Tắm biển, bé trai bị sưng "cậu nhỏ" vì sứa

Vừa lên bờ, bé Bảo (28 tháng tuổi, Thanh Xuân, Hà Nội) đã khóc, bộ phận sinh dục sưng to, ngứa ngáy. Theo bác sĩ, trẻ bị dị ứng do tiếp xúc với sứa biển.

sứa biển
Ảnh minh họa

Hiện tình trạng bệnh nhi dần ổn định, vùng dương vật còn sưng nhưng đã đỡ ngứa.

Cuối tuần vừa rồi, bé được gia đình cho đi tắm biển ở Sầm Sơn, Thanh Hóa. Sau một hồi vùng vẫy dưới nước, khi lên bờ; trẻ bắt đầu có biểu hiện ngứa ngáy, khó chịu. Ngay lập tức, bé được đưa đến Bệnh viện Thanh Hóa điều trị nhưng không đỡ. Sau đó, trẻ được chuyển thẳng tới khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội).

Bác sĩ Nguyễn Hồng Phong cho biết, trẻ được đưa vào viện ngày 30/5 trong tình trạng dương vật sưng to, đái buốt, không sốt. Bé được chẩn đoán bị dị ứng, viêm dương vật do tiếp xúc với sứa biển.

Theo bác sĩ Phong, những trường hợp dị ứng do tiếp xúc với sứa biển không phải là hiếm gặp trong mùa hè. Tuy nhiên, phần lớn mọi người chỉ mẩn đỏ ngoài da, sau khi bôi thuốc thường tự khỏi mà không cần nhập viện. Vì thế, trường hợp dị ứng nặng như bé Bảo khá hy hữu.

Sứa có màu trong suốt, mắt thường rất khó phát hiện. Vì thế, khi tiếp xúc với sứa ở những vùng da hở, chất độc tiết ra dính vào da gây nên tình trạng dị ứng, viêm da.

Trong những trường hợp như thế, bác sĩ khuyến cáo nên vệ sinh sạch sẽ vùng da bị dị ứng. Nếu không cải thiện thì cần đi khám để bác sĩ kê thuốc, giúp làm dịu vùng da dị ứng, giảm ngứa, tránh ngãi trầy xước dễ gây nhiễm trùng. Cha mẹ cũng cần lưu ý, khi đi tắm biển không nên cho trẻ nhỏ cởi trần nhằm hạn chế nguy cơ sứa biển tiếp xúc với các vùng da nhạy cảm.

Sứa biển là động vật không có xương sống, sống ở biển hay những nơi nước mặn. Sứa còn sống vốn chứa nhiều độc tố, dễ khiến người chạm phải bị dị ứng. Độc tố của sứa biển khi xâm nhập vào cơ thể người có thể gây đau đầu, tức ngực... Nếu trong 15 phút sau khi chạm phải sứa, nạn nhân ngứa ở bàn tay, bàn chân; nổi mày đay toàn thân; khó thở, vã mồ hôi hay hôn mê... thì cần đưa ngay vào bệnh viện. Nếu chỉ có phản ứng ngoài da, tại chỗ nổi rát, mẩn đỏ và ngứa nhiều thì mới bị nhiễm độc nhẹ và không nên quá lo lắng.

Báo Nông Nghiệp Việt Nam, 05/06/2014
Đăng ngày 06/06/2014
Phương Trang
Sinh học

Nuôi trồng thủy sản thân thiện với môi trường

Thủy sản được coi là nguồn thực phẩm quan trọng cho tương lai do sự gia tăng dân số toàn cầu và diện tích đất cho nông nghiệp ngày càng hạn chế.

nuôi cá bớp
• 10:24 10/02/2022

50 tấn cá chẽm chết cóng

Hàng trăm ngàn con cá chẽm nuôi tại một trại cá ở Hy Lạp chết vì lạnh, sau trận bão tuyết lớn làm tê liệt toàn quốc gia này trong tuần.

cá chết hàng loạt
• 19:47 28/01/2022

Chất diệt khuẩn an toàn thân thiện với môi trường đến 95%

Người ta nói nuôi thủy sản là nuôi nước. Môi trường nước có sạch thì thủy sản nuôi ở dưới mới sống tốt và lớn lên được. Vậy mới nói khâu diệt khuẩn khử trùng ao là rất quan trọng.

chất diệt khuẩn
• 10:01 10/11/2021

Giải cứu cá voi nặng 3 tấn mắc cạn ở Huế

Người dân ở cửa biển Tư Hiền, xã Vinh Hiền, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên - Huế vừa giải cứu thành công một con cá voi nặng 3 tấn, dài hơn 5m mắc cạn do sóng biển đánh dạt bờ trong lúc triều cường dâng cao, biển động mạnh.

Cá voi mắc cạn
• 16:16 21/10/2021

Ứng dụng một số công nghệ trong chế biến và bảo quản thủy sản

Công nghệ chế biến và bảo quản thủy sản đóng vai trò quan trọng trong việc giữ gìn chất lượng, kéo dài thời gian sử dụng, và nâng cao giá trị thương mại của các sản phẩm thủy sản.

Thủy sản
• 10:34 18/02/2025

Bản chất kiềm trong ao nuôi tôm

Độ kiềm là tổng lượng các ion bicarbonate (HCO₃⁻), carbonate (CO₃²⁻) và đôi khi hydroxide (OH⁻) trong nước. Các ion này có khả năng trung hòa axit trong nước.

Ảnh bìa
• 10:00 05/12/2024

Vai trò của các thành phần ion đối với sự phát triển của tôm

Để vụ nuôi tôm được thành công thì việc quản lý chất lượng, môi trường nước ao nuôi là một trong những yếu tố chủ chốt không thể bỏ qua, ngoài những thông số chính thì các thành phần ion trong ao cũng đóng vai trò quan trọng không kém đối với sức khỏe và sự tăng trưởng của tôm.

Tôm thẻ
• 10:28 29/11/2024

Sự hỗ trợ nhau ở các bộ phận trên cơ thể tôm

Mỗi bộ phận của tôm, từ vỏ ngoài cứng cáp đến các cơ quan tiêu hóa, hô hấp và bài tiết, đều giữ vai trò riêng biệt nhưng lại không thể hoạt động một cách độc lập. Sự liên kết này giúp tôm bảo vệ bản thân trước các mối nguy, tận dụng dinh dưỡng và duy trì sức khỏe.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:33 13/11/2024
• 00:14 07/05/2025
• 00:14 07/05/2025

mai test kw lần 1

Để đánh giá chất lượng nước ao nuôi tôm, bà con cần nắm được các chỉ tiêu môi trường ao nuôi tôm cụ thể. Từ đó sẽ dễ dàng theo dõi và kiểm soát nước nuôi tốt hơn. Trong bài viết này sẽ đề cập đến 12 chỉ tiêu môi trường ao nuôi tôm mà bà con cần nắm để quản lý ao nuôi tôm của mình, giúp nâng cao chất lượng mùa vụ.

test
• 00:14 07/05/2025

Mai test keyword

Để đánh giá chất lượng nước ao nuôi tôm, bà con cần nắm được các chỉ tiêu môi trường ao nuôi tôm cụ thể. Từ đó sẽ dễ dàng theo dõi và kiểm soát nước nuôi tốt hơn. Trong bài viết này sẽ đề cập đến 12 chỉ tiêu môi trường ao nuôi tôm mà bà con cần nắm để quản lý ao nuôi tôm của mình, giúp nâng cao chất lượng mùa vụ.

• 00:14 07/05/2025

Phát hiện tôm bệnh trong ao

Nuôi tôm là một trong những ngành nuôi trồng thủy sản có giá trị kinh tế cao và đang phát triển mạnh ở nhiều quốc gia, đặc biệt là Việt Nam. Tuy nhiên, một trong những thách thức lớn nhất đối với người nuôi tôm hiện nay là vấn đề dịch bệnh – nguyên nhân hàng đầu gây thiệt hại nghiêm trọng về năng suất và lợi nhuận. Việc phát hiện tôm bệnh trong ao một cách sớm và chính xác không chỉ giúp hạn chế rủi ro, mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo sự bền vững của mô hình nuôi tôm công nghiệp lẫn truyền thống.

Tôm thẻ chân trắng
• 00:14 07/05/2025
Some text some message..