Cá hồi Scotlen xuất khẩu
“Vào năm 2012, ngành sản xuất này sẽ giảm 2%”, Sandison, thư ký của Hiệp hội những người sản xuất cá hồi Scotlen cho biết. “Không có khả năng là sẽ đạt được như năm ngoái, vì thế tăng 4% sẽ không phải là một sự tăng trưởng theo đường thẳng”.
Theo Sandison, có được sự tăng trưởng này là do sự đóng góp 50-50 của các trang trại mới và việc tăng cường năng lực sản xuất của các trang trại hiện nay. Mặc dù vậy, điều này không phải là một tiến trình đơn giản. “Phải mất 2-3 năm mới đạt được điều này”, ông giải thích.
Thậm chí, để mở rộng sản xuất tại các trang trại hiện còn gặp phải các thách thức lớn. “Có những điều kiện đặc biệt về từng địa điểm chúng tôi cần phải tuân theo, do đó để công việc có hiệu quả chúng tôi phải bắt đầu lại từ đầu”, Sandison phân trần.
Việc cạnh tranh toàn cầu về sản xuất cá hồi nuôi cũng là một vấn đề, “để đầu tư tại Scotlen, chúng tôi phải cạnh tranh với Trung Quốc, Canada và Na Uy”, ông nói.
Tuy nhiên, Scotland dường như đang làm rất tốt mặt này. Trong tháng này, Marine Harvest của Na Uy, một công ty cá hồi lớn nhất thế giới, đã công bố đang đầu tư 80 triệu bảng Anh vào các hoạt động ở Scotlen trong vòng 5 năm tới. Công ty có kế hoạch đầu tư cho các trang trại mới và cơ sở chế biến để giúp đạt được mục tiêu tăng ½ sản lượng trong 7 năm tính đến năm 2016, đạt 60,000 tấn/năm.
Ole-Eirik Lerøy, chủ tịch của Marine Harvest cho biết thêm rằng công ty của ông đang hoạt động tại 21 quốc gia. “Xét về mặt quy mô, Scotlen xếp thứ 3, nhưng lại giữ vị trí số 1 về lợi nhuận. Căn cứ vào kết quả rất tốt này, chúng tôi thấy cần có một kế hoạch đầu tư mạnh mẽ tới đây”, ông nói.
Sự đầu tư của công ty quốc doanh Na Uy vào công ty con Scotlen được thông báo trong tháng này không kết thúc ở đó. Trang trại ScottishSea cho biết tuần trước đã đầu tư 1,3 triệu bảng Anh vào trại sản xuất giống cá hồi và thêm 1,5 triệu bảng Anh vào trại sản xuất cá hồi trong 2 năm tới.
Theo Sandison, Dự luật Thủy sản và Nuôi trồng sắp tới sẽ được Chính phủ Scotlen đưa ra, có thể sẽ tăng một số chi phí cá hồi nuôi ở Scotlen. Dự luật sau khi được tham khảo ý kiến, có thể được hoàn tất vào mùa thu này và có thể được ban hành vào năm tới. Sandison nói: “Chúng tôi sẵn sàng tổ chức một buổi đối thoại cởi mở, nhưng chúng tôi muốn những nhu cầu của mình phải được công nhận”, ông lưu ý.
Đặc biệt, Sandison cho biết ngành công nghiệp nuôi cá hồi Scotlen cần giảm bớt quan liêu. “Chúng tôi muốn có một cách thức rõ ràng hơn để tiếp cận các cơ chế hỗ trợ thích hợp, ví dụ như loại thuốc nào để chữa bệnh rận biển”, Sandison nói.
Mặc dù tại thời điểm này, quá trình thống nhất cho việc mở rộng sản xuất là rất khó khăn, nhưng xuất khẩu cá hồi của Scotlen vẫn đang bùng nổ. “Chúng tôi có một chỗ đứng vững chắc trên thị trường Mỹ. Hiện chúng tôi có mặt ở thị trường miền Bắc nước Mỹ trong khi Chi Lê cung cấp cho các thị trường ở các bang Miền Nam”.
Scotlen cung cấp cả cá nguyên con và cá phi lê cho Mỹ, hiện đang có nhu cầu cao về thị trường sushi. Việc kinh doanh cá hồi Scotlen sang Trung Quốc đã nhận được 1 “sự nâng đỡ về chính trị” và Scotlen đã cung cấp 6,000 tấn cá hồi tươi cho đất nước này trong 1 năm. Sản phẩm cá hồi Scotlen có nét đặc trưng riêng, vì vậy chúng tôi có thể bán với giá cao. Người Trung Quốc đánh giá cao những thương hiệu mạnh. Họ muốn buôn bán với Scotlen”.
Theo Sandison, hiện xuất khẩu sang các nước khác, đặc biệt là các thị trường mới nổi như vùng Viễn Đông và Trung Đông đang được mở rông. Vì vậy cá hồi Scotlen sẽ không bao giờ bị dư thừa.