Nơm nớp nỗi lo sạt lở đê biển

Vài năm trở lại đây, tình trạng sạt lở đê biển huyện Duyên Hải (Trà Vinh) diễn ra với tốc độ nhanh và ngày càng lấn sâu vào đất liền. Tình trạng này đã làm thất thoát nhiều tài sản và đánh mất đi cuộc sống vốn yên bình của người dân nơi đây.

đê biển
Tuyến đê biển xã Hiệp Thạnh (Duyên Hải) đang bị sạt lở.

Khổ sở vì sạt lở

“Do triều cường làm sạt lở đê biển nên nền nhà của gia đình tôi khi xưa ngoài kia, cách đê biển bây giờ vài chục mét đã biến mất. Theo đó, sự êm ấm, hạnh phúc của gia đình cũng không còn nữa mà thay vào đó là sự vất vả, chật vật của cuộc sống hằng ngày. Tôi hy vọng rằng, việc sạt lở này đừng diễn ra nữa để gia đình tôi bớt khổ” – chị Nguyễn Thị Đậu, người dân ở ấp Chợ (xã Hiệp Thạnh, huyện Duyên Hải) chia sẻ.

Theo chúng tôi tìm hiểu, trước đây, gia đình chị Đậu là một gia đình khá giả, có thu nhập cao từ việc trồng rau cải, nuôi tôm. Tuy nhiên, chỉ trong một đêm cuối 9.2010, một đợt triều cường dâng cao đã cuốn đi hết tài sản, căn nhà và làm thiệt hại gần 1ha đất vườn của gia đình. May mắn, các thành viên trong gia đình chị không ai bị thương nhưng lại không còn vốn sản xuất. Vì hoàn cảnh chị Đậu quá khó khăn nên chính quyền địa phương đã hỗ trợ một nền tại khu tái định cư để gia đình chị sớm ổn định cuộc sống.

Đi vòng quanh mé biển địa bàn ấp Chợ, chúng tôi ghi nhận đúng như những gì mà chị Đậu kể, biển đã ăn sâu vào đất liền. Hàng chục cột điện được đặt trên đất sản xuất của người dân trước đây hiện đã nằm ngoài chân đê gần 100m. Không riêng gì khu vực này, tại ấp Bào của xã Hiệp Thạnh cũng xảy ra trường hợp sạt lở tương tự.

Anh Trần Công Lập, ở ấp Bào nói: “Nhiều năm trước đây, khu vực ấp Bào còn có rừng cây phi lao chắn sóng, gió biển nên dân chúng tôi rất yên tâm. Tuy nhiên, dần biển lấn sâu vào, những cây phi lao bị trốc gốc theo, ngã trôi ra biển gần hết. Riêng gia đình tôi có tổng cộng hơn 5.000m2 đất nhưng giờ chỉ còn lại khoảng 1.000m2”.

Khi chúng tôi hỏi về những vất vả mỗi khi triều cường dâng lên thì anh Lập nói: “Gia đình lại sống trong nỗi lo sợ phập phồng chứ sao. Để đối phó với việc sạt lở đê, gia đình tôi chỉ còn biết cách trồng những cây màu ngắn ngày như đậu phộng, dưa hấu, khoai,… nếu có xảy ra chuyện gì cũng dễ thu hoạch. Những gì thu hoạch được đều bó vào những cây cột trong nhà vì sợ bị trôi theo nước biển bất cứ lúc nào”.

Thiếu kinh phí 

Ông Nguyễn Văn Kiên - Chủ tịch UBND xã Hiệp Thạnh xác nhận: “Tình trạng sạt lở trên địa bàn xã đã xảy ra nhiều năm qua và ngày càng trầm trọng. Theo đó, lãnh đạo tỉnh và Trung ương cũng đã quan tâm, hỗ trợ vốn đầu tư bờ kè dài 1.315m với tổng kinh phí thực hiện là 75 tỷ đồng. Tuy đã xây dựng xong nhưng bờ kè vẫn còn ngắn, khó chống đỡ được nhiều đợt thủy triều lớn trong thời gian tới. Để khắc phục tình trạng trên, chúng tôi vừa kiến nghị lên Trung ương nhờ tiếp tục hỗ trợ vốn xây dựng những đoạn bờ kè còn lại”.

Ngoài xã Hiệp Thạnh, một số đoạn bờ biển thuộc xã Trường Long Hòa và Dân Thành cũng xảy ra tình trạng sạt lở. Trao đổi với ông Châu Hoàng Nghĩa - Phó Chủ tịch UBND huyện Duyên Hải. Ông Nghĩa, nói: “Mấy năm gần đây, có khu vực bị lở hàng chục mét, có khu vực lở hàng trăm mét. Riêng năm 2013, chỉ riêng tuyến đê xã Hiệp Thạnh đã bị sạt lở đoạn 2km. 

Thấy vậy, tỉnh Trà Vinh đã đầu tư khoảng 300 triệu để mua cừ tràm, bạt cao su về gia cố lại”. Theo ghi nhận của chúng tôi, giải pháp chống sạt lở ở tuyến đê biển dài khoảng 55km được ngành chức năng huyện Duyên Hải thực hiện trong thời gian qua chỉ mang tính chất tạm thời. 

Mặt khác, để ổn định cuộc sống người dân, chính quyền địa phương cũng đang triển khai phương án xây dựng khu tái định cư. Tuy nhiên, phương án này cũng bị thiếu hụt nguồn vốn còn người dân thì không muốn vào ở vì không có đất sản xuất. Vì vậy, hiện còn 176 hộ dân vẫn phải bám biển mưu sinh, bất chấp nguy hiểm.

Ông Nguyễn Văn Trưởng-Chánh văn phòng Ban Chỉ huy PCLB – TKCN tỉnh Trà Vinh, thông tin: “Do kinh phí hỗ trợ hàng năm của Trung ương thấp nên không thể đầu tư xây dựng toàn tuyến đê biển huyện Duyên Hải. Theo tôi, về lâu dài, ngoài việc xây dựng đê kiên cố ven biển ở khu vực trên còn phải trồng thêm rừng để bảo vệ kè thông qua hệ thống kè mềm bên ngoài biển…”.

Theo Ban Chỉ đạo Tây Nam bộ, Tỉnh Trà Vinh có trên 65km bờ biển chạy dọc trên địa bàn của 8 xã, 1 thị trấn thuộc 3 huyện Cầu Ngang, Duyên Hải và Châu Thành. Để từng bước đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển kinh tế, xã hội, nhất là phục vụ sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản theo hướng ổn định và bền vững, tỉnh Trà Vinh đề nghị Trung ương quan tâm và ưu tiên hỗ trợ từ các nguồn vốn đầu tư cho tỉnh triển khai thực hiện các dự án bức xúc với tổng kinh phí 1.511.915 triệu đồng, trong đó đầu tư xây dựng đê biển 743 tỷ đồng, xây dựng kè biển hơn 474 tỷ đồng và đê sông 294 tỷ đồng. BÍCH LIÊN

Báo Dân Việt, 08/05/2014
Đăng ngày 08/05/2014
Huỳnh Xây- Hà Việt
Môi trường

Mai test keyword

Để đánh giá chất lượng nước ao nuôi tôm, bà con cần nắm được các chỉ tiêu môi trường ao nuôi tôm cụ thể. Từ đó sẽ dễ dàng theo dõi và kiểm soát nước nuôi tốt hơn. Trong bài viết này sẽ đề cập đến 12 chỉ tiêu môi trường ao nuôi tôm mà bà con cần nắm để quản lý ao nuôi tôm của mình, giúp nâng cao chất lượng mùa vụ.

• 10:19 16/04/2025

Thừa Thiên - Huế: Đầm phá ô nhiễm, dân kêu trời

Hàng ngàn hộ dân ở 33 xã, phường, thị trấn sống dựa vào đầm phá Tam Giang - Cầu Hai (tỉnh Thừa Thiên - Huế), đang khốn khổ vì nguồn nước ô nhiễm nghiêm trọng.

Ô nhiễm đầm phá ở Thừa Thiên - Huế
• 14:32 14/03/2023

Sản xuất xà phòng từ chất nhầy ốc sên

Một con ốc sên sẽ tạo ra khoảng 2g chất nhờn. Để sản xuất 15 thanh xà phòng trọng lượng 100g, anh Desrocher ở thị trấn Wahagnies, miền Bắc nước Pháp cần khoảng 40 con ốc sên. Ảnh: Reuters

Xà phòng từ ốc sên
• 10:17 09/02/2023

Yên Bái: Thả hơn 30 nghìn cá giống xuống hồ Thác Bà trong ngày ông Công, ông Táo

Ngày 14/1, huyện Yên Bình (Yên Bái) đã tổ chức thả cá bổ sung nguồn lợi thủy sản hồ Thác Bà năm 2023 gắn với phong tục thả cá chép ngày 23 tháng Chạp.

Thả cá
• 12:02 19/01/2023

Có nên áp dụng cơ chế thưởng cho người báo tin xả rác giống như xuyệt điện thủy sản?

Trong bối cảnh bảo vệ môi trường ngày càng được chú trọng, việc xử lý các hành vi vi phạm môi trường như xả rác bừa bãi đang trở thành một thách thức lớn. Một trong những giải pháp được nhiều địa phương triển khai để khuyến khích người dân tham gia giám sát, tố giác vi phạm là cơ chế khen thưởng cho người báo tin, đặc biệt là những hành vi xả rác. Liệu cơ chế này có thể áp dụng hiệu quả như mô hình "treo thưởng" chống xuyệt điện thủy sản tại Cà Mau?

• 10:16 08/04/2025

Xử lý chất thải và bảo vệ môi trường trong các trang trại nuôi tôm hiện đại

Xử lý chất thải và bảo vệ môi trường trong các trang trại nuôi tôm hiện đại là một yếu tố quan trọng giúp giảm thiểu tác động tiêu cực của hoạt động nuôi trồng thủy sản đối với hệ sinh thái xung quanh, đồng thời nâng cao hiệu quả sản xuất và phát triển bền vững. Trong bối cảnh ngành nuôi tôm đang đối mặt với các vấn đề môi trường như ô nhiễm nước, suy giảm chất lượng đất và khí thải, việc áp dụng công nghệ xử lý chất thải tiên tiến và các biện pháp bảo vệ môi trường là rất cần thiết.

Nước thải
• 09:00 07/04/2025

Phân tích dòng rác thải nhựa trong nuôi tôm ở tỉnh Sóc Trăng

Nuôi tôm nước lợ đang sử dụng và thải ra lượng rác nhựa rất lớn, trở thành vấn đề cấp bách phải giải quyết để bảo vệ môi trường, phát triển kinh tế xanh. Nhằm hỗ trợ việc giải quyết, Tổ chức Hợp tác Phát triển Đức (GIZ) vừa nghiên cứu phân tích dòng rác thải nhựa trong nuôi tôm ở tỉnh Sóc Trăng, đưa ra khuyến nghị “Giảm thiểu-Tái sử dụng-Tái chế” (3R).

Rác thải nhựa
• 09:00 05/04/2025

Phương pháp nuôi tôm đa tầng kết hợp rong biển hoặc cá trong mô hình sinh thái tích hợp

Phương pháp nuôi tôm đa tầng kết hợp rong biển hoặc cá trong mô hình sinh thái tích hợp (IMTA - Integrated Multi-Trophic Aquaculture) là một phương pháp nuôi trồng thủy sản bền vững, tận dụng mối quan hệ giữa các loài trong hệ sinh thái để tối ưu hóa sản xuất, giảm thiểu tác động môi trường và tăng cường hiệu quả kinh tế.

Rong biển
• 10:02 28/03/2025
• 09:09 12/05/2025
• 09:09 12/05/2025

mai test kw lần 1

Để đánh giá chất lượng nước ao nuôi tôm, bà con cần nắm được các chỉ tiêu môi trường ao nuôi tôm cụ thể. Từ đó sẽ dễ dàng theo dõi và kiểm soát nước nuôi tốt hơn. Trong bài viết này sẽ đề cập đến 12 chỉ tiêu môi trường ao nuôi tôm mà bà con cần nắm để quản lý ao nuôi tôm của mình, giúp nâng cao chất lượng mùa vụ.

test
• 09:09 12/05/2025

Mai test keyword

Để đánh giá chất lượng nước ao nuôi tôm, bà con cần nắm được các chỉ tiêu môi trường ao nuôi tôm cụ thể. Từ đó sẽ dễ dàng theo dõi và kiểm soát nước nuôi tốt hơn. Trong bài viết này sẽ đề cập đến 12 chỉ tiêu môi trường ao nuôi tôm mà bà con cần nắm để quản lý ao nuôi tôm của mình, giúp nâng cao chất lượng mùa vụ.

• 09:09 12/05/2025

Phát hiện tôm bệnh trong ao

Nuôi tôm là một trong những ngành nuôi trồng thủy sản có giá trị kinh tế cao và đang phát triển mạnh ở nhiều quốc gia, đặc biệt là Việt Nam. Tuy nhiên, một trong những thách thức lớn nhất đối với người nuôi tôm hiện nay là vấn đề dịch bệnh – nguyên nhân hàng đầu gây thiệt hại nghiêm trọng về năng suất và lợi nhuận. Việc phát hiện tôm bệnh trong ao một cách sớm và chính xác không chỉ giúp hạn chế rủi ro, mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo sự bền vững của mô hình nuôi tôm công nghiệp lẫn truyền thống.

Tôm thẻ chân trắng
• 09:09 12/05/2025
Some text some message..