Nuôi tôm, cua dưới rừng ngập mặn

Mô hình nuôi tôm, cua quảng canh cải tiến kết hợp trồng và bảo vệ rừng ngập mặn đang là một trong những điểm sáng trong phát triển bền vững ở vùng cửa biển Hải Phòng.

đầm tôm
Ông Bùi Minh Dũng bên đầm tôm của gia đình

Trồng rừng lấn biển

Nằm giữa 2 cửa sông Lạch Tray và Cấm, phường Tràng Cát, quận Hải An được thiên nhiên hào phóng phú cho bãi bồi rộng hơn 1.000ha, rất thích hợp với nuôi trồng thủy sản. Từ năm 2000, ông Bùi Minh Dũng ở khu dân cư Trực Cát, phường Tràng Cát bắt đầu hành trình trồng rừng ngập mặn chắn sóng, đắp đê lấn biển, cải tạo thành đầm nuôi tôm cua tự nhiên.

Quá trình đắp con đê biển dài tới 4km của ông Dũng là một câu chuyện phi thường đối với những người dân ở Tràng Cát. Lúc bắt đầu đắp đê, bùn ngập đến bụng. Đổ đất đến đâu, sóng dập đi đến đấy.

“Nhiều lúc đối diện với đại dương mênh mông, thấy sức người quá nhỏ bé trước sức mạnh của thiên nhiên, tôi nản vô cùng, định bỏ dở công việc. Nhưng với sự động viên của gia đình và chính quyền địa phương, tôi quyết tâm phải làm bằng được”, ông Dũng kể.

Để thắng biển, “chiến thuật” của ông là trồng rừng chắn sóng cả phía ngoài và phía trong con đê định đắp. Sau khi đổ đá làm nền vững chắc mới đổ đất đắp đê. Cứ 5 tháng lại đắp thêm một lần, dần dần từng tí một. Đất đắp đến đâu thì đổ đá ép chặt xung quanh đến đấy, sườn phía ngoài đê thì phủ thêm bạt để chắn bớt sóng.

Suốt 4 năm trời từ năm 2004 - 2008, hàng tỷ đồng đổ xuống biển mới hiện lên con đê vững chắc đánh dấu bước chân người lấn biển. Sau đó, hằng năm vẫn phải tu bổ, gia cố thêm cho đê. Trong thời gian hình thành con đê, rừng ngập mặn ông trồng đã tạo sinh cảnh cho tôm cá sinh sống.

Bắt đầu khai thác từ năm 2008, đến nay, ông Dũng có 42ha đầm nuôi trồng thủy sản theo phương thức quảng canh cải tiến và gần 20ha rừng ngập mặn. Đầm chủ yếu nuôi tôm sú và cua biển. Ông nhập giống từ các tỉnh phía Nam rồi tự ươm. Có ao ươm tôm riêng, ươm cua riêng. Thức ăn cho những ao ươm này là hỗn hợp thức ăn nghiền sẵn, cá nấu chín xay lấy nước và trộn thêm lòng đỏ trứng gà. Được nửa tháng, khi chúng tự đi kiếm ăn được thì thả ra đầm to.


Ông Dũng (phải) trao đổi với cán bộ Hội Nông dân phường Tràng Cát

Vụ mùa (vụ chính) từ khoảng tháng 1 - 2 đến giữa tháng 6 âm lịch, ông thả 3 triệu con tôm sú, 5 vạn con cua biển. Vụ chiêm (vụ phụ), từ tháng 7 - 8 âm lịch đến giáp Tết Nguyên đán thả khoảng 1/3 lượng con giống so với vụ mùa. Hàng tháng ông lại thả gối một lứa tôm, cua giống, sau 6 tháng có thể thu hoạch. Chúng không được nuôi bằng thức ăn công nghiệp mà hoàn toàn bằng thức ăn tự nhiên.

Ông Dũng cho biết, hằng ngày, ông mua thêm con dắt thả xuống đầm cho tôm cua ăn. Trung bình cứ 2 ngày thì thả 500kg con dắt. Do được nuôi tự nhiên, tôm cua của ông Dũng là sản phẩm sạch, chất lượng cao. Tôm thường nặng gần 100g/con, có con sống gối 2 vụ nặng tới 200g, giá bán khoảng 700 nghìn đồng/kg. Cua giá 300 - 400 nghìn đồng/kg tại đầm. Với năng suất đạt 5 tấn (tôm, cua, cá tự nhiên)/ha/năm, doanh thu khu đầm đạt hàng tỷ đồng mỗi năm.

Sau khi thu hoạch xong, ông lại vệ sinh đầm nuôi, tu sửa lại bờ kè. Đầm được tháo hết nước, phơi khô đất mặt đáy rồi lại lấy nước biển cùng với các loại con giống trong tự nhiên vào nuôi cùng với con giống đã mua về.

Kết hợp du lịch sinh thái

Bác Lê Văn Thành ở khu Áng Dài, xã Phù Long, huyện Cát Hải cũng nuôi tôm cua dưới tán rừng ngập mặn, vừa phát triển kinh tế, vừa góp phần bảo vệ môi trường Khu Dự trữ sinh quyển thế giới quần đảo Cát Bà.


Nuôi tôm cua dưới tán rừng ngập mặn kết hợp du lịch sinh thái

Trước năm 1990, bác Thành làm nghề đánh bắt ven bờ. Sau đó, bác tới khai phá đầm Cái Viềng, làm đầm nuôi tôm sú theo cách truyền thống của những ngư dân Phù Long. Đó là phá rừng ngập mặn để nuôi thả tôm cua. Nhưng do thiếu kinh nghiệm, lại bị nhiều lần vỡ đầm, bác gặp thất bại. Quan trọng hơn cả là cách làm đó phá vỡ cân bằng sinh thái, ảnh hưởng xấu đến môi trường thiên nhiên.

Nhận thức được điều đó, đồng thời được học hỏi thêm về kỹ thuật nuôi thủy sản, bác Thành đã tích cực tham gia mô hình xen canh nuôi tôm cua cá kết hợp trồng và bảo vệ rừng ngập mặn. Nay bác đã có 27ha rừng ngập mặn có nuôi thả tôm sú, cua biển, nhiều loại cá tự nhiên, thu nhập hàng trăm triệu đồng một năm.

Đặc biệt, gia đình bác còn kết hợp nuôi trồng thủy sản với du lịch sinh thái cộng đồng. Bác dùng tôm cá trong đầm để chế biến các món ăn cho du khách, ai ai cũng hài lòng vì sản phẩm sạch, thơm ngon, giá cả phải chăng.

Nông Nghiệp Việt Nam, 31/03/2016
Đăng ngày 31/03/2016
Hân Minh
Nuôi trồng

FLOCponics: Sự tích hợp hoàn hảo của công nghệ biofloc và cây thủy canh

FLOCponics là một loại Aquaponics thay thế tích hợp công nghệ biofloc (BFT) với sản xuất cây trồng không sử dụng đất.

flocponics
• 15:51 07/03/2022

Mô hình nuôi ba ba lãi 300 triệu đồng/năm

Mô hình nuôi ba ba của ông Lương Thành Kỷ, ở thị trấn Búng Tàu, huyện Phụng Hiệp. Qua 14 năm phát triển, đến nay đàn ba ba sinh sản của ông Kỷ đã phát triển hơn 1.500 con, mỗi năm xuất bán ra thị trường từ 8.000-10.000 con giống, trừ hết các khoản chi phí, lợi nhuận gần 300 triệu đồng/năm.

Ba ba.
• 09:38 14/06/2021

Kinh tế ổn định nhờ nuôi ba ba sinh sản

Hơn 20 năm nuôi ba ba sinh sản, anh Nguyễn Đức Lợi, ấp Phước Thọ B, xã Mỹ Phước, huyện Mỹ Tú, tỉnh Sóc Trăng có cuộc sống khấm khá. Gắn bó lâu năm với con ba ba một phần cũng vì sự yêu thích loài vật này, ba ba lại dễ nuôi, nhẹ công chăm sóc, thị trường tiêu thụ tốt, đem lại nguồn thu nhập ổn định cho gia đình anh.

• 15:40 03/03/2021

Thu trăm triệu đồng mỗi năm từ nuôi ba ba

Nuôi ba ba gai là một công việc đòi hỏi phải có nguồn vốn lớn và kỹ thuật cao. Nhưng bằng ý chí, nghị lực, sự đam mê tận tụy với công việc cùng với áp dụng các kiến thức khoa học kỹ thuật mà ông Phạm Tất Đạt ở xã Yên Bình, thành phố Tam Điệp đã thành công, vươn lên trở thành triệu phú.

kỹ thuật sản xuất giống baba
• 10:00 30/05/2017

mai test kw lần 1

Để đánh giá chất lượng nước ao nuôi tôm, bà con cần nắm được các chỉ tiêu môi trường ao nuôi tôm cụ thể. Từ đó sẽ dễ dàng theo dõi và kiểm soát nước nuôi tốt hơn. Trong bài viết này sẽ đề cập đến 12 chỉ tiêu môi trường ao nuôi tôm mà bà con cần nắm để quản lý ao nuôi tôm của mình, giúp nâng cao chất lượng mùa vụ.

test
• 13:31 16/04/2025

Mai test keyword

Để đánh giá chất lượng nước ao nuôi tôm, bà con cần nắm được các chỉ tiêu môi trường ao nuôi tôm cụ thể. Từ đó sẽ dễ dàng theo dõi và kiểm soát nước nuôi tốt hơn. Trong bài viết này sẽ đề cập đến 12 chỉ tiêu môi trường ao nuôi tôm mà bà con cần nắm để quản lý ao nuôi tôm của mình, giúp nâng cao chất lượng mùa vụ.

• 10:19 16/04/2025

Phát hiện tôm bệnh trong ao

Nuôi tôm là một trong những ngành nuôi trồng thủy sản có giá trị kinh tế cao và đang phát triển mạnh ở nhiều quốc gia, đặc biệt là Việt Nam. Tuy nhiên, một trong những thách thức lớn nhất đối với người nuôi tôm hiện nay là vấn đề dịch bệnh – nguyên nhân hàng đầu gây thiệt hại nghiêm trọng về năng suất và lợi nhuận. Việc phát hiện tôm bệnh trong ao một cách sớm và chính xác không chỉ giúp hạn chế rủi ro, mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo sự bền vững của mô hình nuôi tôm công nghiệp lẫn truyền thống.

Tôm thẻ chân trắng
• 09:00 13/04/2025

Ứng dụng chiến lược xuất khẩu xanh trong doanh nghiệp thủy sản

Ngành thủy sản Việt Nam từ lâu đã là trụ cột kinh tế, đưa tôm, cá tra, cá ngừ ra khắp thế giới. Nhưng giờ đây, áp lực xanh hóa từ thị trường quốc tế đang đặt ra bài toán mới. Chiến lược xuất khẩu xanh không chỉ là xu hướng mà còn là lối đi sống còn để doanh nghiệp thủy sản nâng giá trị sản phẩm, đáp ứng tiêu chuẩn khắt khe toàn cầu. Vậy làm sao để áp dụng hiệu quả? Hãy cùng tìm hiểu!

Tôm
• 09:00 12/04/2025
• 08:46 11/05/2025
• 08:46 11/05/2025

mai test kw lần 1

Để đánh giá chất lượng nước ao nuôi tôm, bà con cần nắm được các chỉ tiêu môi trường ao nuôi tôm cụ thể. Từ đó sẽ dễ dàng theo dõi và kiểm soát nước nuôi tốt hơn. Trong bài viết này sẽ đề cập đến 12 chỉ tiêu môi trường ao nuôi tôm mà bà con cần nắm để quản lý ao nuôi tôm của mình, giúp nâng cao chất lượng mùa vụ.

test
• 08:46 11/05/2025

Mai test keyword

Để đánh giá chất lượng nước ao nuôi tôm, bà con cần nắm được các chỉ tiêu môi trường ao nuôi tôm cụ thể. Từ đó sẽ dễ dàng theo dõi và kiểm soát nước nuôi tốt hơn. Trong bài viết này sẽ đề cập đến 12 chỉ tiêu môi trường ao nuôi tôm mà bà con cần nắm để quản lý ao nuôi tôm của mình, giúp nâng cao chất lượng mùa vụ.

• 08:46 11/05/2025

Phát hiện tôm bệnh trong ao

Nuôi tôm là một trong những ngành nuôi trồng thủy sản có giá trị kinh tế cao và đang phát triển mạnh ở nhiều quốc gia, đặc biệt là Việt Nam. Tuy nhiên, một trong những thách thức lớn nhất đối với người nuôi tôm hiện nay là vấn đề dịch bệnh – nguyên nhân hàng đầu gây thiệt hại nghiêm trọng về năng suất và lợi nhuận. Việc phát hiện tôm bệnh trong ao một cách sớm và chính xác không chỉ giúp hạn chế rủi ro, mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo sự bền vững của mô hình nuôi tôm công nghiệp lẫn truyền thống.

Tôm thẻ chân trắng
• 08:46 11/05/2025
Some text some message..