Ngăn chặn nạn khai thác hủy diệt

Ở các tỉnh vùng Đông Nam bộ, nguồn lợi thủy sản tự nhiên trên các sông, hồ, kênh, rạch nội đồng rất phong phú và đa dạng. Song những năm gần đây, nguồn lợi thủy sản tự nhiên đã giảm mạnh một cách đáng báo động.

Nuôi cá trên lòng hồ
Nuôi cá trên lòng hồ Trị An tạo nhiều thu nhập cho người dân Đồng Nai

Khai thác kiểu “tận diệt”

Như thường lệ, vào khoảng 19 giờ, ông Nguyễn Đình Nên, một người dân chuyên sống bằng nghề đánh bắt cá ở xã Đức Hạnh, huyện Bù Gia Mập (tỉnh Bình Phước) lại chuẩn bị dụng cụ hành nghề cho một đêm làm việc mới. Bộ dụng cụ gồm một bình ắc quy và hai cái vợt tự chế, được ông nâng niu như chính đứa con của mình. Bởi nhờ chúng vợ con ông có những bữa cơm nóng hổi. Khu vực ông đánh bắt cá mỗi ngày là hồ thủy điện Cần Đơn, thủy điện Thác Mơ. Mỗi ngày, trung bình ông kiếm được từ 5 - 10kg cá các loại, bán được từ 150.000 đồng - 200.000 đồng. Hầu hết cá khi vớt lên đều đã chết do ông sử dụng bình ắc quy điện công suất lớn để chích cho cá chết hàng loạt, sau đó dùng vợt vớt lên.

Theo ông Nên, hầu hết các hộ dân sống bằng nghề đánh bắt cá trên khu vực hồ thủy điện Cần Đơn, thủy điện Thác Mơ đều sử dụng bình ắc quy điện công suất lớn để chích cá, thậm chí đánh thuốc nổ... “Ở những khu vực này dòng nước rất sâu, lại chảy xiết nên có muốn giăng lưới, đặt lờ cũng không được. Do đó, chúng tôi đành phải lén đánh bắt theo kiểu này và vớt được con nào hay con ấy. Cũng biết sẽ gây thiệt hại nguồn thủy sinh nhưng không làm thì lấy gì nuôi sống gia đình”, ông Nguyễn Đình Nên giải thích.

Ở tỉnh Đồng Nai cũng không ngoại lệ, trong đó hồ Trị An ở huyện Vĩnh Cửu là một điển hình. Với diện tích trên 32.000ha, hồ Trị An là hồ nước nhân tạo lớn nhất Việt Nam. Ngoài nhiệm vụ chính phát điện, phân lũ, điều tiết nước phục vụ nông nghiệp và cung cấp nước sinh hoạt cho vùng hạ lưu, phát triển du lịch, hồ Trị An còn tạo ra nguồn tài nguyên thủy sản rất đa dạng và phong phú với trên 100 loài cá, 12 loài tôm nước ngọt. Điển hình như: cá Mơn, cá Sóc, cá Ngựa xám, cá Duồng xanh, cá Măng rỗ, cá Chiên… Tuy nhiên, với cách đánh bắt cá theo kiểu “tận diệt” như dùng mắt lưới kích cỡ nhỏ, sử dụng chất nổ, chất độc, xung điện... nên những năm qua, sản lượng thủy sản trong hồ đã giảm đi đáng kể.

Tái tạo nguồn thủy sản

Để góp phần ngăn chặn việc đánh bắt thủy sản mang tính hủy diệt, UBND tỉnh Bình Phước đã phê duyệt chương trình bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2014 - 2020. Theo đó, tỉnh hỗ trợ kinh phí cho Trung tâm Thủy sản tỉnh Bình Phước thả con giống, tạo điều kiện cho thảm thực vật, rong rêu phát triển để làm nguồn thức ăn cho tôm cá. Các khu bảo vệ thủy sản là vùng cấm khai thác, để tôm cá phát triển và sinh sản. Sau đó nguồn lợi được phát tán, bổ sung ra các vùng đầm phá xung quanh, nơi ngư dân được phép khai thác. Chương trình triển khai dựa vào cộng đồng, nghĩa là người dân tự thành lập và quản lý. Khi được giao quản lý diện tích mặt nước, người dân sẽ có ý thức hơn trong việc bảo vệ nguồn lợi thủy sản. Theo số liệu thống kê của Trung tâm Thủy sản tỉnh Bình Phước, từ năm 2014 đến nay đã có hơn 100.000 con giống được thả xuống các khu vực lòng hồ có diện tích mặt nước lớn. Toàn tỉnh đã có 5 khu bảo vệ thủy sản với tổng diện tích gần 4.500ha. Chính nhờ những nỗ lực đó nên nhận thức của ngư dân từng bước được nâng cao, góp phần phát huy vai trò chủ thể trong việc bảo vệ nguồn lợi thủy sản.

Cũng với mục đích trên, UBND tỉnh Đồng Nai đã chỉ đạo Khu bảo tồn thiên nhiên - văn hóa Đồng Nai và các ban, ngành liên tăng cường giáo dục ngư dân chấp hành các quy định về khai thác thủy sản, không sử dụng ngư cụ bị cấm, chất nổ, xung điện, chất độc để khai thác thủy sản. Do đó, tình trạng đánh bắt theo kiểu hủy diệt đã giảm đi đáng kể. Ngoài ra, kể từ năm 2010, UBND tỉnh Đồng Nai cho phép Khu bảo tồn thiên nhiên - văn hóa Đồng Nai trích một phần kinh phí từ nguồn thu quản lý hồ Trị An để thả bổ sung vào hồ khoảng 2 triệu cá giống các loại/năm (chủ yếu là cá Chép, cá Trôi, cá Trắm, cá Mè…) nhằm tái tạo, ổn định nguồn lợi thủy sản. Đây là việc làm thường xuyên và thiết thực, mang lại nhiều lợi ích cho cộng đồng, vừa góp phần tái tạo, phục hồi các loài thủy sản, cải tạo môi trường, cân bằng hệ sinh thái, vừa tạo ý thức bảo vệ nguồn lợi thủy sản trong nhân dân.
Ông Trần Văn Mùi, Giám đốc Khu bảo tồn thiên nhiên - văn hóa Đồng Nai, cho biết: Thời gian tới, Sở NN-PTNT tỉnh Đồng Nai sẽ phối hợp với khu thực hiện chương trình tái tạo nguồn lợi thủy sản, tạo sinh kế bền vững cho người nuôi cá; thành lập thêm các dự án dựa vào cộng đồng. Nghĩa là người dân tự thành lập và quản lý diện tích mặt nước được khai thác. Cùng với đó là các biện pháp phục hồi sinh thái, nguồn lợi thủy sản, tăng cường kiểm tra, xử lý các vi phạm trong khai thác thủy sản. Đặc biệt là tình trạng đánh bắt thủy sản bằng các phương tiện hủy diệt, tận diệt.

Báo Sài Gòn Giải Phóng, 24/07/2015
Đăng ngày 25/07/2015
Đức Trung - Thục Vy
Môi trường

Mai test keyword

Để đánh giá chất lượng nước ao nuôi tôm, bà con cần nắm được các chỉ tiêu môi trường ao nuôi tôm cụ thể. Từ đó sẽ dễ dàng theo dõi và kiểm soát nước nuôi tốt hơn. Trong bài viết này sẽ đề cập đến 12 chỉ tiêu môi trường ao nuôi tôm mà bà con cần nắm để quản lý ao nuôi tôm của mình, giúp nâng cao chất lượng mùa vụ.

• 10:19 16/04/2025

Thừa Thiên - Huế: Đầm phá ô nhiễm, dân kêu trời

Hàng ngàn hộ dân ở 33 xã, phường, thị trấn sống dựa vào đầm phá Tam Giang - Cầu Hai (tỉnh Thừa Thiên - Huế), đang khốn khổ vì nguồn nước ô nhiễm nghiêm trọng.

Ô nhiễm đầm phá ở Thừa Thiên - Huế
• 14:32 14/03/2023

Sản xuất xà phòng từ chất nhầy ốc sên

Một con ốc sên sẽ tạo ra khoảng 2g chất nhờn. Để sản xuất 15 thanh xà phòng trọng lượng 100g, anh Desrocher ở thị trấn Wahagnies, miền Bắc nước Pháp cần khoảng 40 con ốc sên. Ảnh: Reuters

Xà phòng từ ốc sên
• 10:17 09/02/2023

Yên Bái: Thả hơn 30 nghìn cá giống xuống hồ Thác Bà trong ngày ông Công, ông Táo

Ngày 14/1, huyện Yên Bình (Yên Bái) đã tổ chức thả cá bổ sung nguồn lợi thủy sản hồ Thác Bà năm 2023 gắn với phong tục thả cá chép ngày 23 tháng Chạp.

Thả cá
• 12:02 19/01/2023

Có nên áp dụng cơ chế thưởng cho người báo tin xả rác giống như xuyệt điện thủy sản?

Trong bối cảnh bảo vệ môi trường ngày càng được chú trọng, việc xử lý các hành vi vi phạm môi trường như xả rác bừa bãi đang trở thành một thách thức lớn. Một trong những giải pháp được nhiều địa phương triển khai để khuyến khích người dân tham gia giám sát, tố giác vi phạm là cơ chế khen thưởng cho người báo tin, đặc biệt là những hành vi xả rác. Liệu cơ chế này có thể áp dụng hiệu quả như mô hình "treo thưởng" chống xuyệt điện thủy sản tại Cà Mau?

• 10:16 08/04/2025

Xử lý chất thải và bảo vệ môi trường trong các trang trại nuôi tôm hiện đại

Xử lý chất thải và bảo vệ môi trường trong các trang trại nuôi tôm hiện đại là một yếu tố quan trọng giúp giảm thiểu tác động tiêu cực của hoạt động nuôi trồng thủy sản đối với hệ sinh thái xung quanh, đồng thời nâng cao hiệu quả sản xuất và phát triển bền vững. Trong bối cảnh ngành nuôi tôm đang đối mặt với các vấn đề môi trường như ô nhiễm nước, suy giảm chất lượng đất và khí thải, việc áp dụng công nghệ xử lý chất thải tiên tiến và các biện pháp bảo vệ môi trường là rất cần thiết.

Nước thải
• 09:00 07/04/2025

Phân tích dòng rác thải nhựa trong nuôi tôm ở tỉnh Sóc Trăng

Nuôi tôm nước lợ đang sử dụng và thải ra lượng rác nhựa rất lớn, trở thành vấn đề cấp bách phải giải quyết để bảo vệ môi trường, phát triển kinh tế xanh. Nhằm hỗ trợ việc giải quyết, Tổ chức Hợp tác Phát triển Đức (GIZ) vừa nghiên cứu phân tích dòng rác thải nhựa trong nuôi tôm ở tỉnh Sóc Trăng, đưa ra khuyến nghị “Giảm thiểu-Tái sử dụng-Tái chế” (3R).

Rác thải nhựa
• 09:00 05/04/2025

Phương pháp nuôi tôm đa tầng kết hợp rong biển hoặc cá trong mô hình sinh thái tích hợp

Phương pháp nuôi tôm đa tầng kết hợp rong biển hoặc cá trong mô hình sinh thái tích hợp (IMTA - Integrated Multi-Trophic Aquaculture) là một phương pháp nuôi trồng thủy sản bền vững, tận dụng mối quan hệ giữa các loài trong hệ sinh thái để tối ưu hóa sản xuất, giảm thiểu tác động môi trường và tăng cường hiệu quả kinh tế.

Rong biển
• 10:02 28/03/2025
• 01:02 15/05/2025
• 01:02 15/05/2025
• 01:02 15/05/2025
• 01:02 15/05/2025

mai test kw lần 1

Để đánh giá chất lượng nước ao nuôi tôm, bà con cần nắm được các chỉ tiêu môi trường ao nuôi tôm cụ thể. Từ đó sẽ dễ dàng theo dõi và kiểm soát nước nuôi tốt hơn. Trong bài viết này sẽ đề cập đến 12 chỉ tiêu môi trường ao nuôi tôm mà bà con cần nắm để quản lý ao nuôi tôm của mình, giúp nâng cao chất lượng mùa vụ.

test
• 01:02 15/05/2025
Some text some message..