Ngành tôm châu Á chao đảo vì EMS

Hội chứng tôm chết sớm (EMS)/Hội chứng hoại tử gan tụy cấp tính ở tôm nuôi (AHPNS) đang đặt ngành tôm châu Á đứng trước chuỗi ngày đen tối, tác động mạnh đến chuỗi cung ứng toàn cầu...

EMS, bệnh tôm
Nhiều công ty chế biến tôm ở Thái Lan phải giảm thời gian làm việc xuống còn 3 ngày/tuần do giá nguyên liệu tăng cao - Nguồn: Washingtonpost.com

Ám ảnh EMS

Hiệp hội Thực phẩm đông lạnh Thái Lan (TFFA) dự đoán, năm 2013, sản lượng tôm Thái Lan có thể giảm 25 - 35% do EMS tấn công ao nuôi ở miền đông và nam nước này; các trại nuôi tôm ở miền bắc có thể thiệt hại khoảng 60% sản lượng; các trại miền nam (khu vực nuôi tôm chính) chỉ còn khoảng 30% sản lượng.

Do không thể đảm bảo mùa vụ mới triển vọng hơn, một số trại nuôi tôm Thái Lan đang “treo ao”; một số trại nuôi chỉ hoạt động 40 - 50% công suất, còn lại bỏ trống để giảm thiểu nguy cơ. Nhiều công ty chế biến tôm Thái Lan đã phải giảm thời gian làm việc xuống còn 3 ngày/tuần do giá nguyên liệu tăng cao.
Giám đốc điều hành của Siam Canadian, Jim Gulkin cho biết: Trung Quốc, Việt Nam, Thái Lan và Indonesia đang phải đối diện các vấn đề sản xuất tôm do dịch bệnh. Ngành tôm không chỉ bị ảnh hưởng bởi EMS mà còn nhiều dịch bệnh khác. Tuy nhiên, EMS là hội chứng mới nên đang thu hút quan tâm. Đáng lo ngại hơn, tới nay vẫn chưa tìm ra nguồn gốc cũng như nguyên nhân gây bệnh EMS, nên chưa thể có cách điều trị căn cơ.

Do đâu?

Theo các nhà khoa học, nguyên nhân chính có thể do người nuôi không dành đủ thời gian phơi nắng ao nuôi và khử trùng cơ sở nuôi sau thu hoạch. Ngoài ra, còn do tôm bố mẹ và tôm giống từ các trại giống yếu, dễ nhiễm bệnh.

Nhiều cơ quan chức năng đang khuyến cáo người nuôi phơi ao trong vài tháng trước khi thả nuôi vụ mới, nhằm hạn chế dịch bệnh. Nhưng điều này thường nói dễ hơn làm, vì tôm có giá trị cao nên nông dân thường nhanh chóng thả giống bổ sung sớm, thậm chí ngay sau vụ tôm thất bát. Tuy vậy, hiện nay phần lớn người nuôi ở Thái Lan đang tuân thủ khuyến cáo này và để phơi ao, dẫn đến tình trạng thiếu nguyên liệu trầm trọng.

Một nhà cung cấp tôm của Thái Lan cho rằng, đang có nhầm lẫn lớn về bản chất vấn đề, nhiều dịch bệnh và sự cố đều được gói gọn dưới cái tên EMS. Cụm từ “EMS” được sử dụng cho mọi trường hợp khi tôm chết sớm hơn bình thường. Tuy nhiên, có một số dịch bệnh và sự cố khác cũng làm tôm chết sớm. Ví dụ, Hội chứng đốm trắng (WSSV), thời tiết lạnh - chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm lớn, vệ sinh ao nuôi. Nhiều con tôm giống chỉ sống được 45 - 95 ngày sau khi thả nuôi. Đến nay vẫn chưa thể xác định chính xác nguyên nhân khiến tôm chết và chưa tìm ra giải pháp thực tế nào. Một loạt giả định như: phát hiện sinh vật phù du trong tảo lam, nước nhiễm độc, ký sinh trùng trong tôm bố mẹ và tôm giống, biến đổi thời tiết và di truyền, hoặc xuất hiện một loại virus chưa được xác định... được đưa ra để giải thích là nguyên nhân khiến tỉ lệ tôm chết sớm cao. Ngoài ra, cũng có ý kiến cho rằng, người nuôi sử dụng ao nuôi quá tải, không đủ thời gian phơi nắng ao nuôi... Dù nguyên nhân gì thì tỉ lệ tôm chết cao vẫn đang gây thiệt hại ngành tôm Thái Lan nói riêng, châu Á nói chung.

Tác động thị trường

Bualuang Securities, một công ty dịch vụ tài chính của Thái Lan cho biết, đã có sự sụt giảm trong sản lượng tôm nuôi của Thái Lan trong quý IV/2012, do 15 - 20% các trại nuôi tôm nước này bị ảnh hưởng bởi sự bùng phát EMS. Nhiều khả năng, ngành tôm Thái Lan sẽ phải đối diện việc thiếu tôm nguyên liệu kéo dài đến cuối tháng 5 hoặc sang tháng 6/2013. Điều này sẽ tác động tiêu cực đến Công ty Charoen Pokphand Foods (CPF) của Thái Lan khi 12% tổng doanh thu của Công ty này do tôm mang lại (6% từ thức ăn chăn nuôi, 4% từ nuôi và 2% từ sản phẩm chế biến và đun nấu).

Năm 2012, ngành nuôi tôm Việt Nam bị ảnh hưởng nặng nề, với 100.766 ha ao nuôi mất mùa do hội chứng EMS. Theo Tổng cục Thủy sản Việt Nam, 45,7% các trại nuôi tôm ở Việt Nam phải đối mặt Hội chứng EMS. Ngoài ra, bệnh đốm trắng và đầu vàng ở tôm cũng gây nhiều khó khăn cho ngành tôm Việt Nam.
Tháng 1/2013, giá tôm tại ba tỉnh nuôi tôm lớn nhất ĐBSCL (Cà Mau, Sóc Trăng và Bạc Liêu) đã tăng 0,48 USD/kg (tương đương 0,36 EUR/kg) trong khi các nhà chế biến không mua được nguyên liệu thô.

>> “Dịch bệnh hiện là thách thức lớn nhất của ngành tôm châu Á. Việt Nam và Indonesia có ngành tôm bị ảnh hưởng nặng nề từ dịch bệnh (EMS và bệnh khác). Hai năm nay, sản lượng tôm nuôi của Việt Nam và Trung Quốc giảm, dẫn đến thiếu nguyên liệu. Vấn đề thiếu nguyên liệu cũng đang diễn ra ở Thái Lan, Indonesia... do dịch bệnh - Jim Gulkin, Giám đốc điều hành của Siam Canadian cho biết. tôm

 

Theo Intrafish, Undercurrentnews
Đăng ngày 03/04/2013
sao mai
Dịch bệnh

Ghẹ vuông chắc thịt không thua ghẹ biển!

Nếu có dịp về Năm Căn, Ngọc Hiển, Ðầm Dơi, ngoài tôm, cua, cá, sò…. thì đừng quên thưởng thức đặc sản ghẹ vuông. Ghẹ vuông chắc thịt, ngon nên được nhiều người dân địa phương, du khách cũng như thị trường tiêu thụ ưa chuộng.

Ghẹ vuông
• 11:58 07/06/2021

Ảnh đẹp thủy sản: Món ăn mang đậm nét đồng quê Việt

Ảnh đẹp thủy sản hôm nay lại mang chúng ta đến gần hơn với những món ăn gắn liền của tuổi thơ qua các nhìn ảnh vô cùng đẹp đẽ, những món ăn mà đã gắn liền với biết bao thế hệ.

Cua đồng.
• 19:49 28/05/2021

Ảnh đẹp: Loài hoa của miền sông nước

Miền Tây không chỉ có sông nước mênh mông mà cảnh sắc lại hữu tình. Kết hợp từ những loài hoa tím hồng rực rỡ hòa quyện tạo nên màu sắc của đồng bằng. Đi đâu chúng ta cũng có thể bắt gặp dễ dàng các loài hoa ấy.

Hoa sen.
• 12:13 24/05/2021

Nhật ký về quê

Quê hương là chùm khế ngọt, dù bạn có đi xa bao lâu thì quê hương cũng luôn mở vòng tay chào đón bạn quay trở về, nếu có một ngày bản thân cảm thấy mệt mỏi ở chốn sài gòn nhộn nhịp thì hãy tạm gác mọi chuyện về quê một chuyến nhé!

Tôm càng xanh.
• 13:44 20/05/2021
• 10:34 17/04/2025

Vi bào tử trùng EHP: Hiểu để phòng trị hiệu quả

Bệnh EHP (Enterocytozoon Hepatopenaei), hay còn gọi là bệnh vi bào tử trùng EHP, một trong những mối đe dọa nghiêm trọng đối với ngành tôm.T

Tôm thẻ
• 10:09 08/04/2025

Nguyên nhân khiến tôm nuôi bị rớt

Trong quá trình nuôi tôm, nhiều bà con đã gặp tình trạng tôm rớt đáy liên tục, gây thiệt hại lớn về kinh tế. Việc tôm chết rơi rạc hoặc ốm yếu trong thời gian ngắn có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau. Hiểu rõ các nguyên nhân và cách khắc phục sẽ giúp bà con giảm thiểu rủi ro, đảm bảo năng suất và lợi nhuận trong nuôi trồng.

Tôm rớt đáy
• 09:31 20/03/2025

Hiện tượng cong thân, đục cơ trên tôm

Bệnh cong thân là bệnh lý phổ biến trong ngành nuôi tôm, thường bắt gặp nhiều nhất trên tôm thẻ chân trắng.

Tôm cong thân
• 10:16 11/03/2025
• 17:30 13/05/2025
• 17:30 13/05/2025
• 17:30 13/05/2025
• 17:30 13/05/2025

mai test kw lần 1

Để đánh giá chất lượng nước ao nuôi tôm, bà con cần nắm được các chỉ tiêu môi trường ao nuôi tôm cụ thể. Từ đó sẽ dễ dàng theo dõi và kiểm soát nước nuôi tốt hơn. Trong bài viết này sẽ đề cập đến 12 chỉ tiêu môi trường ao nuôi tôm mà bà con cần nắm để quản lý ao nuôi tôm của mình, giúp nâng cao chất lượng mùa vụ.

test
• 17:30 13/05/2025
Some text some message..