Ô nhiễm ở âu thuyền Thọ Quang, Đà Nẵng: Chưa có lời giải

TP Đà Nẵng đang có 2 khu vực ô nhiễm trầm trọng là bãi rác Khánh Sơn (phường Hòa Khánh Nam, quận Liên Chiểu) và âu thuyền, cảng cá Thọ Quang (phường Thọ Quang, quận Sơn Trà). Trong khi ô nhiễm bãi rác Khánh Sơn chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến khu vực dân cư của quận Liên Chiểu thì ô nhiễm ở âu thuyền Thọ Quang còn bị phát tán, lan rộng hơn rất nhiều bởi nằm ngay cửa sông Hàn.

âu thuyền Thọ Quang
Nơi neo đậu tàu thuyền Thọ Quang đã quá tải, kéo theo ô nhiễm trầm trọng. (Ảnh: Thanh Tùng).

Ô nhiễm âu thuyền Thọ Quang trầm trọng đến mức ông Huỳnh Đức Thơ, Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng đã từng phát biểu trong một cuộc họp thành phố mới đây rằng đi qua nơi này phải bịt mũi, thở không nổi.

Mùi hôi ở âu thuyền và cảng cá Thọ Quang không chỉ bám vào áo quần, xộc vào tận bữa ăn của các hộ dân sống dọc bờ Đông sông Hàn mà còn lưu cữu trên quần áo, ba lô của du khách qua lại cầu Thuận Phước. Ngày 24/1, do ảnh hưởng của không khí lạnh, gió từ biển thốc vào cùng với mưa lớn làm rác thải cuộn lên, bồng bềnh trên mặt nước. Một nhóm du khách nước ngoài vừa dừng xe bước xuống giơ máy ảnh lên đã phải vội vã quay đi vì không chịu được mùi hôi thối.

Những ngày đứng gió, mùi hôi bốc lên từ mặt nước khu vực neo đậu tàu thuyền và cảng cá, càng khủng khiếp hơn, trở thành nỗi ám ảnh thường trực với hàng ngàn hộ dân sống ở các tòa nhà chung cư gần đó. Các hộ dân tổ 41 phường Nại Hiên Đông cho biết, ô nhiễm ở khu vực âu thuyền có từ trước khi âu thuyền này được thành lập do thói quen xả rác, phóng uế bừa bãi của một bộ phận dân cư sông nước. Năm 2004, khi âu thuyền xây dựng xong, ô nhiễm lại tăng thêm do mật độ tàu thuyền neo đậu thường xuyên tăng gấp nhiều lần.

Ngư dân có tàu cá neo đậu ở âu thuyền Thọ Quang cũng thừa nhận rác thải sinh hoạt nổi khắp mặt nước là do họ thả xuống. Nêu câu hỏi tại sao không đưa rác lên bờ, chúng tôi được một số ngư dân cho biết rằng họ đã…quen với việc thả rác xuống sông ! Không thể trách ngư dân xả rác tùy tiện, bởi ai cũng hiểu, để thay đổi thói quen này của ngư dân từng sống tạm bợ trong những dãy “nhà chồ” ven sông Hàn hay những mái nhà trống trước trống sau ven biển, không phải là chuyện dễ dàng.

Âu thuyền Thọ Quang được TP Đà Nẵng đầu tư xây dựng và đưa vào sử dụng từ năm 2004 với 58 ha mặt nước và 25 ha mặt đất, đảm bảo cho khoảng 1.000 tàu cá neo đậu, tránh trú bão. Gần 12 năm qua, âu thuyền đã rơi vào tình trạng quá tải tàu thuyền. Những ngày mưa bão, âu thuyền Thọ Quang dày đặc tàu cá. Ô nhiễm môi trường cũng vì thế mà tăng đột biến.

Ngoài việc quá tải các tàu cá, âu thuyền thọ Quang còn là nơi hứng nước thải và mùi hôi từ quá trình sản xuất của không dưới 25 cơ sở chế biến thủy – hải sản cùng với 1 chợ cá và hàng chục lồng bè nuôi cá.

Ô nhiễm nước, ngày một tăng thêm trong khi trạm xử lý nước thải Thọ Quang chỉ mới đảm nhiệm thu gom được tối đa 3.000 m3/ngày/đêm là nguyên nhân khiến bất cứ ai đặt chân đến bờ Đông cầu Thuận Phước cũng phải bịt mũi, thở không nổi.

Tương tự bãi rác Khánh Sơn, TP Đà Nẵng vẫn chưa có giải pháp hữu hiệu để giải quyết bài toán ô nhiễm ở âu thuyền và cảng cá Thọ Quang - cả hiện tại và lâu dài. Do chưa có đáp án tối ưu cho tình trạng quá tải tàu thuyền và ô nhiễm nên lãnh đạo TP đang còn dè dặt với tờ trình của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho tăng diện tích cảng cá trong khu vực âu thuyền Thọ Quang.

Do dự, không cho nâng cấp mở rộng cảng cá ở âu thuyền thuyền Thọ Quang của lãnh đạo TP Đà Nẵng là có cơ sở vì không thể để một khu vực rất nhạy cảm về du lịch ở ngay cửa sông Hàn ô nhiễm đến mức khó kiểm soát như hiện nay.

Để ngăn ô nhiễm, TP Đà Nẵng hiện đã cho đầu tư nâng cấp trạm xử lý nước thải ở khu vực này lên 10.000m 3 nước/ngày/đêm và sẽ đưa vào sử dụng trong khoảng thời gian cuối quý I, đầu quý II-2016. Công suất trạm xử lý nước thải tăng gấp 3 lần so với hiện nay nhưng theo các chuyên gia ô nhiễm ở cảng cá và khu vực âu thuyền Thọ Quang vẫn có chiều hướng gia tăng khi TP này chưa thể dứt khoát trong lựa chọn giữa sản xuất, chế biến, hậu cần nghề cá và phát triển du lịch!

Đại Đoàn Kết, 25/01/2016
Đăng ngày 25/01/2016
Bình Nguyên
Môi trường

Mai test keyword

Để đánh giá chất lượng nước ao nuôi tôm, bà con cần nắm được các chỉ tiêu môi trường ao nuôi tôm cụ thể. Từ đó sẽ dễ dàng theo dõi và kiểm soát nước nuôi tốt hơn. Trong bài viết này sẽ đề cập đến 12 chỉ tiêu môi trường ao nuôi tôm mà bà con cần nắm để quản lý ao nuôi tôm của mình, giúp nâng cao chất lượng mùa vụ.

• 10:19 16/04/2025

Thừa Thiên - Huế: Đầm phá ô nhiễm, dân kêu trời

Hàng ngàn hộ dân ở 33 xã, phường, thị trấn sống dựa vào đầm phá Tam Giang - Cầu Hai (tỉnh Thừa Thiên - Huế), đang khốn khổ vì nguồn nước ô nhiễm nghiêm trọng.

Ô nhiễm đầm phá ở Thừa Thiên - Huế
• 14:32 14/03/2023

Sản xuất xà phòng từ chất nhầy ốc sên

Một con ốc sên sẽ tạo ra khoảng 2g chất nhờn. Để sản xuất 15 thanh xà phòng trọng lượng 100g, anh Desrocher ở thị trấn Wahagnies, miền Bắc nước Pháp cần khoảng 40 con ốc sên. Ảnh: Reuters

Xà phòng từ ốc sên
• 10:17 09/02/2023

Yên Bái: Thả hơn 30 nghìn cá giống xuống hồ Thác Bà trong ngày ông Công, ông Táo

Ngày 14/1, huyện Yên Bình (Yên Bái) đã tổ chức thả cá bổ sung nguồn lợi thủy sản hồ Thác Bà năm 2023 gắn với phong tục thả cá chép ngày 23 tháng Chạp.

Thả cá
• 12:02 19/01/2023

Có nên áp dụng cơ chế thưởng cho người báo tin xả rác giống như xuyệt điện thủy sản?

Trong bối cảnh bảo vệ môi trường ngày càng được chú trọng, việc xử lý các hành vi vi phạm môi trường như xả rác bừa bãi đang trở thành một thách thức lớn. Một trong những giải pháp được nhiều địa phương triển khai để khuyến khích người dân tham gia giám sát, tố giác vi phạm là cơ chế khen thưởng cho người báo tin, đặc biệt là những hành vi xả rác. Liệu cơ chế này có thể áp dụng hiệu quả như mô hình "treo thưởng" chống xuyệt điện thủy sản tại Cà Mau?

• 10:16 08/04/2025

Xử lý chất thải và bảo vệ môi trường trong các trang trại nuôi tôm hiện đại

Xử lý chất thải và bảo vệ môi trường trong các trang trại nuôi tôm hiện đại là một yếu tố quan trọng giúp giảm thiểu tác động tiêu cực của hoạt động nuôi trồng thủy sản đối với hệ sinh thái xung quanh, đồng thời nâng cao hiệu quả sản xuất và phát triển bền vững. Trong bối cảnh ngành nuôi tôm đang đối mặt với các vấn đề môi trường như ô nhiễm nước, suy giảm chất lượng đất và khí thải, việc áp dụng công nghệ xử lý chất thải tiên tiến và các biện pháp bảo vệ môi trường là rất cần thiết.

Nước thải
• 09:00 07/04/2025

Phân tích dòng rác thải nhựa trong nuôi tôm ở tỉnh Sóc Trăng

Nuôi tôm nước lợ đang sử dụng và thải ra lượng rác nhựa rất lớn, trở thành vấn đề cấp bách phải giải quyết để bảo vệ môi trường, phát triển kinh tế xanh. Nhằm hỗ trợ việc giải quyết, Tổ chức Hợp tác Phát triển Đức (GIZ) vừa nghiên cứu phân tích dòng rác thải nhựa trong nuôi tôm ở tỉnh Sóc Trăng, đưa ra khuyến nghị “Giảm thiểu-Tái sử dụng-Tái chế” (3R).

Rác thải nhựa
• 09:00 05/04/2025

Phương pháp nuôi tôm đa tầng kết hợp rong biển hoặc cá trong mô hình sinh thái tích hợp

Phương pháp nuôi tôm đa tầng kết hợp rong biển hoặc cá trong mô hình sinh thái tích hợp (IMTA - Integrated Multi-Trophic Aquaculture) là một phương pháp nuôi trồng thủy sản bền vững, tận dụng mối quan hệ giữa các loài trong hệ sinh thái để tối ưu hóa sản xuất, giảm thiểu tác động môi trường và tăng cường hiệu quả kinh tế.

Rong biển
• 10:02 28/03/2025
• 04:47 12/05/2025
• 04:47 12/05/2025

mai test kw lần 1

Để đánh giá chất lượng nước ao nuôi tôm, bà con cần nắm được các chỉ tiêu môi trường ao nuôi tôm cụ thể. Từ đó sẽ dễ dàng theo dõi và kiểm soát nước nuôi tốt hơn. Trong bài viết này sẽ đề cập đến 12 chỉ tiêu môi trường ao nuôi tôm mà bà con cần nắm để quản lý ao nuôi tôm của mình, giúp nâng cao chất lượng mùa vụ.

test
• 04:47 12/05/2025

Mai test keyword

Để đánh giá chất lượng nước ao nuôi tôm, bà con cần nắm được các chỉ tiêu môi trường ao nuôi tôm cụ thể. Từ đó sẽ dễ dàng theo dõi và kiểm soát nước nuôi tốt hơn. Trong bài viết này sẽ đề cập đến 12 chỉ tiêu môi trường ao nuôi tôm mà bà con cần nắm để quản lý ao nuôi tôm của mình, giúp nâng cao chất lượng mùa vụ.

• 04:47 12/05/2025

Phát hiện tôm bệnh trong ao

Nuôi tôm là một trong những ngành nuôi trồng thủy sản có giá trị kinh tế cao và đang phát triển mạnh ở nhiều quốc gia, đặc biệt là Việt Nam. Tuy nhiên, một trong những thách thức lớn nhất đối với người nuôi tôm hiện nay là vấn đề dịch bệnh – nguyên nhân hàng đầu gây thiệt hại nghiêm trọng về năng suất và lợi nhuận. Việc phát hiện tôm bệnh trong ao một cách sớm và chính xác không chỉ giúp hạn chế rủi ro, mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo sự bền vững của mô hình nuôi tôm công nghiệp lẫn truyền thống.

Tôm thẻ chân trắng
• 04:47 12/05/2025
Some text some message..