Nghiên cứu cải thiện sự hấp dẫn trong thức ăn tôm thẻ chân trắng

Một nhóm các nhà nghiên cứu tại Đại học bang Georgia, Hoa kỳ và công ty Integrated Aquaculture International (IAI – Tích hợp nuôi trồng thủy sản quốc tế) đang tìm cách cải thiện sự hấp dẫn của thức ăn trong nuôi tôm.

Phụ gia trong thức ăn tôm
Bột nhuyễn thể- phụ gia trong thức ăn

Các thí nghiệm ban đầu của dự án đã được công bố trên tạp chí Nuôi trồng thủy sản đã chỉ ra những gì hấp dẫn trong thức ăn và những gì có thể sử dụng để cải thiện lượng Protein trong thức ăn dạng viên sử dụng cho các động vật biển. Giáp sư nghiên cứu chính của dự án Charles Derby, khoa thần kinh và sinh học tại Đại học Georgia.

Nhóm nghiên cứu bắt đầu với việc tìm hiểu sự hấp dẫn từ bột nhuyễn thể và phản ứng của chúng khi sử dụng trong các thức ăn dạng viên. Một loạt những thí nghiệm, kiểm tra những hỗn hợp mùi hương có thể bổ sung vào thức ăn.
“Tôi nghĩ rằng phụ gia nhuyễn thể sẽ không kích thích động vật ăn nhanh hơn mà các loài thủy sản vẫn ăn ở tốc độ tương tự, nhưng chúng ăn nhiều hơn trong thời gian lâu hơn.”

Tại sao nhuyễn thể lại là sự thay thế 

Thức ăn cho thủy sản có nguyên liệu thường là bột cá: bột cá được sử dụng cho 63% tổng lượng thức ăn thủy sản toàn cầu năm 2009, với các loài giáp xác thức ăn sử dụng bột cá chiếm tới 26% (Tacon and Metian, 2008 and Chamberlain, 2010)”.
Trong nuôi tôm, thức ăn được làm từ bột đậu nành hoặc các sản phẩm có nguồn gốc thực vật ngày càng được sử dụng nhiều hơn. Tuy nhiên, những thức ăn này lại kém hấp dẫn và kém ngon miệng hơn với tôm.

Hiện nay ngày càng tăng sự quan tâm trong việc sử dụng các chất tạo hấp dẫn (chất nhử) hoặc các chất kích thích ăn uống có thể được thêm vào thức ăn có nguồn gốc thực vật để cải thiện thức ăn và giảm lãng phí dư thừa thức ăn.

“Hiệu quả của thức ăn nhuyễn thể, các động vật khác, hoặc các hóa chất như chất kích thích phụ gia hóa học thường được đánh giá bằng tốc độ sinh trưởng (e.g. Harpaz, 1997, Felix and Sudharsan, 2004, Smith et al., 2005, Nunes et al., 2011 and Suresh et al., 2011),”

Nhóm nghiên cứu cho biết:" Số liệu này không chỉ ra phân tích các cơ chế cơ bản, chẳng hạn như cơ chế tăng cường hấp thụ hoặc các ảnh hưởng dinh dưỡng trực tiếp bởi các Protein hoặc các chất dinh dưỡng khác được tích hợp, đó là điều quan trọng để thiết kế các chất phụ gia phù hợp nhất.”

 Các nhà nghiên cứu cho biết: "Nghiên cứu ban đầu được thiết kế để khám phá những cơ chế, như xử lý thực phẩm hoặc tỷ lệ chất hấp thụ các bột nhuyễn thể trong các thức ăn dạng viên.Tuy nhiên, mục tiêu cuối cùng của dự án là sự di chuyển sang sử dụng các sản phẩm bột nhuyễn thể và tìm kiếm các phụ gia nhân tạo hoặc phi động vật có thể sử dụng để tăng sức hấp dẫn và ngon miệng cho thức ăn nuôi tôm"

Chi tiết thí các thí nghiệm

Trong thí nghiệm ban đầu, một nhóm tôm thẻ chân trắng Thái Binh Dương được nuôi từ các con giống nhỏ để theo dõi trong hàng loạt các thí nghiệm hành vi.
Thử nghiệm bắt đầu bằng việc đánh giá phản ứng của tôm trước khi trộn dung dịch triết xuất từ các thành phần trong thức ăn và sau đó là dung dịch hòa tan các viên thức ăn. Các dung dịch nước thử nghiệm với sự tích hợp tỷ lệ 0%, 1%, 3%6% bột nhuyễn thể thương mại.

Các viên thức ăn sử dụng trong thí nghiệm có thành phần gồm bột đậu nành, thịt gia cầm chứa nhiều protein, bột mỳ và các thành phần khác. Và công việc của các nhà nghiên cứu là tìm ra cơ chế cơ bản tại sao các viên tích hợp nhuyễn thể lại có sức hấp dẫn hơn.
Ở giai đoạn tiếp theo của thí nghiệm, hàng loạt các viên thức ăn trong 4 chế độ ăn với tỷ lệ nhuyễn thể nêu trên được cung cấp và con số tiêu thụ được ghi lại. “Đối với mỗi con vật, thời gian để ăn mỗi viên được tính bở tỷ lệ ăn (mg/phút), tổng số lượng viên được ăn tổng khối lượng các viên và tổng thời gian ăn được ghi lại và tính toán”

Những kết quả đầu tiên

Theo các nhà nghiên cứu, thí nghiệm với dung dịch chứa bột nhuyễn thể đã chứng minh rằng nó hấp dẫn với các loài thủy sản.
Khi bột nhuyễn thể hiện diện trong nước tôm trở nên “nhanh hơn, tiến lên thăm dò và vồ lấy những bọt khí phát ra bởi thức ăn, ở ngay nồng độ nhuyễn thể thấp hơn 13,3 μg/ml”
Trong giai đoạn cuối của thí nghiệm, các nhà nghiên cứu nhận thấy ở tỷ lệ 6% bột nhuyễn thể, tôm ăn nhiều viên thức ăn hơn trong suốt 60 phút thí nghiệm. Ở các tỷ lệ thấp hơn của bột nguyên thể có kết quả gần với thí nghiệm thức ăn không chứa bột nhuyễn thể.
Trong một thí nghiệm 3 giờ đồng hồ, kết quả vẫn là cao nhất với tỷ lệ 6% bột nhuyễn thể.
Các viên nhuyễn thể hấp dẫn hơn trong các thí nghiệm dài hơn 60 phút chứ không phải trong các bài thí nghiệm mô tphongr ngắn. Các nhà nghiên cứu cũng nhận thấy sự tích hợp các loài nhuyễn thể vào thức ăn không làm tôm ăn nhiều hơn, nhưng chúng ăn nhiều thức ăn hơn.
Tóm lại, kết quả của chúng tối ủng hộ ý tưởng bột nhuyễn thể là một hóa chất kích thích mang lại hiệu quả lớn khi được tích hợp vào thức ăn dạng viên, chúng rạo ra sự ngon miệng, kéo dài thời gian ăn và nhờ đó số lượng thức ăn được tiêu thụ tăng lên trong khi tốc độ ăn của tôm không thay đổ.” Các nhà nghiên cứu cho biết.
Nhóm nghiên cứu cũng phát hiện ra rằng có một mối liên hệ giữa việc làm thế nào để hấp dẫn tôm tìm đến thức ăn và chúng có thể ăn bao nhiêu, GS, Derby nói.
Bước nghiên cứu tiếp theo
Dựa trên những thông tin thu thập được, nhóm nghiên cứu đã thiết kế một bộ bốn chế độ ăn riêng biệt cho một quy trình nghiên cứu. Chúng bao gồm: chế dộ Control (kiểm soát – không chứa bột nhuyễn thể), chế độ chứa 5% bột nghuyễn thể, chế độ chứa 1% bột nhuyễn thể hoặc chế độ chứa 5% bột nhuyễn thể hòa trộn với các phụ gia phi động vật.
Các hỗn hợp được tạo ra dựa trên tính hấp dẫn của chúng với tôm và sự tiết kiệm về giá thành. Các thành phần được sử dụng cũng không nên ảnh hưởng tới các điều kiện tự nhiên như thường thấy với bột cá.

“Hóa ra là nồng độ thấp hơn với sự hòa trộn có hiệu quả hơn. Và 1% tốt hơn 5%. Sự hòa trộn 1% có thể rẻ hơn so với 5%” GS. Derby cho biết.

Ngoài ra, nhóm hiện đang chạy một tỷ lệ lớn hơn nuôi thương phẩm thí nghiệm tìm cách ứng dụng của các sản phẩm thử nghiệm trong một khoảng thời gian tám tuần, Derby cho biết. Trong đó 150 loài động vật đang được cho ăn một trong bốn chế độ ăn kiêng.

Ngoài ra, nhóm nghiên cứu hiện cũng đang thử nghiệm với một tỷ lệ lớn tôm nuôi thương phẩm để tìm cách ứng dụng sản phẩm, trong vòng thời gian 8 tuần. 150 cá thể tôm đang được cho ăn trong với bốn chế độ ăn trên.
Kết quả, tôm được cho ăn với chế độ ăn uống với 1% nhuyễn thể đang đạt tốc độ sinh trưởng lớn nhất, nhưng cũng không có quá nhiều chênh lệch với tôm được cho ăn với tỷ lệ 5% bột nhuyễn thể.
“Thêm 1% hoặc 5% bột nhuyễn thể thúc đẩy tốc độ tăng trưởng của tôm. Tỷ lệ tăng trưởng của chúng nhanh hơn trong mỗi tuần của 6 tuần đầu"

Khi dự án kết thúc, bước tiếp theo trong trương lại sẽ là mở rộng quy mô và chạy thử nghiệm trong các ao nhỏ. “Nếu công trình nghiên cứu này thành công, chúng ta có thể điều chỉnh áp dụng cho nhiều loài khác nhau trong các giai đoạn sinh trưởng của chúng.” GS. Derby cho biết thêm.
 

CAM VU
Đăng ngày 15/03/2017
Kỹ thuật

Tổng quan về công nghệ MBBR trong nuôi trồng thủy sản

MBBR là Moving Bed Biofilm Reactor, hứa hẹn là công nghệ xử lý nước thải ưu việt trong nuôi trồng thủy sản.

công nghệ MBBR
• 18:17 25/09/2021

Xử lý nước thải chế biến thủy sản bằng công nghệ SNAP

Xử lý nước thải chế biến thủy sản bằng công nghệ SNAP không chỉ loại bỏ hiệu quả nồng độ Ammonium mà còn xử lý đến 90% chất hữu cơ.

Chế biến cá tra
• 07:00 22/04/2020

Quan trắc nước nuôi trồng thủy sản bằng cảm biến nano

Sử dụng được cả trên bờ, dưới nước để quan trắc chất lượng nước, hệ thống cảm biến nano do Viện Công nghệ nano (INT) thuộc Đại học Quốc gia TPHCM nghiên cứu giúp người nuôi trồng thủy sản yên tâm khi chất lượng nước nuôi được cảnh báo tự động kịp thời khi có sự cố.

Quan trắc nước nuôi trồng thủy sản
• 14:35 05/02/2020

Lưu ý về môi trường trong ao nuôi tôm nước lợ

Quản lý môi trường ao nuôi tôm nước lợ là khâu quan trọng, đòi hỏi người nuôi có sự hiểu biết cần thiết về mối quan hệ giữa các yếu tố môi trường và biến động của chúng.Từ đó, có biện pháp điều chỉnh phù hợp, giảm nguy cơ thiệt hại, góp phần vào thành công của vụ nuôi.

Lưu ý về môi trường trong ao nuôi tôm nước lợ
• 08:46 30/10/2019

Năng xuất nuôi tôm thẻ chân trắng công nghệ cao và các yếu tố kỹ thuật

Năng suất sản xuất tôm thẻ chân trắng mô hình siêu thâm canh, công nghệ cao dao động 4 - > 8 tấn/1.000 m2. Với mật độ thả dày ≥ 250 con/m2, mức nước sâu (h > 1,5m). Tỷ lệ sống > 70 %, tôm phát triển tốt, tăng trưởng đạt mức cao, ADG: 0, 3 – 0,4 gr/ngày. Đạt size tôm lớn 28 – 26 con/kg sau 100 ngày nuôi.

Tôm thẻ chân trắng
• 09:00 13/04/2025

Kỹ thuật nuôi tôm sú và các biện pháp phòng bệnh

Tôm sú (Penaeus monodon) là một trong những đối tượng nuôi trồng thủy sản có giá trị kinh tế cao tại Việt Nam và nhiều nước trong khu vực Đông Nam Á. Tôm sú thích nghi tốt với môi trường nước lợ và có tốc độ tăng trưởng nhanh, giá trị dinh dưỡng cao và được thị trường quốc tế ưa chuộng. Tuy nhiên, nghề nuôi tôm sú hiện đang đối mặt với nhiều thách thức, đặc biệt là các vấn đề về dịch bệnh. Bài viết này sẽ giới thiệu các kỹ thuật nuôi tôm sú trong môi trường nước lợ và các biện pháp phòng bệnh hiệu quả.

Tôm sú
• 13:20 02/04/2025

Chủ động xét nghiệm tôm giống đầu vào để làm gì?

Việc lựa chọn tôm giống chất lượng là bước khởi đầu quan trọng nhất để đảm bảo một vụ mùa bồi thu. Trong đó, chủ động xét nghiệm tôm giống đầu vào là một bước làm cần thiết, nhất là trong bối cảnh ngành nuôi tôm đang đối mặt với nhiều thách thức như dịch bệnh và biến đổi khí hậu.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:31 31/03/2025

Làm sao để nhận biết men ủ đã thành công hay chưa?

Ủ men vi sinh đóng vai trò quan trọng giúp cải thiện môi trường ao nuôi và tăng cường sức khỏe tôm. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách nhận biết men ủ đã thành công hay chưa. Việc kiểm tra này giúp bà con đảm bảo men hoạt động hiệu quả trước khi đưa vào ao tôm, tránh lãng phí công sức và chi phí.

Tôm thẻ chân trắng
• 09:00 29/03/2025
• 01:21 16/05/2025
• 01:21 16/05/2025
• 01:21 16/05/2025
• 01:21 16/05/2025

mai test kw lần 1

Để đánh giá chất lượng nước ao nuôi tôm, bà con cần nắm được các chỉ tiêu môi trường ao nuôi tôm cụ thể. Từ đó sẽ dễ dàng theo dõi và kiểm soát nước nuôi tốt hơn. Trong bài viết này sẽ đề cập đến 12 chỉ tiêu môi trường ao nuôi tôm mà bà con cần nắm để quản lý ao nuôi tôm của mình, giúp nâng cao chất lượng mùa vụ.

test
• 01:21 16/05/2025
Some text some message..