Những giải pháp hạn chế dịch bệnh tôm

Theo Chi cục Nuôi trồng thủy sản, tuần qua, toàn tỉnh đã thả giống tôm biển thâm canh được 328ha, trong đó tôm chân trắng 258ha, tôm sú 70ha.

Thu hoạch tôm thẻ chân trắng ở xã An Điền (Thạnh Phú).
Thu hoạch tôm thẻ chân trắng ở xã An Điền (Thạnh Phú).

Từ đầu vụ đến nay đã thả được 3.430ha, trong đó tôm chân trắng 2.642ha, tôm sú 788ha. Trong tuần đã có 45ha bị thiệt hại, giảm 29ha so tuần trước. Tính từ đầu vụ đến nay, tổng diện tích thiệt hại lên đến 873ha (tôm sú 176ha, tôm thẻ chân trắng 697ha). Tôm chết trong giai đoạn từ 25-45 ngày tuổi, chủ yếu là bệnh Hội chứng hoại tử gan tụy cấp tính, bệnh đốm trắng. Các xã có diện tích tôm chết nhiều là Thạnh Phước, Định Trung, Thạnh Trị (Bình Đại). Ngành chức năng đã hỗ trợ 56 tấn hóa chất Chlorine để người dân tiêu hủy dịch bệnh với diện tích 204ha.

Để hạn chế dịch bệnh trên tôm nuôi, Chi cục Nuôi trồng thủy sản khuyến cáo người nuôi phải thường xuyên theo dõi thông tin về thời tiết, kết quả quan trắc môi trường, khi môi trường ổn định mới tiếp tục thả giống, không thả tập trung như trước đây mà nên thả rải vụ trong suốt vụ nuôi. Tuyệt đối không được bơm bùn đáy ao, chất thải, mầm bệnh ra bên ngoài kênh rạch tự nhiên khi chưa qua xử lý.

Khi tôm có dấu hiệu bị nhiễm bệnh, người nuôi phải báo ngay cho Ban quản lý vùng nuôi để được hướng dẫn xử lý kịp thời. Các hộ đang nuôi cần áp dụng qui trình nuôi khép kín đối với khu vực thường xuyên xảy ra dịch bệnh và qui trình nuôi ít thay nước có kiểm soát đối với những khu vực nuôi ổn định nhằm hạn chế khả năng lây lan. Thức ăn phải đảm bảo đủ số lượng, chất dinh dưỡng, không nên cho ăn thừa. Quản lý chặt chẽ các yếu tố môi trường trong ao như pH (kiểm tra 2 lần/ngày, vào lúc 6 giờ sáng và 14 giờ chiều), độ kiềm (định kỳ 7-10 ngày/lần), NH3, oxy hòa tan, mật độ tảo (định kỳ 3 ngày kiểm tra/lần). Nên sử dụng chế phẩm vi sinh, khuyến khích sử dụng các chế phẩm nâng cao sức đề kháng của tôm, hạn chế thấp nhất sử dụng kháng sinh. Bố trí quạt nước ở mức 15-20 cánh quạt/1.000m2 mặt nước nhằm đảm bảo đủ lượng oxy trong ao. Hàng ngày thường xuyên kiểm tra sức khỏe của tôm, nếu phát hiện có dấu hiệu bệnh cần xử lý sớm và kịp thời. Khi tôm có dấu hiệu giảm ăn, tăng trưởng chậm thì thu hoạch từng phần hoặc toàn bộ. Các hộ nuôi tôm sú cần chọn tôm giống của các trại có uy tín và được kiểm dịch giống có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, tôm giống tối thiểu phải là Posslarvae 15, mật độ thả nuôi phù hợp nhất từ 20-25 con/m2, tùy vào điều kiện, kinh nghiệm người nuôi. Các hộ chuẩn bị ao nuôi tôm thẻ chân trắng nên chọn tôm giống có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, tối thiểu là Postlarvae 12, chọn các trại sản xuất có uy tín, mật độ thả phù hợp từ 40-50 con/m2 tùy theo điều kiện đầu tư và kinh nghiệm người nuôi. Sau khi chọn tôm giống bằng phương pháp cảm quan, người nuôi đem tôm đi kiểm tra bằng phương pháp PCR để xác định tôm có bị nhiễm mầm bệnh nguy hiểm không. Tuyệt đối không mua con giống trôi nổi, không qua kiểm dịch. Trước khi thả giống cần điều chỉnh các yếu tố môi trường nước trong ao cho thích hợp như độ kiềm lớn hơn 80mg/l; pH lớn hơn 7.5 thì mới tiến hành thả giống, thả thích hợp nhất vào buổi sáng hoặc chiều tối. Đối với bệnh Hội chứng hoại tử gan tụy cấp tính (AHPNS) là một trong những bệnh gây thiệt hại lớn, người nuôi cần có các biện pháp kỹ thuật xử lý thích hợp riêng.

Trước hết, cần nhận biết dấu hiệu bệnh Hội chứng hoại tử gan tụy cấp tính như: tôm chậm lớn, bỏ ăn, bơi lờ đờ, tấp mé bờ hoặc chết ở đáy ao; tôm có hiện tượng vỏ mềm, màu sắc biến đổi; gan tụy chuyển sang màu trắng đục hoặc xanh nhạt; gan tụy mềm nhũn, sưng to hoặc teo lại; xuất hiện bọt khí trong gan tụy và dạ dày đổi sang màu vàng nhạt sau đó chuyển sang màu trắng đục hoặc xanh nhạt. Dịch AHPNS thường xảy ra trong vòng 30 ngày sau khi thả tôm cho dù ao mới được cải tạo, tỷ lệ chết hơn 70%. Các giải pháp chính trong phòng chống như: kéo dài thời gian giữa 2 vụ liền kề hoặc chuyển sang nuôi các đối tượng khác để cắt đứt vòng đời của tác nhân gây bệnh. Chuẩn bị tốt môi trường ao nuôi thật kỹ như sên vét bùn đáy ao triệt để, ngâm rửa và ngâm đáy ao 2-3 lần bằng vôi đá, liều lượng 30kg/1.000m2; sử dụng thêm vôi sống rải đều nền đáy ao, bờ ao với liều lượng 20-25kg/1.000m2. Tiếp tục phơi ao từ 5-7 ngày, cày xới nhằm kiểm soát chất hữu cơ và các tác nhân gây bệnh. Tiệt trùng nguồn nước đầu vào trong ao lắng hoặc ao nuôi trước khi thả tôm bằng hóa chất Chlorine liều lượng 30 ppm (30kg/1.000m2). Kiểm soát tôm ăn trong tháng đầu tiên không vượt quá 12kg/100.000 con/ngày ở ngày nuôi thứ 30 khi tôm đạt từ 2-2,5g. Việc tích lũy thức ăn trong tháng đầu tiên không được vượt quá 250kg. Giảm cho tôm ăn khi nhiệt độ thấp, nhỏ hơn 26 độ C hay lớn hơn 30 độ C. Lượng thức ăn tăng tối đa trong ngày chỉ khoảng 500g/100.000 con. Hết sức chú ý đến việc đánh giá mật độ vi khuẩn, nhất là nhóm Vibrio trong ao nuôi, nên định kỳ diệt khuẩn trong ao nuôi khi cần thiết.

Trong vài năm gần đây, nghề nuôi tôm biển gặp nhiều khó khăn, do dịch bệnh nguy hiểm gây ra như bệnh đốm trắng, bệnh hoại tử cơ quan tạo máu và biểu mô dưới vỏ. Ngoài ra, còn ảnh hưởng nặng nề của bệnh mới gây Hội chứng hoại tử gan tụy cấp tính (AHPNS). Điều đáng mừng là bệnh này vừa được các nhà khoa học nghiên cứu đã tìm được nguyên nhân và có các biện pháp phòng chống. Ngày 9-5-2013, Cục Thú y đã ban hành Công văn 737 về việc thông báo tác nhân gây Hội chứng hoại tử gan tụy trên tôm nuôi. Kết quả nghiên cứu xác định nguyên nhân gây bệnh do vi khuẩn Vibrio Parahaemolyticus gây ra. Vi khuẩn này đã bị nhiễm bởi một loại thể thực khuẩn (Phage) sống ký sinh nên sinh ra độc tố cực mạnh gây Hội chứng AHPNS cho tôm nuôi.

 

báo Đồng Khởi
Đăng ngày 07/06/2013
hữu hiệp
Kỹ thuật

Tổng quan về công nghệ MBBR trong nuôi trồng thủy sản

MBBR là Moving Bed Biofilm Reactor, hứa hẹn là công nghệ xử lý nước thải ưu việt trong nuôi trồng thủy sản.

công nghệ MBBR
• 18:17 25/09/2021

Xử lý nước thải chế biến thủy sản bằng công nghệ SNAP

Xử lý nước thải chế biến thủy sản bằng công nghệ SNAP không chỉ loại bỏ hiệu quả nồng độ Ammonium mà còn xử lý đến 90% chất hữu cơ.

Chế biến cá tra
• 07:00 22/04/2020

Quan trắc nước nuôi trồng thủy sản bằng cảm biến nano

Sử dụng được cả trên bờ, dưới nước để quan trắc chất lượng nước, hệ thống cảm biến nano do Viện Công nghệ nano (INT) thuộc Đại học Quốc gia TPHCM nghiên cứu giúp người nuôi trồng thủy sản yên tâm khi chất lượng nước nuôi được cảnh báo tự động kịp thời khi có sự cố.

Quan trắc nước nuôi trồng thủy sản
• 14:35 05/02/2020

Lưu ý về môi trường trong ao nuôi tôm nước lợ

Quản lý môi trường ao nuôi tôm nước lợ là khâu quan trọng, đòi hỏi người nuôi có sự hiểu biết cần thiết về mối quan hệ giữa các yếu tố môi trường và biến động của chúng.Từ đó, có biện pháp điều chỉnh phù hợp, giảm nguy cơ thiệt hại, góp phần vào thành công của vụ nuôi.

Lưu ý về môi trường trong ao nuôi tôm nước lợ
• 08:46 30/10/2019

Năng xuất nuôi tôm thẻ chân trắng công nghệ cao và các yếu tố kỹ thuật

Năng suất sản xuất tôm thẻ chân trắng mô hình siêu thâm canh, công nghệ cao dao động 4 - > 8 tấn/1.000 m2. Với mật độ thả dày ≥ 250 con/m2, mức nước sâu (h > 1,5m). Tỷ lệ sống > 70 %, tôm phát triển tốt, tăng trưởng đạt mức cao, ADG: 0, 3 – 0,4 gr/ngày. Đạt size tôm lớn 28 – 26 con/kg sau 100 ngày nuôi.

Tôm thẻ chân trắng
• 09:00 13/04/2025

Kỹ thuật nuôi tôm sú và các biện pháp phòng bệnh

Tôm sú (Penaeus monodon) là một trong những đối tượng nuôi trồng thủy sản có giá trị kinh tế cao tại Việt Nam và nhiều nước trong khu vực Đông Nam Á. Tôm sú thích nghi tốt với môi trường nước lợ và có tốc độ tăng trưởng nhanh, giá trị dinh dưỡng cao và được thị trường quốc tế ưa chuộng. Tuy nhiên, nghề nuôi tôm sú hiện đang đối mặt với nhiều thách thức, đặc biệt là các vấn đề về dịch bệnh. Bài viết này sẽ giới thiệu các kỹ thuật nuôi tôm sú trong môi trường nước lợ và các biện pháp phòng bệnh hiệu quả.

Tôm sú
• 13:20 02/04/2025

Chủ động xét nghiệm tôm giống đầu vào để làm gì?

Việc lựa chọn tôm giống chất lượng là bước khởi đầu quan trọng nhất để đảm bảo một vụ mùa bồi thu. Trong đó, chủ động xét nghiệm tôm giống đầu vào là một bước làm cần thiết, nhất là trong bối cảnh ngành nuôi tôm đang đối mặt với nhiều thách thức như dịch bệnh và biến đổi khí hậu.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:31 31/03/2025

Làm sao để nhận biết men ủ đã thành công hay chưa?

Ủ men vi sinh đóng vai trò quan trọng giúp cải thiện môi trường ao nuôi và tăng cường sức khỏe tôm. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách nhận biết men ủ đã thành công hay chưa. Việc kiểm tra này giúp bà con đảm bảo men hoạt động hiệu quả trước khi đưa vào ao tôm, tránh lãng phí công sức và chi phí.

Tôm thẻ chân trắng
• 09:00 29/03/2025
• 03:41 13/05/2025
• 03:41 13/05/2025

mai test kw lần 1

Để đánh giá chất lượng nước ao nuôi tôm, bà con cần nắm được các chỉ tiêu môi trường ao nuôi tôm cụ thể. Từ đó sẽ dễ dàng theo dõi và kiểm soát nước nuôi tốt hơn. Trong bài viết này sẽ đề cập đến 12 chỉ tiêu môi trường ao nuôi tôm mà bà con cần nắm để quản lý ao nuôi tôm của mình, giúp nâng cao chất lượng mùa vụ.

test
• 03:41 13/05/2025

Mai test keyword

Để đánh giá chất lượng nước ao nuôi tôm, bà con cần nắm được các chỉ tiêu môi trường ao nuôi tôm cụ thể. Từ đó sẽ dễ dàng theo dõi và kiểm soát nước nuôi tốt hơn. Trong bài viết này sẽ đề cập đến 12 chỉ tiêu môi trường ao nuôi tôm mà bà con cần nắm để quản lý ao nuôi tôm của mình, giúp nâng cao chất lượng mùa vụ.

• 03:41 13/05/2025

Phát hiện tôm bệnh trong ao

Nuôi tôm là một trong những ngành nuôi trồng thủy sản có giá trị kinh tế cao và đang phát triển mạnh ở nhiều quốc gia, đặc biệt là Việt Nam. Tuy nhiên, một trong những thách thức lớn nhất đối với người nuôi tôm hiện nay là vấn đề dịch bệnh – nguyên nhân hàng đầu gây thiệt hại nghiêm trọng về năng suất và lợi nhuận. Việc phát hiện tôm bệnh trong ao một cách sớm và chính xác không chỉ giúp hạn chế rủi ro, mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo sự bền vững của mô hình nuôi tôm công nghiệp lẫn truyền thống.

Tôm thẻ chân trắng
• 03:41 13/05/2025
Some text some message..