Thả giống thủy sản ra tự nhiên: Mặt trái của vấn đề

Việc thả cá giống ra tự nhiên ngày càng được tuyên truyền như cách nhằm bảo vệ nguồn lợi thủy sản, tuy nhiên, xét về mặt trái của vấn đề, có khi đây lại là "lợi bất cập hại".

thả cá về tự nhiên
Tái tạo nguồn lợi thủy sản cũng cần "kỹ thuật". Ảnh: Gaz Prom

Nhân ngày Truyền thống ngành Thủy sản Việt Nam, các Chi cục Chăn nuôi, Thú y và Thủy sản cùng các địa phương đã tích cực thực hiện công tác tái tạo bảo vệ nguồn lợi thủy sản, từng bước tạo thành phong trào thả tôm cá giống lan tỏa rộng rãi trong cộng đồng.

Chương trình Bảo vệ và Phát triển nguồn lợi thủy sản đến năm 2020 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt vào năm 2012, trong chương trình này đã xác định công tác tái tạo nguồn lợi thủy sản là một trong những nội dung quan trọng nhằm góp phần phục hồi và phát triển nguồn lợi thủy sản. Trên tinh thần đó các tỉnh, thành phố trên cả nước đồng loạt chọn ngày 1 tháng 4 hàng năm (Ngày Truyền thống ngành Thủy sản Việt Nam) là ngày thả giống thủy sản về tự nhiên. 

Hiện nay, chương trình đã hoàn thành 2 năm nhưng các địa phương vẫn tiếp tục đồng hành nhằm khôi phục và phát triển nguồn lợi thủy sản ngoài tự nhiên. Đây là hướng tích cực của chương trình đã gây hiệu ứng rất lớn đến nhận thức bảo vệ nguồn lợi thủy sản ngoài tự nhiên. 

thả giống
Ngày Truyền thống ngành Thủy sản Việt Nam, nhiều địa phương tiến hành thả giống về tự nhiên.

Tuy nhiên, hoạt động thả giống tái tạo nguồn lợi thủy sản cũng còn tồn tại một số vấn đề như số lượng giống thả không nhiều nên khả năng phục hồi quần đàn chưa cao, công tác bảo vệ khu vực thả và loài thủy sản sau khi thả chưa hiệu quả, một số loài thủy sản thả chưa phù hợp, việc đánh giá hiệu quả của hoạt động thả giống tái tạo nguồn lợi thủy sản chưa được thực hiện, mặc dù Tổng cục Thủy sản có ban hành tài liệu hướng dẫn quy trình thả giống tái tạo nguồn lợi thủy sản.  

Về mặt di truyền, việc thả giống thủy sản kéo dài qua nhiều thế hệ sẽ dẫn đến đặc tính di truyền của các quần thể thủy sản ngày càng giống nhau nhiều hơn, do có sự pha trộn giữa các quần thể thủy sản do con người nuôi và thả ra ngoài tự nhiên, những đối tượng này đã được thuần hóa thích nghi với điều kiện nuôi nhốt. 

Trong thực tế để đảm bảo về hiệu quả nuôi trồng thì các trại giống không sử dụng một số loài tôm cá bản địa, chính điều này đã dẫn đến sự đồng nhất gen. Đối với một số loài tôm cá có tập tính di cư sinh sản nếu giống được thẳng ra biển, chứ không phải ra sông, điều này sẽ phát sinh một vấn đề mới những con cá này mất khả năng xác định nơi sinh của chúng để sau này chúng tự tìm về để đẻ trứng và ngược lại. Vì thế những con cá, tôm này “trôi nổi” dẫn đến việc pha trộn đặc tính gen. 

Việc đồng nhất đặc tính di truyền ảnh hưởng đến sức khỏe, cũng như sự đề kháng của cá thể cũng như quần thể tôm cá. Các biến thể di truyền địa phương, ít nhất là trong ngắn hạn đến trung hạn, sẽ được thay thế bằng các biến thể di truyền không thích nghi, điều này sẽ làm giảm khả năng chống chịu với những thay đổi của môi trường trong tương lai. Có thể hình dung rằng sự thích nghi di truyền của giống địa phương với nhiệt độ nước cao hơn, vốn có thể hữu ích trong thời kỳ biến đổi khí hậu, có thể bị mất đi, sự đồng nhất về gen có lẽ đã dẫn đến những hậu quả sinh học tiêu cực, khi gene di truyền bị nghèo đi có thể dẫn đến sự giảm sút tính đa dạng và cả khả năng thích nghi của các quần thể sinh vật. 

Để hoạt động phục hồi và tái tạo nguồn lợi thủy sản thật sự hiệu quả và có tính bền vững cần có những nghiên cứu chiến lược cụ thể hơn trong công tác lựa chọn con giống, đánh giá hiệu quả thực sự chương trình mang lại cho nguồn lợi thủy sản cũng như hoạt động khai thác của người dân địa phương. Đặc biệt là vấn đề phục hồi quần đàn gắn liền với đặc điểm di truyền để tránh việc trôi dạt các nguồn gen quý hiếm. Nhằm đáp ứng 2 mục tiêu chính là (i) thả giống để bổ sung, tăng cường nguồn lợi thủy sản trong các thủy vực, gia tăng số lượng cá thể, quần đàn phục vụ khai thác thủy sản; (ii) và phục hồi lại quần đàn các loài thủy sản đang bị suy giảm trong tự nhiên, loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm.
Đăng ngày 20/04/2022
Hồng Huyền @hong-huyen
Sinh học

Nuôi trồng thủy sản thân thiện với môi trường

Thủy sản được coi là nguồn thực phẩm quan trọng cho tương lai do sự gia tăng dân số toàn cầu và diện tích đất cho nông nghiệp ngày càng hạn chế.

nuôi cá bớp
• 10:24 10/02/2022

50 tấn cá chẽm chết cóng

Hàng trăm ngàn con cá chẽm nuôi tại một trại cá ở Hy Lạp chết vì lạnh, sau trận bão tuyết lớn làm tê liệt toàn quốc gia này trong tuần.

cá chết hàng loạt
• 19:47 28/01/2022

Chất diệt khuẩn an toàn thân thiện với môi trường đến 95%

Người ta nói nuôi thủy sản là nuôi nước. Môi trường nước có sạch thì thủy sản nuôi ở dưới mới sống tốt và lớn lên được. Vậy mới nói khâu diệt khuẩn khử trùng ao là rất quan trọng.

chất diệt khuẩn
• 10:01 10/11/2021

Giải cứu cá voi nặng 3 tấn mắc cạn ở Huế

Người dân ở cửa biển Tư Hiền, xã Vinh Hiền, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên - Huế vừa giải cứu thành công một con cá voi nặng 3 tấn, dài hơn 5m mắc cạn do sóng biển đánh dạt bờ trong lúc triều cường dâng cao, biển động mạnh.

Cá voi mắc cạn
• 16:16 21/10/2021

Ứng dụng một số công nghệ trong chế biến và bảo quản thủy sản

Công nghệ chế biến và bảo quản thủy sản đóng vai trò quan trọng trong việc giữ gìn chất lượng, kéo dài thời gian sử dụng, và nâng cao giá trị thương mại của các sản phẩm thủy sản.

Thủy sản
• 10:34 18/02/2025

Bản chất kiềm trong ao nuôi tôm

Độ kiềm là tổng lượng các ion bicarbonate (HCO₃⁻), carbonate (CO₃²⁻) và đôi khi hydroxide (OH⁻) trong nước. Các ion này có khả năng trung hòa axit trong nước.

Ảnh bìa
• 10:00 05/12/2024

Vai trò của các thành phần ion đối với sự phát triển của tôm

Để vụ nuôi tôm được thành công thì việc quản lý chất lượng, môi trường nước ao nuôi là một trong những yếu tố chủ chốt không thể bỏ qua, ngoài những thông số chính thì các thành phần ion trong ao cũng đóng vai trò quan trọng không kém đối với sức khỏe và sự tăng trưởng của tôm.

Tôm thẻ
• 10:28 29/11/2024

Sự hỗ trợ nhau ở các bộ phận trên cơ thể tôm

Mỗi bộ phận của tôm, từ vỏ ngoài cứng cáp đến các cơ quan tiêu hóa, hô hấp và bài tiết, đều giữ vai trò riêng biệt nhưng lại không thể hoạt động một cách độc lập. Sự liên kết này giúp tôm bảo vệ bản thân trước các mối nguy, tận dụng dinh dưỡng và duy trì sức khỏe.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:33 13/11/2024
• 17:38 11/05/2025
• 17:38 11/05/2025

mai test kw lần 1

Để đánh giá chất lượng nước ao nuôi tôm, bà con cần nắm được các chỉ tiêu môi trường ao nuôi tôm cụ thể. Từ đó sẽ dễ dàng theo dõi và kiểm soát nước nuôi tốt hơn. Trong bài viết này sẽ đề cập đến 12 chỉ tiêu môi trường ao nuôi tôm mà bà con cần nắm để quản lý ao nuôi tôm của mình, giúp nâng cao chất lượng mùa vụ.

test
• 17:38 11/05/2025

Mai test keyword

Để đánh giá chất lượng nước ao nuôi tôm, bà con cần nắm được các chỉ tiêu môi trường ao nuôi tôm cụ thể. Từ đó sẽ dễ dàng theo dõi và kiểm soát nước nuôi tốt hơn. Trong bài viết này sẽ đề cập đến 12 chỉ tiêu môi trường ao nuôi tôm mà bà con cần nắm để quản lý ao nuôi tôm của mình, giúp nâng cao chất lượng mùa vụ.

• 17:38 11/05/2025

Phát hiện tôm bệnh trong ao

Nuôi tôm là một trong những ngành nuôi trồng thủy sản có giá trị kinh tế cao và đang phát triển mạnh ở nhiều quốc gia, đặc biệt là Việt Nam. Tuy nhiên, một trong những thách thức lớn nhất đối với người nuôi tôm hiện nay là vấn đề dịch bệnh – nguyên nhân hàng đầu gây thiệt hại nghiêm trọng về năng suất và lợi nhuận. Việc phát hiện tôm bệnh trong ao một cách sớm và chính xác không chỉ giúp hạn chế rủi ro, mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo sự bền vững của mô hình nuôi tôm công nghiệp lẫn truyền thống.

Tôm thẻ chân trắng
• 17:38 11/05/2025
Some text some message..