Phụ phẩm từ tôm – “Chất thải” hay “vàng”?

Đi kèm với sự phát triển của ngành công nghiệp nuôi tôm là sự gia tăng đáng kể các phụ phẩm như đầu tôm, vỏ tôm...

đầu tôm
Tiềm năng của việc tận dụng chất thải chế biến phụ phẩm tôm thành bột có giá trị dinh dưỡng cao, chất lượng lý hóa, vi sinh và cảm quan ở ngưỡng có thể chấp nhận. Ảnh joinseafoods

Những phụ phẩm này chiếm một tỷ lệ rất lớn, từ 48.5 đến 56 phần trăm trọng lượng tôm, phụ thuộc vào loài. Đây là một nguồn phụ phẩm thủy sản dồi dào, tuy nhiên nếu không xử lý đúng cách, hoặc có biện pháp tái sử dụng thì nó lại trở thành gánh nặng cho môi trường xung quanh. Chất thải, phụ phẩm từ thủy sản chứa một lượng lớn các chất hữu cơ, protein hòa tan và các carbonhydrate. Ngoài ra, vỏ và các phụ bộ của tôm cũng có thể làm tăng lượng chất thải và cung cấp quá mức các chất dinh dưỡng cho các vùng nước lân cận, làm tăng nhu cầu tiêu thụ oxy của các sinh vật và từ đó giảm nồng độ oxy trong nước.

Theo số liệu từ bộ công thương, lượng phế phẩm tôm ở Việt Nam ước tính khoảng 325.000 tấn/năm. Theo đà tăng trưởng của ngành công nghiệp chế biến tôm, lượng phụ phẩm tôm có thể lên đến hơn 450.000 tấn vào năm 2025, tương ứng mỗi ngày có hơn 1.000 tấn phụ phẩm bị thải loại khỏi dây chuyền sản xuất.

Tuy nhiên những phụ phẩm này là nguồn đạm và dầu biển rất tốt. Ví dụ, thành phần chính của đầu tôm là protein (54.5%), khoáng (21.1%), béo (11.9%), chitin (9.3%), và một lượng nhỏ sắc tố carotenoid. Những thành phần này có thể đem lại nguồn lợi nhuận to lớn nếu được chế biến đúng cách.

Chitin và Chitosan

Vỏ tôm chủ yếu được cấu tạo từ chitin, đây là một trong những polysaccharid phong phú nhất được tìm thấy trong tự nhiên chỉ sau cellulose. Quá trình khử nước của hợp chất này tạo ra chitosans. Với tính chất tan tốt trong nước, không gây dị ứng và không chứa độc tố, cả chitin và chitosans được sử dụng rộng rãi với rất nhiều công dụng.

Chitin được chế biến làm chất bổ sung cho đất nông nghiệp hoặc trực tiếp bón cho cho cây trồng với công dụng là kiểm soát giun tròn trong đất bằng cách kích thích sự phát triển của vi khuẩn tự nhiên. Trong y học, chitin được dùng như một chất  phủ trong các dụng cụ khâu. Nó cũng đẩy nhanh quá trình hồi phục vết thương và ức chế nhiễm trùng. Bọt biển kháng khuẩn, kính áp tròng và các mạch máu nhân tạo cũng được chế tạo có sử dụng chitin như một thành phần không thể thiếu.

đầu tôm
Lượng phụ phẩm từ tôm là rất lớn, nếu thải ra môi trường sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp đến tình trạng ô nhiễm môi trường. Ảnh joinseafoods

Trong các hệ thống lọc chất thải, chitosans đóng vai trò hiệu quả như một chất lọc cũng như chất keo tụ, với công dụng loại bỏ vi sinh vật, kim loại nặng, dầu, photpho, chất nhuộm, axit amin, và cả thuốc trừ sâu. Chitosans làm cho các hạn cặn mịn liên kết với nhau và lắng ra ngoài khỏi dung dịch. Trong ngành công nghiệp bia, chitosans đẩy nhanh quá trình làm trong với đặc tính lắng tụ của nó. Còn trong nông nghiệp, chất này được dùng như lớp phủ hạt, bảo vệ hạt mầm và ức chế nấm, vì vậy hạt giống được xử lý theo cách này có tỷ lệ nảy mầm cao hơn hẳn so với cách truyền thống. 

Chitosans còn được áp dụng rộng rãi trong các ngành công nghiệp khác. Ví dụ, chitosans được sử dụng trong sản xuất màng bao bì phân hủy sinh học, và như một chất phụ gia trong mỹ phẩm và đồ gia dụng bao gồm dầu gội đầu, và kem đánh răng. Nó cũng được sử dụng như một chất phụ gia thực phẩm để làm đặc và tạo nhũ tương.

Bột đầu tôm

Gần đây, một nhóm nghiên cứu ở Philippines đã thực hiện một thử nghiệm chuyển đổi phụ phẩm tôm sú (đầu tôm) thành bột có thể sử dụng với hàm lượng dinh dưỡng cao. Các chỉ tiêu đánh giá bao gồm thành phần dinh dưỡng, màu sắc, đánh giá cảm quan và xác định thời hạn sử dụng.

Kết quả từ nhóm nhiên cứu cho thấy bột được làm từ đầu tôm sú có chứa và không chứa có giáp đầu ngực, đều có hàm lượng dinh dưỡng cao và có chất lượng lý hóa, vi sinh và mặt cảm quan ở có thể chấp nhận. Sáu tháng là thời gian lưu trữ tối đa mà bột đầu tôm (không có giáp đầu ngực) có thể đạt được.

Nhóm nghiên cứu cũng đề xuất việc sử dụng bột đầu tôm trong quá trình phát triển các sản phẩm thủy sản, chẳng hạn như trong nước dùng hoặc súp hải sản, gia vị có mùi tôm...Ngoài ra, việc sử dụng các chất bảo quản thích hợp cũng cần được nghiên cứu thêm để tối ưu hóa ứng dụng và cải thiện thời hạn sử dụng của sản phẩm.

Tổng hợp
Đăng ngày 15/02/2022
Hiển La @hien-la
Chế biến

Tìm thấy thi thể một ngư dân trong 4 ngư dân mất tích trên vùng biển Lý Sơn

Sau nhiều ngày mất tích trên biển, một ngư dân trong số 4 ngư dân trên tàu cá QNg 11684Ts bị mất tích trên vùng biển Lý Sơn đã được tìm thấy ở vùng biển thuộc tỉnh Bình Định.

ngư dân mất tích
• 16:19 21/10/2021

Thẫn thờ đứng nhìn vuông tôm tiền tỷ trôi theo lũ

Trận lũ vừa qua trên địa bàn đã cuốn trôi hàng tỷ đồng của những người nuôi tôm ở xã Gio Việt (huyện Gio Linh, Quảng Trị) khiến nhiều người lâm cảnh mất trắng, lao đao.

ao tôm sau lũ
• 10:39 19/10/2021

Lạ lẫm cảnh cá Koi Nhật Bản được nông dân nuôi tại ao ruộng bùn lầy ở TP.HCM

Sau gần 30 năm tâm huyết với đam mê nuôi cá cảnh, ông Quách Công Thanh (51 tuổi, ở Bình Chánh, TPHCM) đã thành công nuôi cá Koi bằng môi trường tự nhiên ở ao ruộng.

Cá koi nuôi ruộng
• 19:07 18/10/2021

Đồng Tháp tồn 30.000 tấn thủy sản

Đồng Tháp hiện còn tồn 30.000 tấn thủy sản, trong đó hơn 20.000 tấn cá tra, còn lại là cá lồng bè.

thu hoạch cá tra
• 09:32 18/10/2021

Quá trình xử lý cá sau thu hoạch

Ikejime là kỹ thuật tạo ra một sản phẩm hải sản chất lượng cao về mặt sinh hóa vì quy trình này giúp loại bỏ căng thẳng và hậu quả tự nhiên của cái chết. Khi một con cá bị căng thẳng, não của nó sẽ hoạt động bằng cách làm đầy cơ bằng axit lactic, cortisol và adrenaline. Nhiệt độ cơ thể cũng tăng lên. Sự kết hợp của các hormone và nhiệt độ cao sẽ biến đổi cấu trúc mô cơ và ảnh hưởng tiêu cực đến hương vị. Khi thực hiện đúng cách, Ikejime ngăn chặn điều này xảy ra.

Chế biến cá
• 10:09 04/04/2025

Ra chợ nên chọn “tôm thẳng” hay “tôm cong”?

Khi đi chợ mua tôm, điều đầu tiên đập vào mắt chính là hình dáng của những con tôm: tôm thẳng hay tôm cong. Tuy nhiên, rất ít người biết rằng sự khác biệt giữa hai dáng tôm này không chỉ đơn thuần là hình thái, mà còn ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng và giá trị dinh dưỡng.

Tôm thẻ
• 09:41 07/02/2025

Tìm kiếm các giải pháp để nâng cao chất lượng thịt cá

Chất lượng thịt cá đóng vai trò quan trọng trong chuỗi giá trị ngành thủy sản. Không chỉ ảnh hưởng đến giá trị kinh tế, chất lượng thịt cá còn quyết định đến độ an toàn thực phẩm và sự hài lòng của người tiêu dùng. Vậy làm sao để nâng cao chất lượng thịt cá? Dưới đây là những giải pháp đã được nghiên cứu và áp dụng thành công trong thực tế.

Cá
• 08:00 21/12/2024

Làm thế nào để xây dựng chuỗi giá trị thủy sản bền vững từ khâu sản xuất đến tiêu dùng?

Hiện nay, chuỗi giá trị thủy sản tại Việt Nam còn tồn tại nhiều vấn đề như thiếu liên kết giữa các khâu, công nghệ sản xuất chưa đồng bộ và giá trị gia tăng thấp. Vì vậy, việc xây dựng chuỗi giá trị bền vững từ sản xuất đến tiêu thụ là một nhiệm vụ quan trọng để nâng cao chất lượng sản phẩm và đảm bảo sự phát triển lâu dài của ngành thủy sản Việt Nam.

Nhá tôm
• 10:03 20/12/2024
• 15:47 08/05/2025
• 15:47 08/05/2025

mai test kw lần 1

Để đánh giá chất lượng nước ao nuôi tôm, bà con cần nắm được các chỉ tiêu môi trường ao nuôi tôm cụ thể. Từ đó sẽ dễ dàng theo dõi và kiểm soát nước nuôi tốt hơn. Trong bài viết này sẽ đề cập đến 12 chỉ tiêu môi trường ao nuôi tôm mà bà con cần nắm để quản lý ao nuôi tôm của mình, giúp nâng cao chất lượng mùa vụ.

test
• 15:47 08/05/2025

Mai test keyword

Để đánh giá chất lượng nước ao nuôi tôm, bà con cần nắm được các chỉ tiêu môi trường ao nuôi tôm cụ thể. Từ đó sẽ dễ dàng theo dõi và kiểm soát nước nuôi tốt hơn. Trong bài viết này sẽ đề cập đến 12 chỉ tiêu môi trường ao nuôi tôm mà bà con cần nắm để quản lý ao nuôi tôm của mình, giúp nâng cao chất lượng mùa vụ.

• 15:47 08/05/2025

Phát hiện tôm bệnh trong ao

Nuôi tôm là một trong những ngành nuôi trồng thủy sản có giá trị kinh tế cao và đang phát triển mạnh ở nhiều quốc gia, đặc biệt là Việt Nam. Tuy nhiên, một trong những thách thức lớn nhất đối với người nuôi tôm hiện nay là vấn đề dịch bệnh – nguyên nhân hàng đầu gây thiệt hại nghiêm trọng về năng suất và lợi nhuận. Việc phát hiện tôm bệnh trong ao một cách sớm và chính xác không chỉ giúp hạn chế rủi ro, mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo sự bền vững của mô hình nuôi tôm công nghiệp lẫn truyền thống.

Tôm thẻ chân trắng
• 15:47 08/05/2025
Some text some message..