Rong nho vươn ra thế giới

Với quy trình sản xuất, thu hoạch và đóng gói được kiểm tra nghiêm ngặt, đáp ứng tiêu chuẩn về an toàn thực phẩm, sản phẩm rong nho đã được xuất sang nhiều nước...

Rong nho vươn ra thế giới
Rong nho Việt Nam hiện đã được xuất ra nhiều nước trên thế giới.

“Thủ phủ” trồng rong nho là phường Ninh Hải, TX Ninh Hòa (Khánh Hòa), với diện tích hiện khoảng 100ha. Người tiên phong đưa rong nho "bay xa" là ông Lê Bền, trú ngụ TP Nha Trang. Hiện 80% sản phẩm rong nho do Cty TNHH Trí Tín do ông làm chủ đã được xuất sang thị trường Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ, Tây Ban Nha…


Thu hoạch rong nho (ảnh: KS)

Cách đây 15 năm, rong nho được nhiều nước trên thế ưa chuộng thì sản phẩm này vẫn còn mới mẻ ở Việt Nam. Mãi đến năm 2004, ông Lê Bền nhiều lần tiếp xúc với một số người bạn người Nhật Bản và nhận thấy trên bàn ăn của họ đều xuất hiện món rong nho nên bắt đầu tìm hiểu.

Khi biết được đây là món ăn giàu dinh dưỡng, có giá trị kinh tế cao nên ông bỗng lóe lên ý tưởng làm giàu. Thông qua mối quan hệ sẵn có, ông đã kiếm được 200gr giống rong nho từ Okinawa (Nhật Bản) và bắt đầu thử nghiệm ương nuôi trong bể gương.

Thấy rong nho sinh trưởng và phát triển tốt, ông Bền nhân rộng SX đại trà ở các đìa nuôi tôm bỏ hoang ở Hòn Khói, phường Ninh Hải. Thời gian đầu, rong nho được ông trồng ở tầng đáy nhưng nhược điểm khi thu hoạch bị dẫm nát lúc hái, rong thường lẫn nhiều tạp chất, chất lượng sản phẩm không cao.

Sau nhiều đêm suy nghĩ, ông liền chuyển qua trồng theo phương pháp kê sàn. Theo đó, ông dùng các khay nhựa lót nilon rồi đổ mùn cát vào trồng, sau đó đặt xuống các sàn bằng tre hoặc gỗ để chìm xuống ao.

Ưu điểm cách làm này đã giúp việc thu hoạch thuận lợi, sản phẩm thu hoạch đạt chất lượng tốt, năng suất cao. Trung bình 1ha, gia đình ông thu được khoảng 30 tấn rong nho tươi mỗi năm.

Cũng theo ông Bền, để rong nho phát triển tốt thì cần phải đáp ứng đúng điều kiện phù hợp như nhiệt độ, độ mặn, ánh sáng… Vì vậy ông thường xuyên kiểm tra nguồn nước, đồng thời bố trí lưới che nắng phù hợp để rong quang hợp phát triển tốt.

Năm 2006, ông bắt đầu xuất lô hàng đầu tiên sang Nhật Bản và thành lập Cty để xây dựng thương hiệu rong nho Trí Tín.

Với chất lượng sản phẩm tốt, lại đáp ứng được các tiêu chuẩn khắt khe về ATTP của các nước nên rong nho Trí Tín ngày càng được tin cậy, có giá trị trên 10 USD/kg (rong tươi).


Rong nho được sơ chế (ảnh: LK)

Ông Bền cho biết, Cty xuất khẩu rong nho sang các nước khoảng 60 tấn/năm gồm 4 loại: rong tươi, rong tách nước, rong nước, rong bột. Để đáp ứng tiêu chuẩn xuất khẩu thì phải tuân thủ nghiêm ngặt từ khâu nuôi trồng cho đến thu hoạch, chế biến và đóng gói.

“Một sản phẩm của chúng tôi hoàn thành khâu cuối cùng phải tuân thủ được 9 quy phạm về kỹ thuật (gọi tắt là JMB) và 9 quy phạm về ATTP (SSVB). Bên cạnh đó, kích cỡ sợi rong, màu sắc (màu đặc trưng của rong), độ tươi, không gãy, không héo úa cũng được phải đáp ứng được tiêu chuẩn mà khách hàng đưa ra. Đặc biệt, sản phẩm phải được qua kiểm tra, phân tích đảm bảo không nhiễm các loại vi sinh gây hại cho cơ thể, không nhiễm kim loại độc hại…”, ông Bền nói.

Hiện ông Bền trồng 5ha rong nho, đầu tư hệ thống nhà xưởng rộng 350m3, cùng 20 công nhân được trang bị các máy móc, trang thiết bị hiện đại phục vụ cho quá trình sơ chế và bảo quản.

Cụ thể, rong nho sau khi thu hoạch sẽ được làm sạch cơ học, tức là người công nhân kiểm tra loại bỏ các tạp chất, cọng rong không đạt yêu cầu và cắt rong đúng quy cách. Tiếp đến là nuôi lại bằng việc đưa những đoạn rong cắt xong vào môi trường sống lý tưởng từ 2 - 4 ngày để làm lành vết thương và đào thải ra các tạp chất bên trong. Công đoạn cuối cùng là ly tâm ráo nước và đóng gói sản phẩm.

Ông Bền cho biết, trong thời gian tới Cty sẽ xây dựng mô hình trồng rong nho công nghệ cao. Dù không phải mô hình trồng rong nho trong nhà kính như ở Nhật Bản nhưng ông đang hướng tới sẽ đảm bảo về ao nuôi, kỹ thuật và điều kiện tốt nhất để cây sinh trưởng, phát triển tốt cho năng suất, chất lượng cao phục vụ xuất khẩu.

NNVN
Đăng ngày 21/03/2018
Lê Khánh - Kim Sơ
Chế biến

Tìm thấy thi thể một ngư dân trong 4 ngư dân mất tích trên vùng biển Lý Sơn

Sau nhiều ngày mất tích trên biển, một ngư dân trong số 4 ngư dân trên tàu cá QNg 11684Ts bị mất tích trên vùng biển Lý Sơn đã được tìm thấy ở vùng biển thuộc tỉnh Bình Định.

ngư dân mất tích
• 16:19 21/10/2021

Thẫn thờ đứng nhìn vuông tôm tiền tỷ trôi theo lũ

Trận lũ vừa qua trên địa bàn đã cuốn trôi hàng tỷ đồng của những người nuôi tôm ở xã Gio Việt (huyện Gio Linh, Quảng Trị) khiến nhiều người lâm cảnh mất trắng, lao đao.

ao tôm sau lũ
• 10:39 19/10/2021

Lạ lẫm cảnh cá Koi Nhật Bản được nông dân nuôi tại ao ruộng bùn lầy ở TP.HCM

Sau gần 30 năm tâm huyết với đam mê nuôi cá cảnh, ông Quách Công Thanh (51 tuổi, ở Bình Chánh, TPHCM) đã thành công nuôi cá Koi bằng môi trường tự nhiên ở ao ruộng.

Cá koi nuôi ruộng
• 19:07 18/10/2021

Đồng Tháp tồn 30.000 tấn thủy sản

Đồng Tháp hiện còn tồn 30.000 tấn thủy sản, trong đó hơn 20.000 tấn cá tra, còn lại là cá lồng bè.

thu hoạch cá tra
• 09:32 18/10/2021

Quá trình xử lý cá sau thu hoạch

Ikejime là kỹ thuật tạo ra một sản phẩm hải sản chất lượng cao về mặt sinh hóa vì quy trình này giúp loại bỏ căng thẳng và hậu quả tự nhiên của cái chết. Khi một con cá bị căng thẳng, não của nó sẽ hoạt động bằng cách làm đầy cơ bằng axit lactic, cortisol và adrenaline. Nhiệt độ cơ thể cũng tăng lên. Sự kết hợp của các hormone và nhiệt độ cao sẽ biến đổi cấu trúc mô cơ và ảnh hưởng tiêu cực đến hương vị. Khi thực hiện đúng cách, Ikejime ngăn chặn điều này xảy ra.

Chế biến cá
• 10:09 04/04/2025

Ra chợ nên chọn “tôm thẳng” hay “tôm cong”?

Khi đi chợ mua tôm, điều đầu tiên đập vào mắt chính là hình dáng của những con tôm: tôm thẳng hay tôm cong. Tuy nhiên, rất ít người biết rằng sự khác biệt giữa hai dáng tôm này không chỉ đơn thuần là hình thái, mà còn ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng và giá trị dinh dưỡng.

Tôm thẻ
• 09:41 07/02/2025

Tìm kiếm các giải pháp để nâng cao chất lượng thịt cá

Chất lượng thịt cá đóng vai trò quan trọng trong chuỗi giá trị ngành thủy sản. Không chỉ ảnh hưởng đến giá trị kinh tế, chất lượng thịt cá còn quyết định đến độ an toàn thực phẩm và sự hài lòng của người tiêu dùng. Vậy làm sao để nâng cao chất lượng thịt cá? Dưới đây là những giải pháp đã được nghiên cứu và áp dụng thành công trong thực tế.

Cá
• 08:00 21/12/2024

Làm thế nào để xây dựng chuỗi giá trị thủy sản bền vững từ khâu sản xuất đến tiêu dùng?

Hiện nay, chuỗi giá trị thủy sản tại Việt Nam còn tồn tại nhiều vấn đề như thiếu liên kết giữa các khâu, công nghệ sản xuất chưa đồng bộ và giá trị gia tăng thấp. Vì vậy, việc xây dựng chuỗi giá trị bền vững từ sản xuất đến tiêu thụ là một nhiệm vụ quan trọng để nâng cao chất lượng sản phẩm và đảm bảo sự phát triển lâu dài của ngành thủy sản Việt Nam.

Nhá tôm
• 10:03 20/12/2024
• 12:35 14/05/2025
• 12:35 14/05/2025
• 12:35 14/05/2025
• 12:35 14/05/2025

mai test kw lần 1

Để đánh giá chất lượng nước ao nuôi tôm, bà con cần nắm được các chỉ tiêu môi trường ao nuôi tôm cụ thể. Từ đó sẽ dễ dàng theo dõi và kiểm soát nước nuôi tốt hơn. Trong bài viết này sẽ đề cập đến 12 chỉ tiêu môi trường ao nuôi tôm mà bà con cần nắm để quản lý ao nuôi tôm của mình, giúp nâng cao chất lượng mùa vụ.

test
• 12:35 14/05/2025
Some text some message..