Thanh Hóa: Nỗi lo biển “nuốt” đất

Khoảng 10 năm trở lại đây, hơn 300ha đất ven biển của xã Quảng Cư (TX. Sầm Sơn - Thanh Hóa) đã bị biển xâm thực. Điều đáng báo động là tình trạng trên ngày càng diễn biến phức tạp, trong 3 năm qua, đã có trên 100ha đất bị biển “nuốt”, hàng trăm hộ dân sống trong lo âu. Trong khi đó, dự án kè đê biển vẫn đang nằm trên… giấy.

biển nuốt đất ở Thanh Hóa
Ảnh minh họa

Biển lấn sâu vào đất liền

“Cứ tình trạng này thì chúng tôi không biết sống ở đâu, lấy gì mà mưu sinh nữa. Biển ngày càng hung dữ”, nhiều người dân xã Quảng Cư than phiền với chúng tôi.

Ông Lê Văn Thắng ở thôn Quang Vinh lo lắng: “Tôi đã sống ở đây từ khi lọt lòng mẹ, ngày xưa biển ở tít ngoài kia, cách nhà tôi khoảng 200m, thế mà giờ sóng đã vỗ chỉ cách nhà vài bước chân, nhà tôi đã dịch chuyển vào trong không biết bao lần rồi. Năm nào cũng thấy hết đoàn cán bộ này đến đoàn cán bộ khác về xem xét tình hình, hứa sẽ kè biển để cứu đất, cứu dân nhưng họ hứa mãi mà có thấy gì đâu”.

Cũng theo ông Thắng, gia đình ông nhận thầu 5ha đất cát ven biển để trồng phi lao, thế nhưng hiện nay, diện tích đất đó không còn nổi 2ha, nghĩa là hơn 3ha đã bị biển “nuốt”. Để ngăn chặn tình trạng xâm thực, gia đình ông đã bỏ ra hàng trăm triệu đồng kè một đoạn biển có chiều dài khoảng 20m nhằm tự bảo vệ đất đai, nhà cửa, vì theo ông nếu đợi cấp trên thì giờ chắc không còn tấc đất nào.

Qua tìm hiểu, chúng tôi được biết, hiện xã Quảng Cư có khoảng 4km đường bờ biển, tất cả đều bị sạt lở. Ở ba thôn tiếp giáp với biển là Thành Thắng, Quang Vinh và Hồng Thắng, biển bắt đầu xâm thực và ăn sâu vào đất liền từ năm 2001. Tình trạng biển xâm thực mỗi năm một tăng khiến hàng trăm hộ dân luôn sống trong trạng thái lo âu”.

Trong 3 thôn giáp biển, thôn Thành Thắng, khu vực nằm sát cửa Lạch Hới, bị xâm thực mạnh nhất, nơi sâu nhất bị xâm thực đến hơn 100m. Tại các thôn khác dọc bờ biển từ khu du lịch sinh thái Vạn Chài đến cửa Lạch Hới, mỗi năm biển lấn sâu vào đất liền 10 - 20m khiến diện tích đất ở, đất rừng phi lao chắn sóng ở đây ngày càng bị thu hẹp. Trước năm 2007, diện tích trồng rừng phi lao của Quảng Cư trên 100ha nhưng nay chỉ còn chưa đến 20ha.

Ông Nguyễn Văn Thái ở thôn Thành Thắng cho biết: “Càng ngày biển càng lấn sâu vào đất liền, đoạn cửa biển này trước kia có một con đê chắn sóng nhưng nay cũng bị sóng biển cuốn trôi. Mấy hộ dân trước kia nuôi trồng thủy sản ở đây giờ biển xâm thực quá mạnh, không ai dám nuôi trồng nữa, nhiều diện tích mặt nước giờ để hoang hóa”.

Dự án nằm trên... giấy

Theo thống kê của UBND TX. Sầm Sơn, hàng năm biển xâm thực sâu vào đất liền 15 – 20m, đặc biệt trong cơn bão số 7 năm 2005, biển ăn sâu vào đất liền hơn 100m. Tình trạng sạt lở gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường, đời sống của người dân, khiến cho một số lượng lớn rừng phi lao phòng hộ ven biển bị xóa sổ, thu hẹp diện tích của thị xã Sầm Sơn, ảnh hưởng trực tiếp đến hàng trăm hecta nuôi trồng thủy sản, tính mạng con người và hoạt động du lịch của thị xã.

Hiện tượng biển xâm thực ở Quảng Cư diễn ra mạnh nhất khi triều cường kết hợp với gió thổi mạnh tạo sóng lớn đổ vào bờ làm sạt lở, cuốn trôi đất và cây rừng, biển lấn mạnh nhất là từ đầu tháng 8 cho đến tháng 2 năm sau, vì thời điểm đó triều cường dâng cao. Đặc biệt triều cường mà gặp bão thì biển càng “ăn” mạnh hơn.

Ông Bùi Ngọc Thành, Phó trưởng phòng Phòng Kinh tế thị xã Sầm Sơn lo lắng: “Mỗi năm biển ăn sâu vào đất liền thêm khoảng 20m. Tình trạng xâm thực mạnh nhất là trong 3 năm trở lại đây. Chúng tôi cũng đã làm tờ trình báo cáo cấp trên, đề nghị sớm có biện pháp khắc phục để bà con an cư lạc nghiệp”.

Ông Hoàng Văn Truyền, Phó chủ tịch UBND thị xã Sầm Sơn cho hay: “Tình trạng sạt lở ở Quảng Cư đã được chúng tôi đề xuất lên trên và UBND tỉnh Thanh Hóa cũng đã có quyết định đầu tư xây dựng tuyến đê kè toàn bộ tuyến biển Quảng Cư, với tổng số vốn trên 400 tỷ đồng, do Sở Nông nghiệp và PTNT làm chủ đầu tư, nguồn vốn ngân sách Nhà nước do Chính phủ hỗ trợ theo chương trình ứng phó với biến đổi khí hậu và nguồn vốn huy động hợp pháp khác. Chương trình được phê duyệt từ năm ngoái nhưng đến nay vẫn chưa thấy triển khai, còn lý do thì chúng tôi không biết”.

Trước tình trạng xâm thực ngày một lớn, cướp đi hàng trăm hecta đất, đe dọa đời sống của ngư dân xã Quảng Cư, đề nghị các cấp chính quyền tỉnh Thanh Hóa cần sớm triển khai dự án xây dựng đê kè để đảm bảo đời sống cho người dân, giúp họ an cư lạc nghiệp.

kinhtenongthon.com.vn
Đăng ngày 12/03/2013
thanh tuấn
Môi trường

Mai test keyword

Để đánh giá chất lượng nước ao nuôi tôm, bà con cần nắm được các chỉ tiêu môi trường ao nuôi tôm cụ thể. Từ đó sẽ dễ dàng theo dõi và kiểm soát nước nuôi tốt hơn. Trong bài viết này sẽ đề cập đến 12 chỉ tiêu môi trường ao nuôi tôm mà bà con cần nắm để quản lý ao nuôi tôm của mình, giúp nâng cao chất lượng mùa vụ.

• 10:19 16/04/2025

Thừa Thiên - Huế: Đầm phá ô nhiễm, dân kêu trời

Hàng ngàn hộ dân ở 33 xã, phường, thị trấn sống dựa vào đầm phá Tam Giang - Cầu Hai (tỉnh Thừa Thiên - Huế), đang khốn khổ vì nguồn nước ô nhiễm nghiêm trọng.

Ô nhiễm đầm phá ở Thừa Thiên - Huế
• 14:32 14/03/2023

Sản xuất xà phòng từ chất nhầy ốc sên

Một con ốc sên sẽ tạo ra khoảng 2g chất nhờn. Để sản xuất 15 thanh xà phòng trọng lượng 100g, anh Desrocher ở thị trấn Wahagnies, miền Bắc nước Pháp cần khoảng 40 con ốc sên. Ảnh: Reuters

Xà phòng từ ốc sên
• 10:17 09/02/2023

Yên Bái: Thả hơn 30 nghìn cá giống xuống hồ Thác Bà trong ngày ông Công, ông Táo

Ngày 14/1, huyện Yên Bình (Yên Bái) đã tổ chức thả cá bổ sung nguồn lợi thủy sản hồ Thác Bà năm 2023 gắn với phong tục thả cá chép ngày 23 tháng Chạp.

Thả cá
• 12:02 19/01/2023

Có nên áp dụng cơ chế thưởng cho người báo tin xả rác giống như xuyệt điện thủy sản?

Trong bối cảnh bảo vệ môi trường ngày càng được chú trọng, việc xử lý các hành vi vi phạm môi trường như xả rác bừa bãi đang trở thành một thách thức lớn. Một trong những giải pháp được nhiều địa phương triển khai để khuyến khích người dân tham gia giám sát, tố giác vi phạm là cơ chế khen thưởng cho người báo tin, đặc biệt là những hành vi xả rác. Liệu cơ chế này có thể áp dụng hiệu quả như mô hình "treo thưởng" chống xuyệt điện thủy sản tại Cà Mau?

• 10:16 08/04/2025

Xử lý chất thải và bảo vệ môi trường trong các trang trại nuôi tôm hiện đại

Xử lý chất thải và bảo vệ môi trường trong các trang trại nuôi tôm hiện đại là một yếu tố quan trọng giúp giảm thiểu tác động tiêu cực của hoạt động nuôi trồng thủy sản đối với hệ sinh thái xung quanh, đồng thời nâng cao hiệu quả sản xuất và phát triển bền vững. Trong bối cảnh ngành nuôi tôm đang đối mặt với các vấn đề môi trường như ô nhiễm nước, suy giảm chất lượng đất và khí thải, việc áp dụng công nghệ xử lý chất thải tiên tiến và các biện pháp bảo vệ môi trường là rất cần thiết.

Nước thải
• 09:00 07/04/2025

Phân tích dòng rác thải nhựa trong nuôi tôm ở tỉnh Sóc Trăng

Nuôi tôm nước lợ đang sử dụng và thải ra lượng rác nhựa rất lớn, trở thành vấn đề cấp bách phải giải quyết để bảo vệ môi trường, phát triển kinh tế xanh. Nhằm hỗ trợ việc giải quyết, Tổ chức Hợp tác Phát triển Đức (GIZ) vừa nghiên cứu phân tích dòng rác thải nhựa trong nuôi tôm ở tỉnh Sóc Trăng, đưa ra khuyến nghị “Giảm thiểu-Tái sử dụng-Tái chế” (3R).

Rác thải nhựa
• 09:00 05/04/2025

Phương pháp nuôi tôm đa tầng kết hợp rong biển hoặc cá trong mô hình sinh thái tích hợp

Phương pháp nuôi tôm đa tầng kết hợp rong biển hoặc cá trong mô hình sinh thái tích hợp (IMTA - Integrated Multi-Trophic Aquaculture) là một phương pháp nuôi trồng thủy sản bền vững, tận dụng mối quan hệ giữa các loài trong hệ sinh thái để tối ưu hóa sản xuất, giảm thiểu tác động môi trường và tăng cường hiệu quả kinh tế.

Rong biển
• 10:02 28/03/2025
• 03:05 13/05/2025
• 03:05 13/05/2025

mai test kw lần 1

Để đánh giá chất lượng nước ao nuôi tôm, bà con cần nắm được các chỉ tiêu môi trường ao nuôi tôm cụ thể. Từ đó sẽ dễ dàng theo dõi và kiểm soát nước nuôi tốt hơn. Trong bài viết này sẽ đề cập đến 12 chỉ tiêu môi trường ao nuôi tôm mà bà con cần nắm để quản lý ao nuôi tôm của mình, giúp nâng cao chất lượng mùa vụ.

test
• 03:05 13/05/2025

Mai test keyword

Để đánh giá chất lượng nước ao nuôi tôm, bà con cần nắm được các chỉ tiêu môi trường ao nuôi tôm cụ thể. Từ đó sẽ dễ dàng theo dõi và kiểm soát nước nuôi tốt hơn. Trong bài viết này sẽ đề cập đến 12 chỉ tiêu môi trường ao nuôi tôm mà bà con cần nắm để quản lý ao nuôi tôm của mình, giúp nâng cao chất lượng mùa vụ.

• 03:05 13/05/2025

Phát hiện tôm bệnh trong ao

Nuôi tôm là một trong những ngành nuôi trồng thủy sản có giá trị kinh tế cao và đang phát triển mạnh ở nhiều quốc gia, đặc biệt là Việt Nam. Tuy nhiên, một trong những thách thức lớn nhất đối với người nuôi tôm hiện nay là vấn đề dịch bệnh – nguyên nhân hàng đầu gây thiệt hại nghiêm trọng về năng suất và lợi nhuận. Việc phát hiện tôm bệnh trong ao một cách sớm và chính xác không chỉ giúp hạn chế rủi ro, mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo sự bền vững của mô hình nuôi tôm công nghiệp lẫn truyền thống.

Tôm thẻ chân trắng
• 03:05 13/05/2025
Some text some message..