Phòng và trị các bệnh thường gặp trên lươn

Trong quá trình nuôi lươn thương phẩm, do sự thay đổi thất thường của thời tiết, không quản lý tốt lượng thức ăn, quản lý tốt chất lượng nước,… đã gây ra nhiều bệnh trên lươn gây thiệt hại cho bà con.

Nuôi lươn thương phẩm
Nuôi lươn thương phẩm

Vì vậy cần phải có biện pháp phòng và trị bệnh kịp thời để hạn chế những thiệt hại do bệnh gây ra.

1. Phương pháp phòng bệnh tổng hợp 

- Khử trùng bể nuôi bằng vôi (100 - 200 g/m2) và xử lý nước bằng thuốc tím (4 - 5 ml/m3). 

- Chọn lươn giống khỏe mạnh, không bị xây xát. 

- Tắm (ngâm) lươn bằng nước muối (20 - 30 g/lít) để xử lý ngoại ký sinh (2 - 3 phút) trước khi thả nuôi. 

- Định kỳ (5 - 7 ngày/lần) bổ sung vitamin C và men tiêu hóa (mỗi loại 3 - 5 g/kg thức ăn) vào thức ăn của lươn, 15 - 20 ngày tẩy giun sán 1 lần (liều dùng theo hướng dẫn trên bao bì của nhà sản xuất). 

2. Một số bệnh thường gặp và cách điều trị 

2.1. Bệnh sốt nóng 

- Nguyên nhân: Do nuôi mật độ cao, oxy hòa tan thấp, thức ăn dư thừa... 

- Triệu chứng: Nước nhớt, nhiệt độ tăng, lươn cuộn nhau thành búi, đầu sưng phồng, chết hàng loạt. 

- Chữa trị: Tích cực thay nước, giảm mật độ bằng cách san thưa, phun dung dịch phèn xanh (Sulphat đồng) 0,7% vào bể (5 ml/m3 nước bể) hoặc các sản phẩm có gốc sát trùng (như Iodine) để ngâm tắm. 

2.2. Bệnh lở loét (Bệnh đóng dấu) 

- Nguyên nhân: Do lươn bị xây xát tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công. 

Con lươn mắc bệnh lở loétXuất hiện các vết hình tròn hoặc bầu dục màu đỏ trên thân, da bị lở loét. Ảnh: congnongdan

- Triệu chứng: Xuất hiện các vết hình tròn hoặc bầu dục màu đỏ trên thân, da bị lở loét, đầu ngóc khỏi mặt nước... 

- Chữa trị: Phun Streptomycin (0,25 g/m3) khắp bể; Trộn Sulfamidine (0,01 g/kg lươn) vào thức ăn cho lươn ăn 5 - 7 ngày; Bôi thuốc tím vào vết loét trên thân lươn. 

2.3. Bệnh nấm thủy mi (bệnh bọ gòn) 

- Nguyên nhân: Do nấm ký sinh gây nên, bệnh thường xảy ra vào mùa lạnh, các sợi nấm bám trên da hút chất dinh dưỡng làm lươn yếu dần rồi chết. 

- Triệu chứng: Trên da lươn xuất hiện những đám sợi hình bông gòn. 

- Chữa trị: Dùng nước muối (30 - 50g/lít) ngâm lượn 3 - 5 phút; xử lý nước bằng sulphat đồng (7 - 10g/m3).

2.4. Bệnh sán (Tuyến trùng) 

- Nguyên nhân: Do ký sinh trùng đường ruột gây nên. 

- Triệu chứng: Ruột và hậu môn sưng đỏ, lươn hoạt động yếu và chết dần. 

Sán trên con lươn bị bệnhKhó phát hiện dấu hiệu nhưng lươn giảm ăn, chết dần

- Chữa trị: Cho lươn ăn thuốc trị giun sán (của Vimedime, Bayer, Anova,...), liều lượng và thời gian sử dụng theo hướng dẫn trên bao bì của nhà sản xuất. 

2.5. Bệnh đĩa bám 

- Nguyên nhân: Do đỉa bám vào đầu lươn hút máu, phá hoại mô bì làm vi khuẩn xâm nhập, gây viêm nhiễm. 

- Triệu chứng: Khó phát hiện dấu hiệu nhưng lươn giảm ăn, chết dần. 

- Chữa trị: Dùng Iodine (2 mg/m3) liên tục 3 - 5 ngày, xử lý nước bằng sulphat đồng (1g/10 lít nước, 3 - 5 phút) kết hợp dùng Oxytetracycline (5 g/kg thức ăn) cho ăn liên tục trong 5 - 7 ngày hoặc các loại thuốc thú y thủy sản trị ngoại ký sinh.

Đăng ngày 26/10/2023
NTN @ntn
Kỹ thuật

Tổng quan về công nghệ MBBR trong nuôi trồng thủy sản

MBBR là Moving Bed Biofilm Reactor, hứa hẹn là công nghệ xử lý nước thải ưu việt trong nuôi trồng thủy sản.

công nghệ MBBR
• 18:17 25/09/2021

Xử lý nước thải chế biến thủy sản bằng công nghệ SNAP

Xử lý nước thải chế biến thủy sản bằng công nghệ SNAP không chỉ loại bỏ hiệu quả nồng độ Ammonium mà còn xử lý đến 90% chất hữu cơ.

Chế biến cá tra
• 07:00 22/04/2020

Quan trắc nước nuôi trồng thủy sản bằng cảm biến nano

Sử dụng được cả trên bờ, dưới nước để quan trắc chất lượng nước, hệ thống cảm biến nano do Viện Công nghệ nano (INT) thuộc Đại học Quốc gia TPHCM nghiên cứu giúp người nuôi trồng thủy sản yên tâm khi chất lượng nước nuôi được cảnh báo tự động kịp thời khi có sự cố.

Quan trắc nước nuôi trồng thủy sản
• 14:35 05/02/2020

Lưu ý về môi trường trong ao nuôi tôm nước lợ

Quản lý môi trường ao nuôi tôm nước lợ là khâu quan trọng, đòi hỏi người nuôi có sự hiểu biết cần thiết về mối quan hệ giữa các yếu tố môi trường và biến động của chúng.Từ đó, có biện pháp điều chỉnh phù hợp, giảm nguy cơ thiệt hại, góp phần vào thành công của vụ nuôi.

Lưu ý về môi trường trong ao nuôi tôm nước lợ
• 08:46 30/10/2019

Năng xuất nuôi tôm thẻ chân trắng công nghệ cao và các yếu tố kỹ thuật

Năng suất sản xuất tôm thẻ chân trắng mô hình siêu thâm canh, công nghệ cao dao động 4 - > 8 tấn/1.000 m2. Với mật độ thả dày ≥ 250 con/m2, mức nước sâu (h > 1,5m). Tỷ lệ sống > 70 %, tôm phát triển tốt, tăng trưởng đạt mức cao, ADG: 0, 3 – 0,4 gr/ngày. Đạt size tôm lớn 28 – 26 con/kg sau 100 ngày nuôi.

Tôm thẻ chân trắng
• 09:00 13/04/2025

Kỹ thuật nuôi tôm sú và các biện pháp phòng bệnh

Tôm sú (Penaeus monodon) là một trong những đối tượng nuôi trồng thủy sản có giá trị kinh tế cao tại Việt Nam và nhiều nước trong khu vực Đông Nam Á. Tôm sú thích nghi tốt với môi trường nước lợ và có tốc độ tăng trưởng nhanh, giá trị dinh dưỡng cao và được thị trường quốc tế ưa chuộng. Tuy nhiên, nghề nuôi tôm sú hiện đang đối mặt với nhiều thách thức, đặc biệt là các vấn đề về dịch bệnh. Bài viết này sẽ giới thiệu các kỹ thuật nuôi tôm sú trong môi trường nước lợ và các biện pháp phòng bệnh hiệu quả.

Tôm sú
• 13:20 02/04/2025

Chủ động xét nghiệm tôm giống đầu vào để làm gì?

Việc lựa chọn tôm giống chất lượng là bước khởi đầu quan trọng nhất để đảm bảo một vụ mùa bồi thu. Trong đó, chủ động xét nghiệm tôm giống đầu vào là một bước làm cần thiết, nhất là trong bối cảnh ngành nuôi tôm đang đối mặt với nhiều thách thức như dịch bệnh và biến đổi khí hậu.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:31 31/03/2025

Làm sao để nhận biết men ủ đã thành công hay chưa?

Ủ men vi sinh đóng vai trò quan trọng giúp cải thiện môi trường ao nuôi và tăng cường sức khỏe tôm. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách nhận biết men ủ đã thành công hay chưa. Việc kiểm tra này giúp bà con đảm bảo men hoạt động hiệu quả trước khi đưa vào ao tôm, tránh lãng phí công sức và chi phí.

Tôm thẻ chân trắng
• 09:00 29/03/2025
• 09:43 06/05/2025
• 09:43 06/05/2025

mai test kw lần 1

Để đánh giá chất lượng nước ao nuôi tôm, bà con cần nắm được các chỉ tiêu môi trường ao nuôi tôm cụ thể. Từ đó sẽ dễ dàng theo dõi và kiểm soát nước nuôi tốt hơn. Trong bài viết này sẽ đề cập đến 12 chỉ tiêu môi trường ao nuôi tôm mà bà con cần nắm để quản lý ao nuôi tôm của mình, giúp nâng cao chất lượng mùa vụ.

test
• 09:43 06/05/2025

Mai test keyword

Để đánh giá chất lượng nước ao nuôi tôm, bà con cần nắm được các chỉ tiêu môi trường ao nuôi tôm cụ thể. Từ đó sẽ dễ dàng theo dõi và kiểm soát nước nuôi tốt hơn. Trong bài viết này sẽ đề cập đến 12 chỉ tiêu môi trường ao nuôi tôm mà bà con cần nắm để quản lý ao nuôi tôm của mình, giúp nâng cao chất lượng mùa vụ.

• 09:43 06/05/2025

Phát hiện tôm bệnh trong ao

Nuôi tôm là một trong những ngành nuôi trồng thủy sản có giá trị kinh tế cao và đang phát triển mạnh ở nhiều quốc gia, đặc biệt là Việt Nam. Tuy nhiên, một trong những thách thức lớn nhất đối với người nuôi tôm hiện nay là vấn đề dịch bệnh – nguyên nhân hàng đầu gây thiệt hại nghiêm trọng về năng suất và lợi nhuận. Việc phát hiện tôm bệnh trong ao một cách sớm và chính xác không chỉ giúp hạn chế rủi ro, mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo sự bền vững của mô hình nuôi tôm công nghiệp lẫn truyền thống.

Tôm thẻ chân trắng
• 09:43 06/05/2025
Some text some message..