Sản xuất sinh khối từ tảo biển

Tảo là loài có vai trò quan trọng đối với các vấn đề về môi trường nhờ khả năng hấp thụ khí CO2 và giảm thiểu lượng khí metan sản sinh trong chăn nuôi.

Rong biển
Tảo có kích thước và chất lượng dinh dưỡng phù hợp cho các ấu trùng tôm, cá và các loài thủy sản khác.

Việc sản xuất sinh khối tảo thuần có thể giúp người nuôi chủ động được nguồn thức ăn, qua đó hỗ trợ nâng cao chất lượng con giống.  

Lợi ích từ tảo 

Ngoài các vai trò kể trên, tảo còn chức năng ngăn chặn quá trình axit hóa đại dương, với tốc độ phát triển hàng chục lần so với các loài thức vật khác, tảo biển hấp thụ và thu giữ hàng tấn CO2 mỗi năm nếu được nhân rộng ở quy mô lớn. Do đó, mà người ta đã phát triển nhiều khu vực trồng rong biển với vai trò lưu trữ Cacbon.

Là nguồn thực phẩm dồi dào cho con người, chứa nhiều hợp chất thực vật có lợi, các vitamin và khoáng chất, hỗ trợ chức năng của tuyến giáp (hạn chế được các triệu chứng sưng cổ, cân nặng thay đổi thường xuyên,..),  

Trong tảo có chứa một số loại chất chống ôxy hóa (chẳng hạn như Mn và Zn) giúp chống lại stress oxy hóa và có thể bảo vệ sức khỏe tim mạch, phòng chống ung thư. Bên cạnh đó, với nguồn chất xơ tuyệt vời cao hơn hầu hết các loại trái cây và hoa quả khác, nhờ đó tảo có tác dụng thúc đẩy sức khỏe đường ruột.

Một số giống tảo

Chlorella: Là tảo có tốc độ phát triển nhanh và được xem như nguồn dinh dưỡng có giá trị cao trong tương lai với hàm lượng protein cao khoảng 50% và chứa hầu hết các acid amin thiết yếu như lysine, tryptophan,... lipid của tảo thay đổi từ 10 - 20% với đa số các axit béo không no. Trong thủy sản, Chlorella thường được sử dụng như nguồn thức ăn thích hợp cho luân trùng, moina, ấu trùng cá...

Tảo ChlorellaTảo Chlorella có tốc độ phát triển nhanh và được xem như nguồn dinh dưỡng

Ngoài ra, Chlorella còn được sử dụng trong hệ thống nước xanh ương ấu trùng tôm, cá... với tác dụng ổn định môi trường, hạn chế sự tạo thành các hợp chất độc hại; đặc biệt có thể hạn chế sự phát triển của một số vi khuẩn gram dương và gram âm thông qua sản sinh hợp chất Chlorellin (hợp chất từ các acid béo) 

Nannochloropsis oculata: Được xem như nguồn thức ăn quan trọng cho luân trùng, một số ấu trùng cá và giáp xác khác. Nannochloropsis là một chi tảo lục thuộc họ Chlorellaceae, bộ Chlorellales, lớp Trebouxiophyceae, ngành Chlorophyta. Chi này có hình thái tế bào rất giống với các loài thuộc chi Chlorella.  

Loài tảo này có hàm lượng eicosapentaenoic acid (EPA) cao (3,2% trọng lượng khô), acid ascorbic (0,8% trọng lượng khô) và hàm lượng Vitamin B12 có thể đáp ứng nhu cầu phát triển của các động vật thủy sản ở giai đoạn đầu quá trình phát triển. 

Isochrysis galbana: Là loài tảo đơn bào, có kích thước từ 4 - 5 μm thuộc ngành Haptophyta. Hiện nay, đang được sử dụng rộng rãi để làm thức ăn cho ấu trùng nuôi thủy sản do chúng không độc, sinh trưởng nhanh, tế bào có kích thước nhỏ phù hợp cho sự tiêu hóa. 

Phương thức sản xuất 

- Pha môi trường nuôi cấy: pha môi trường F/2 theo Guillard (1975). Trong 1 lít dung dịch môi trường F/2 gồm: dung dịch đa lượng (75 g NaNO3; 5 g NaH2PO4; 0,45 g EDTA và 3,15 g FeCl3), dung dịch vi lượng (0,98 g CuSO4.5H2O; 2,2 g ZnSO4; 18 g MnCl2; 1g CoCl2; 0,63 g Na2MoO4.2H2O va 0,35 g Silic), vitamin (50 mg Biotin; 200 g Vitamin B1 va 50 mg Vitamin B12). 

- Chuẩn bị bể và túi nuôi cấy: Hệ thống bể, túi nilon dùng để nhân sinh khối tảo. Vệ sinh bằng nước ngọt, khử trùng, dùng dung dịch Chlorine (10ppm) để diệt khuẩn, để ráo 3 – 5 giờ.

Nước dùng để nhân sinh khối có độ mặn từ 25 – 30 ‰, đã được lọc qua hệ thống lọc thô (lọc cát), qua các túi lọc/lõi lọc bông cỡ 1-5 μm và than hoạt tính. Lượng nước cấp 2/3 thể tích bể hoặc túi. Bổ sung dung dịch Chlorine (4 ppm) trong 5 giờ để diệt khuẩn và tảo tự nhiên. Sục khí nhẹ, liên tục trong bể, túi. 

- Cấy tảo giống thuần: Cung cấp 200 – 300 ml giống tảo thuần vào mỗi tùi, bể. Bổ sung môi trường dưỡng chất nuôi tảo (F/2), tỷ lệ 1ml môi trường/lít nước trong bể, túi. 

- Thu hoạch: Tiến hành thu từ 5 – 7 ngày sau khi nuôi cấy. Cắm ống nhựa mềm (đường kính 21 – 27 mm) vào, cách đáy bể, túi khoảng 20 – 30 cm, rút 60 – 70% nước (tảo) ra ngoài. 

- Nuôi cấy lần 2: Bổ sung nước đã lọc như nuôi lần 1 vào bể hoặc túi vừa thu hoạch bằng mực nước ban đầu. Bổ sung môi trường F/2 theo tỷ lệ tương tự như lần 1 sau đó tiến hành thu hoạch giống như trên.  

Chú ý: chỉ duy trì nuôi cấy 2 lần trong cùng 1 bể, túi sau đó vệ sinh, diệt khuẩn dụng cụ nuôi cấy và sử dụng tảo giống từ nguồn giống được lưu trữ giống thuần. 

Đăng ngày 02/06/2023
Nhất Linh @nhat-linh
Sinh học

Nuôi trồng thủy sản thân thiện với môi trường

Thủy sản được coi là nguồn thực phẩm quan trọng cho tương lai do sự gia tăng dân số toàn cầu và diện tích đất cho nông nghiệp ngày càng hạn chế.

nuôi cá bớp
• 10:24 10/02/2022

50 tấn cá chẽm chết cóng

Hàng trăm ngàn con cá chẽm nuôi tại một trại cá ở Hy Lạp chết vì lạnh, sau trận bão tuyết lớn làm tê liệt toàn quốc gia này trong tuần.

cá chết hàng loạt
• 19:47 28/01/2022

Chất diệt khuẩn an toàn thân thiện với môi trường đến 95%

Người ta nói nuôi thủy sản là nuôi nước. Môi trường nước có sạch thì thủy sản nuôi ở dưới mới sống tốt và lớn lên được. Vậy mới nói khâu diệt khuẩn khử trùng ao là rất quan trọng.

chất diệt khuẩn
• 10:01 10/11/2021

Giải cứu cá voi nặng 3 tấn mắc cạn ở Huế

Người dân ở cửa biển Tư Hiền, xã Vinh Hiền, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên - Huế vừa giải cứu thành công một con cá voi nặng 3 tấn, dài hơn 5m mắc cạn do sóng biển đánh dạt bờ trong lúc triều cường dâng cao, biển động mạnh.

Cá voi mắc cạn
• 16:16 21/10/2021

Ứng dụng một số công nghệ trong chế biến và bảo quản thủy sản

Công nghệ chế biến và bảo quản thủy sản đóng vai trò quan trọng trong việc giữ gìn chất lượng, kéo dài thời gian sử dụng, và nâng cao giá trị thương mại của các sản phẩm thủy sản.

Thủy sản
• 10:34 18/02/2025

Bản chất kiềm trong ao nuôi tôm

Độ kiềm là tổng lượng các ion bicarbonate (HCO₃⁻), carbonate (CO₃²⁻) và đôi khi hydroxide (OH⁻) trong nước. Các ion này có khả năng trung hòa axit trong nước.

Ảnh bìa
• 10:00 05/12/2024

Vai trò của các thành phần ion đối với sự phát triển của tôm

Để vụ nuôi tôm được thành công thì việc quản lý chất lượng, môi trường nước ao nuôi là một trong những yếu tố chủ chốt không thể bỏ qua, ngoài những thông số chính thì các thành phần ion trong ao cũng đóng vai trò quan trọng không kém đối với sức khỏe và sự tăng trưởng của tôm.

Tôm thẻ
• 10:28 29/11/2024

Sự hỗ trợ nhau ở các bộ phận trên cơ thể tôm

Mỗi bộ phận của tôm, từ vỏ ngoài cứng cáp đến các cơ quan tiêu hóa, hô hấp và bài tiết, đều giữ vai trò riêng biệt nhưng lại không thể hoạt động một cách độc lập. Sự liên kết này giúp tôm bảo vệ bản thân trước các mối nguy, tận dụng dinh dưỡng và duy trì sức khỏe.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:33 13/11/2024
• 04:12 03/05/2025
• 04:12 03/05/2025

mai test kw lần 1

Để đánh giá chất lượng nước ao nuôi tôm, bà con cần nắm được các chỉ tiêu môi trường ao nuôi tôm cụ thể. Từ đó sẽ dễ dàng theo dõi và kiểm soát nước nuôi tốt hơn. Trong bài viết này sẽ đề cập đến 12 chỉ tiêu môi trường ao nuôi tôm mà bà con cần nắm để quản lý ao nuôi tôm của mình, giúp nâng cao chất lượng mùa vụ.

test
• 04:12 03/05/2025

Mai test keyword

Để đánh giá chất lượng nước ao nuôi tôm, bà con cần nắm được các chỉ tiêu môi trường ao nuôi tôm cụ thể. Từ đó sẽ dễ dàng theo dõi và kiểm soát nước nuôi tốt hơn. Trong bài viết này sẽ đề cập đến 12 chỉ tiêu môi trường ao nuôi tôm mà bà con cần nắm để quản lý ao nuôi tôm của mình, giúp nâng cao chất lượng mùa vụ.

• 04:12 03/05/2025

Phát hiện tôm bệnh trong ao

Nuôi tôm là một trong những ngành nuôi trồng thủy sản có giá trị kinh tế cao và đang phát triển mạnh ở nhiều quốc gia, đặc biệt là Việt Nam. Tuy nhiên, một trong những thách thức lớn nhất đối với người nuôi tôm hiện nay là vấn đề dịch bệnh – nguyên nhân hàng đầu gây thiệt hại nghiêm trọng về năng suất và lợi nhuận. Việc phát hiện tôm bệnh trong ao một cách sớm và chính xác không chỉ giúp hạn chế rủi ro, mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo sự bền vững của mô hình nuôi tôm công nghiệp lẫn truyền thống.

Tôm thẻ chân trắng
• 04:12 03/05/2025
Some text some message..