hiện Đề án.


Cá nóc được thu mua lén lút tại cảng cá Sa Huỳnh

Về vấn đề này, theo Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Vũ Văn Tám, thời gian thực hiện Đề án cá nóc giai đoạn 2013-2015 đã hết, nhưng một vấn đề đang đặt ra là quản lý, kiểm soát cá nóc như thế nào.

Bởi tuy đã có chỉ thị của Chính phủ (từ năm 2003) về cấm khai thác, thu gom, vận chuyển, bảo quản, chế biến, tiêu thụ cá nóc và sản phẩm từ cá nóc dưới mọi hình thức, nhưng trên thực tế việc cấm khai thác cá nóc là không thể, bởi không có nghề khai thác cá nóc, mà cá nóc thường vô tình lọt vào lưới ngư dân một cách tình cờ cùng với nhiều loại cá khác trong quá trình đánh bắt hải sản. Nếu vẫn cấm chế biến, tiêu thụ thì lượng cá nóc đó đi đâu?

Theo đại diện Sở NN-PTNT Kiên Giang, cá nóc cỡ nhỏ thì ngư dân bán cho những nơi xay làm bột cá để làm phân bón, còn cá nóc cỡ lớn, nếu không còn được bán cho DN để XK thì họ xẻ thịt phơi khô ngay trên tàu rồi đem vào bờ bán cho thương nhân Trung Quốc (cá nóc đã xẻ thành thịt thì cơ quan chức năng rất khó nhận biết được để ngăn cấm). Và vì vậy rất khó loại trừ khả năng một lượng cá nóc vẫn lọt ra thị trường nội địa.

Bởi vậy, Thứ trưởng Vũ Văn Tám cho rằng Đề án cá nóc đã kết thúc và không cần phải kéo dài thêm, nhưng từ thực tế cho thấy cần phải đề xuất Chính phủ bỏ lệnh cấm khai thác, bảo quản, thu gom, chế biến, tiêu thụ cá nóc vẫn đang có hiệu lực từ năm 2003 đến nay.

Thay vào đó là một cơ chế quản lý, kiểm soát chặt chẽ cá nóc vô tình vướng vào lưới ngư dân trong quá trình đánh bắt hải sản, với yêu cầu cao nhất là đảm bảo ATTP, không để xảy ra các vụ ngộ độc cá nóc. Đồng thời tạo điền thuận lợi cho các doanh nghiệp có năng lực tiếp tục XK cá nóc ra nước ngoài.

Nông Nghiệp Việt Nam, 17/04/2016
Đăng ngày 17/04/2016
Sơn Trang
Chế biến

Tìm thấy thi thể một ngư dân trong 4 ngư dân mất tích trên vùng biển Lý Sơn

Sau nhiều ngày mất tích trên biển, một ngư dân trong số 4 ngư dân trên tàu cá QNg 11684Ts bị mất tích trên vùng biển Lý Sơn đã được tìm thấy ở vùng biển thuộc tỉnh Bình Định.

ngư dân mất tích
• 16:19 21/10/2021

Thẫn thờ đứng nhìn vuông tôm tiền tỷ trôi theo lũ

Trận lũ vừa qua trên địa bàn đã cuốn trôi hàng tỷ đồng của những người nuôi tôm ở xã Gio Việt (huyện Gio Linh, Quảng Trị) khiến nhiều người lâm cảnh mất trắng, lao đao.

ao tôm sau lũ
• 10:39 19/10/2021

Lạ lẫm cảnh cá Koi Nhật Bản được nông dân nuôi tại ao ruộng bùn lầy ở TP.HCM

Sau gần 30 năm tâm huyết với đam mê nuôi cá cảnh, ông Quách Công Thanh (51 tuổi, ở Bình Chánh, TPHCM) đã thành công nuôi cá Koi bằng môi trường tự nhiên ở ao ruộng.

Cá koi nuôi ruộng
• 19:07 18/10/2021

Đồng Tháp tồn 30.000 tấn thủy sản

Đồng Tháp hiện còn tồn 30.000 tấn thủy sản, trong đó hơn 20.000 tấn cá tra, còn lại là cá lồng bè.

thu hoạch cá tra
• 09:32 18/10/2021

Quá trình xử lý cá sau thu hoạch

Ikejime là kỹ thuật tạo ra một sản phẩm hải sản chất lượng cao về mặt sinh hóa vì quy trình này giúp loại bỏ căng thẳng và hậu quả tự nhiên của cái chết. Khi một con cá bị căng thẳng, não của nó sẽ hoạt động bằng cách làm đầy cơ bằng axit lactic, cortisol và adrenaline. Nhiệt độ cơ thể cũng tăng lên. Sự kết hợp của các hormone và nhiệt độ cao sẽ biến đổi cấu trúc mô cơ và ảnh hưởng tiêu cực đến hương vị. Khi thực hiện đúng cách, Ikejime ngăn chặn điều này xảy ra.

Chế biến cá
• 10:09 04/04/2025

Ra chợ nên chọn “tôm thẳng” hay “tôm cong”?

Khi đi chợ mua tôm, điều đầu tiên đập vào mắt chính là hình dáng của những con tôm: tôm thẳng hay tôm cong. Tuy nhiên, rất ít người biết rằng sự khác biệt giữa hai dáng tôm này không chỉ đơn thuần là hình thái, mà còn ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng và giá trị dinh dưỡng.

Tôm thẻ
• 09:41 07/02/2025

Tìm kiếm các giải pháp để nâng cao chất lượng thịt cá

Chất lượng thịt cá đóng vai trò quan trọng trong chuỗi giá trị ngành thủy sản. Không chỉ ảnh hưởng đến giá trị kinh tế, chất lượng thịt cá còn quyết định đến độ an toàn thực phẩm và sự hài lòng của người tiêu dùng. Vậy làm sao để nâng cao chất lượng thịt cá? Dưới đây là những giải pháp đã được nghiên cứu và áp dụng thành công trong thực tế.

Cá
• 08:00 21/12/2024

Làm thế nào để xây dựng chuỗi giá trị thủy sản bền vững từ khâu sản xuất đến tiêu dùng?

Hiện nay, chuỗi giá trị thủy sản tại Việt Nam còn tồn tại nhiều vấn đề như thiếu liên kết giữa các khâu, công nghệ sản xuất chưa đồng bộ và giá trị gia tăng thấp. Vì vậy, việc xây dựng chuỗi giá trị bền vững từ sản xuất đến tiêu thụ là một nhiệm vụ quan trọng để nâng cao chất lượng sản phẩm và đảm bảo sự phát triển lâu dài của ngành thủy sản Việt Nam.

Nhá tôm
• 10:03 20/12/2024
• 04:06 12/05/2025
• 04:06 12/05/2025

mai test kw lần 1

Để đánh giá chất lượng nước ao nuôi tôm, bà con cần nắm được các chỉ tiêu môi trường ao nuôi tôm cụ thể. Từ đó sẽ dễ dàng theo dõi và kiểm soát nước nuôi tốt hơn. Trong bài viết này sẽ đề cập đến 12 chỉ tiêu môi trường ao nuôi tôm mà bà con cần nắm để quản lý ao nuôi tôm của mình, giúp nâng cao chất lượng mùa vụ.

test
• 04:06 12/05/2025

Mai test keyword

Để đánh giá chất lượng nước ao nuôi tôm, bà con cần nắm được các chỉ tiêu môi trường ao nuôi tôm cụ thể. Từ đó sẽ dễ dàng theo dõi và kiểm soát nước nuôi tốt hơn. Trong bài viết này sẽ đề cập đến 12 chỉ tiêu môi trường ao nuôi tôm mà bà con cần nắm để quản lý ao nuôi tôm của mình, giúp nâng cao chất lượng mùa vụ.

• 04:06 12/05/2025

Phát hiện tôm bệnh trong ao

Nuôi tôm là một trong những ngành nuôi trồng thủy sản có giá trị kinh tế cao và đang phát triển mạnh ở nhiều quốc gia, đặc biệt là Việt Nam. Tuy nhiên, một trong những thách thức lớn nhất đối với người nuôi tôm hiện nay là vấn đề dịch bệnh – nguyên nhân hàng đầu gây thiệt hại nghiêm trọng về năng suất và lợi nhuận. Việc phát hiện tôm bệnh trong ao một cách sớm và chính xác không chỉ giúp hạn chế rủi ro, mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo sự bền vững của mô hình nuôi tôm công nghiệp lẫn truyền thống.

Tôm thẻ chân trắng
• 04:06 12/05/2025
Some text some message..