Phương pháp sử dụng vi sinh phòng ngừa bệnh

Ngày nay, các tiêu chí chọn lọc sản phẩm xuất khẩu ngày càng khó khăn và chặt chẽ hơn. Chính vì vậy trong nuôi trồng thủy sản, việc nuôi tôm lạm dụng các hóa chất và kháng sinh phổ biến là một khó khăn lớn cần giải quyết cho bà con nuôi tôm có được hướng đi phát triển, nâng cao kinh tế.

Ao nuôi tôm
Vi sinh đóng vai trò quan trọng trong ao nuôi tôm. Ảnh: sotuphap.soctrang

Sử dụng vi sinh để thay thế các hoá chất, thuốc thủy sản 

Vi sinh (hay vi sinh vật) là các sinh vật đơn bào hoặc đa bào, nhân sơ hoặc nhân thực, có kích thước rất nhỏ và thường chỉ quan sát được qua kính hiển vi, bao gồm cả vi khuẩn, virus, nấm, tảo và nguyên sinh động vật và có vai trò có lợi hoặc có hại đối với sinh vật khác hay môi trường. 

Việc lạm dụng các loại hóa chất khiến cho chất lượng tôm nước ta đi xuống, vì vậy việc nghiên cứu và cho ra đời các biện pháp thay thế để xử lý dịch bệnh và giảm tỷ lệ chết rất quan trọng. Ngày nay nhiều giải pháp được đưa ra như nuôi công nghệ biofloc hay copper floc, sử dụng chế phẩm sinh học (probiotics),... được sử dụng phổ biến bởi những lợi ích thiết thực và tính ứng dụng cao. 

Thuật ngữ “probiotic” đã được định nghĩa là “đơn hoặc đa hỗn hợp nuôi cấy các vi sinh vật sống có tác dụng hữu ích cho vật chủ bằng cách cải thiện các đặc tính của hệ vi sinh vật bản địa”. Sau này, các nhà khoa học đã mở rộng định nghĩa này cho nuôi trồng thuỷ sản, bao gồm việc đưa các loài vi khuẩn tự nhiên vào bể/ao nuôi trồng thuỷ sản. 

Thành công của men vi sinh trong nuôi trồng thủy sản 

Men vi sinh hay chế phẩm sinh học (Probiotics) được mô tả như là thành phần của một tế bào vi sinh vật mang lại tác dụng hữu ích trên vật chủ bằng cách cải thiện khả năng kháng bệnh, thúc đẩy sự tăng trưởng, sử dụng thức ăn và tình trạng sức khỏe, thông qua việc đạt được sự cân bằng vi khuẩn trong cả vật chủ và môi trường xung quanh.  

Trong nuôi trồng thủy sản, chế phẩm sinh học (Probiotics) bao gồm tất cả các vi sinh vật có tác dụng hữu ích trên vật chủ, và được bổ sung vào muôi trường nước, nhầm kiểm soát dịch bệnh, phân hủy chất hữu cơ, chất thải trong ao. 

Tôm thẻ chân trắngNên lựa chọn loại men vi sinh chất lượng, uy tín và phù hợp với tôm trong ao. Ảnh: uv-vietnam.com.vn

Vai trò của men vi sinh trong môi trường nước ao nuôi 

Ao nuôi sử dụng chế phẩm sinh học giúp ổn định chất lượng nước ao nuôi: ổn định pH, ổn định màu nước, vi khuẩn có lợi phát triển ức chế vi khuẩn có hại trong ao, kích thích sự phát triển của tảo có lợi. Ổn định pH nước ao. 

Các chế phẩm sinh học giúp phân hủy chất hữu cơ trong nước và dưới đáy ao làm môi trường ao nuôi ổn định, đáy ao sạch. 

Giảm hàm lượng khí độc NH3, NO2, H2S. Một số loại vi khuẩn có khả năng giảm độ phèn trong ao nuôi. 

Vai trò của men vi sinh trong sức khỏe tôm nuôi 

Giúp ngăn cản sự xâm nhập và ức chế sự phát triển của vi khuẩn có hại, các ký sinh trùng ảnh hưởng đến đường ruột tôm. 

Các Probiotic giúp ổn định pH đường ruột: Các sản phẩm trao đổi chất của vi khuẩn như các enzyme, axit lactic, axit acetic... làm ổn định pH đường ruột, tạo môi trường không thuật lợi cho vi khuẩn có hại phát triển gây nên bệnh gan tụy, bệnh liên quan đến đường ruột như bệnh phân trắng, lỏng đường ruột... 

Ổn định hệ men đường ruột, tăng sức đề kháng, tăng tiêu hóa thức ăn, ngăn ngừa bệnh. 

Kích thích sự phát triển vi sinh vật có lợi trong ao từ đó tạo được nguồn thức ăn tự nhiên cho tôm, giảm thức ăn công nghiệp và hệ số chuyển đổi thức ăn thấp. 

Phương pháp sử dụng vi sinh 

Men vi sinh được tạo nên từ ba thành phần chính như:  

- Các chủng vi khuẩn có lợi tham gia sử dụng và phân hủy các hợp chất hữu cơ như: Bacillus sp., Nitrobacter sp., Nitrosomonas sp., Clostridium sp, Lactobacillus sp, L.acidophillus, Streptococcus sp., Sacharomyces sp… 

- Các loại enzyme được vi sinh vật tiết ra xúc tác cho quá trình phân hủy chất hữu cơ: Protease, Lypase, Amyllase, Chitinnase… 

- Chất dinh dưỡng sinh học để kích hoạt sinh trưởng ban đầu hệ vi khuẩn. 

Vi sinh vậtVi sinh vật hỗ trợ tôm phát triển tốt

Vi sinh vật được xem là mắt xích quan trọng trong các chu trình chuyển hóa vật chất và năng lượng trong tự nhiên, chúng tham gia vào việc gìn giữ tính bền vững của hệ sinh thái và bảo vệ môi trường. 

Có 2 cách ủ men: ủ yếm khí (đậy kín) và hiếu khí (có cung cấp oxy), và nhân sinh khối có cung cấp oxy hòa tan, tùy theo nhóm vi khuẩn yếm khí hay hiếu khi mà bà con tiến hành ủ. 

Hiện nay trên thị trường các chế phẩm vi sinh có thể được bán dưới dạng bột ( bao gồm cả chất độn, thường là các loại tinh bột) hoặc dạng lỏng. Và có hơn 200 loại probiotics đang được lưu hành trên thị trường. Thành phần chủ yếu có thể là các chủng vi khuẩn dị dưỡng, vi khuẩn nitrat hóa,...  

Vì vậy, bà con hãy lựa chọn các sản phẩm chất lượng, uy tín và sử dụng đúng theo hướng dẫn của nhà sản xuất để mang lại hiệu quả cao cho ao nuôi. Lưu ý khi ủ men không đạt chất lượng sẽ có mùi hôi thối hoặc phân tầng các thành phần, khi đó bà con không được sử dụng tránh gây hại tôm trong ao. 

Đăng ngày 11/03/2024
Mây @may
Kỹ thuật

Tổng quan về công nghệ MBBR trong nuôi trồng thủy sản

MBBR là Moving Bed Biofilm Reactor, hứa hẹn là công nghệ xử lý nước thải ưu việt trong nuôi trồng thủy sản.

công nghệ MBBR
• 18:17 25/09/2021

Xử lý nước thải chế biến thủy sản bằng công nghệ SNAP

Xử lý nước thải chế biến thủy sản bằng công nghệ SNAP không chỉ loại bỏ hiệu quả nồng độ Ammonium mà còn xử lý đến 90% chất hữu cơ.

Chế biến cá tra
• 07:00 22/04/2020

Quan trắc nước nuôi trồng thủy sản bằng cảm biến nano

Sử dụng được cả trên bờ, dưới nước để quan trắc chất lượng nước, hệ thống cảm biến nano do Viện Công nghệ nano (INT) thuộc Đại học Quốc gia TPHCM nghiên cứu giúp người nuôi trồng thủy sản yên tâm khi chất lượng nước nuôi được cảnh báo tự động kịp thời khi có sự cố.

Quan trắc nước nuôi trồng thủy sản
• 14:35 05/02/2020

Lưu ý về môi trường trong ao nuôi tôm nước lợ

Quản lý môi trường ao nuôi tôm nước lợ là khâu quan trọng, đòi hỏi người nuôi có sự hiểu biết cần thiết về mối quan hệ giữa các yếu tố môi trường và biến động của chúng.Từ đó, có biện pháp điều chỉnh phù hợp, giảm nguy cơ thiệt hại, góp phần vào thành công của vụ nuôi.

Lưu ý về môi trường trong ao nuôi tôm nước lợ
• 08:46 30/10/2019

Năng xuất nuôi tôm thẻ chân trắng công nghệ cao và các yếu tố kỹ thuật

Năng suất sản xuất tôm thẻ chân trắng mô hình siêu thâm canh, công nghệ cao dao động 4 - > 8 tấn/1.000 m2. Với mật độ thả dày ≥ 250 con/m2, mức nước sâu (h > 1,5m). Tỷ lệ sống > 70 %, tôm phát triển tốt, tăng trưởng đạt mức cao, ADG: 0, 3 – 0,4 gr/ngày. Đạt size tôm lớn 28 – 26 con/kg sau 100 ngày nuôi.

Tôm thẻ chân trắng
• 09:00 13/04/2025

Kỹ thuật nuôi tôm sú và các biện pháp phòng bệnh

Tôm sú (Penaeus monodon) là một trong những đối tượng nuôi trồng thủy sản có giá trị kinh tế cao tại Việt Nam và nhiều nước trong khu vực Đông Nam Á. Tôm sú thích nghi tốt với môi trường nước lợ và có tốc độ tăng trưởng nhanh, giá trị dinh dưỡng cao và được thị trường quốc tế ưa chuộng. Tuy nhiên, nghề nuôi tôm sú hiện đang đối mặt với nhiều thách thức, đặc biệt là các vấn đề về dịch bệnh. Bài viết này sẽ giới thiệu các kỹ thuật nuôi tôm sú trong môi trường nước lợ và các biện pháp phòng bệnh hiệu quả.

Tôm sú
• 13:20 02/04/2025

Chủ động xét nghiệm tôm giống đầu vào để làm gì?

Việc lựa chọn tôm giống chất lượng là bước khởi đầu quan trọng nhất để đảm bảo một vụ mùa bồi thu. Trong đó, chủ động xét nghiệm tôm giống đầu vào là một bước làm cần thiết, nhất là trong bối cảnh ngành nuôi tôm đang đối mặt với nhiều thách thức như dịch bệnh và biến đổi khí hậu.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:31 31/03/2025

Làm sao để nhận biết men ủ đã thành công hay chưa?

Ủ men vi sinh đóng vai trò quan trọng giúp cải thiện môi trường ao nuôi và tăng cường sức khỏe tôm. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách nhận biết men ủ đã thành công hay chưa. Việc kiểm tra này giúp bà con đảm bảo men hoạt động hiệu quả trước khi đưa vào ao tôm, tránh lãng phí công sức và chi phí.

Tôm thẻ chân trắng
• 09:00 29/03/2025
• 16:27 04/05/2025
• 16:27 04/05/2025

mai test kw lần 1

Để đánh giá chất lượng nước ao nuôi tôm, bà con cần nắm được các chỉ tiêu môi trường ao nuôi tôm cụ thể. Từ đó sẽ dễ dàng theo dõi và kiểm soát nước nuôi tốt hơn. Trong bài viết này sẽ đề cập đến 12 chỉ tiêu môi trường ao nuôi tôm mà bà con cần nắm để quản lý ao nuôi tôm của mình, giúp nâng cao chất lượng mùa vụ.

test
• 16:27 04/05/2025

Mai test keyword

Để đánh giá chất lượng nước ao nuôi tôm, bà con cần nắm được các chỉ tiêu môi trường ao nuôi tôm cụ thể. Từ đó sẽ dễ dàng theo dõi và kiểm soát nước nuôi tốt hơn. Trong bài viết này sẽ đề cập đến 12 chỉ tiêu môi trường ao nuôi tôm mà bà con cần nắm để quản lý ao nuôi tôm của mình, giúp nâng cao chất lượng mùa vụ.

• 16:27 04/05/2025

Phát hiện tôm bệnh trong ao

Nuôi tôm là một trong những ngành nuôi trồng thủy sản có giá trị kinh tế cao và đang phát triển mạnh ở nhiều quốc gia, đặc biệt là Việt Nam. Tuy nhiên, một trong những thách thức lớn nhất đối với người nuôi tôm hiện nay là vấn đề dịch bệnh – nguyên nhân hàng đầu gây thiệt hại nghiêm trọng về năng suất và lợi nhuận. Việc phát hiện tôm bệnh trong ao một cách sớm và chính xác không chỉ giúp hạn chế rủi ro, mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo sự bền vững của mô hình nuôi tôm công nghiệp lẫn truyền thống.

Tôm thẻ chân trắng
• 16:27 04/05/2025
Some text some message..