Mùa càng cúm ở La Gi

Theo những ngư dân ở khu vực cảng cá La Gi mùa đánh bắt càng cúm là từ tháng Ba cho tới tháng Bảy, tháng Tám. Lúc này, ven biển khu vực Bình Thuận lúc nào cũng có càng cúm.

Mùa càng cúm ở La Gi
Càng cúm

Món quà đại dương

Nhìn bề ngoài, cúm núm (hay còn gọi là càng cúm) có hình dáng thô ráp, xù xì, đôi càng chiếm phần lớn trọng lượng cơ thể. Cúm núm sống phân bố ở nhiều vùng biển ven bờ, đặc biệt là khu vực biển miền Trung, miền Đông và cả ở miền Tây Nam bộ. Thời gian này, cúm núm là nguồn thu chủ yếu của ngư dân vùng biển La Gi, Hàm Tân, Bình Thuận. Ngay sau khi khai thác, ngư dân chỉ lấy hai chiếc càng to của cúm núm, bỏ hẳn phần thân.

“Thực tế, không có ngư dân nào đi biển chỉ đánh bắt riêng càng cúm mà thường là đánh bắt nhiều loại hải sản khác, nhưng những ghe bắt cua, tôm, ghẹ… là những ghe thường xuyên bắt được càng cúm. Như ghe gia đình tôi, có ngày bắt được tới hai chục ký lô càng cúm chứ không ít” - ông Đinh Văn Hòa, một ngư dân ở đây chia sẻ.

Cũng theo ông Hòa, phương pháp khai thác thủy sản giáp xác của ngư dân La Gi tương đối giống nhau là sử dụng lưới để kéo. Có thể là lưới đơn hoặc kéo đôi, tùy theo trang bị tàu và ngư trường. “Lưới kéo giáp xác thường đánh bắt khó khăn hơn so với đánh bắt cá, mực bởi loài giáp xác thường sống lẫn vào các khối san hô, đá dưới tầng đáy biển. Nếu không tính toán kỹ hay nắm rõ địa chất ngư trường thì ngư cụ hư hỏng hết. Hầu hết ngư dân chỉ kéo lưới ở tầng sát đáy hoặc thả lưới ở tầng đáy để chờ đợi chúng đi qua mà thôi”, ông Hòa cho biết thêm.

Mặc dù săn bắt khó khăn, nhưng theo nhiều ngư dân ở cảng La Gi, sơ chế càng cúm nói riêng và các loài thủy sản giáp xác nói chung mới là khâu khó khăn nhất. “Ghe của tôi có 4 phiến lưới, làm nghề thả bẫy giáp xác ở ngoài khơi Bình Thuận. Mùa này, các loài như càng cúm, cua, ghẹ, ốc… là sản phẩm chính. Sau khi rút lưới lên ghe, ngư dân phải gỡ chúng ra ngay.

Lúc này, những hải sản dính lưới thường bám chặt vào mắt lưới, rất khó gỡ. Nếu không có kinh nghiệm thì có thể còn làm hư hỏng lưới nữa. Vì thế, những ghe lưới này thường có đông lao động hơn để sơ chế hải sản gỡ được. Sau khi gỡ, lưới được thả xuống cho mẻ tiếp theo. Tuy nhiên, nếu cua, ghẹ, ốc gỡ xong là đóng bao đưa về cảng thì cúm núm còn phải bẻ càng, vứt phần thân đi”, anh Đào Văn Kiên, một ngư dân khác vừa cập ghe vào cảng vừa kể.

đặc sản, thủy sản đánh bắt thủy sản, càng cúm, hải sản

 Những mẻ lưới có nhiều càng cúm

Đặc sản ngày càng khan hiếm

Hiện nay, khai thác cua ghẹ biển khó một thì khai thác càng cúm khó gấp 3 - 4 lần bởi chúng là loài không quá thông dụng. Bù lại, càng cúm có giá trị cao, được nhiều người săn lùng. “Mỗi ký càng cúm có giá tới 120.000 đồng tại cảng, trong khi ghẹ chỉ khoảng 70.000 - 80.000 đồng. Tuy nhiên, cũng không dễ để có được càng cúm vì chúng chỉ xuất hiện theo mùa và sản lượng cũng không nhiều. Đặc biệt, cua ghẹ lại dễ nuôi nên hiện nay, ngư dân ven biển có thể dễ dàng nhân giống, nuôi trong các lồng bè trên biển chứ càng cúm là sản phẩm tự nhiên. Đó cũng chính là lý do khiến càng cúm luôn được chúng tôi ưu tiên thu mua và đem về thành phố ngay khi ghe thuyền cập cảng”, bà Sáu, một chủ thu mua hải sản ở khu cảng La Gi kể.

Theo bà Sáu, càng cúm có giá trị sử dụng tương đương như cua ghẹ bởi phần thịt chắc và ngọt. Tuy nhiên, phần thân của con cúm núm lại không có nhiều giá trị sử dụng bởi chúng rỗng như chiếc vỏ hộp… có chân vậy. Tuy nhiên, hiện nay nhu cầu của một số người cũng bắt đầu thay đổi. “Năm nay, có nhiều mối hàng ở TPHCM đặt mua cúm núm nguyên con. Nghĩa là dù không sử dụng nhưng họ vẫn mua nguyên con cúm núm về, sau đó tự bẻ càng để ăn. Riêng những nhà hàng, họ còn quan tâm nhiều đến giá trị thẩm mỹ. Vì thế, nếu đặt con cúm núm trên dĩa sẽ đẹp hơn là chỉ đặt hai chiếc càng, dù phần thân của chúng không có giá trị sử dụng”, bà Sáu chia sẻ thêm.

Thời gian này đang là mùa cao điểm khai thác hải sản của ngư dân ở khắp vùng ven biển nước ta, cảng cá La Gi - một trong những cảng cá lớn của tỉnh Bình Thuận luôn nhộn nhịp ghe thuyền. Ngày nào cũng có hàng trăm tấn hải sản được cập cảng, phân loại để đưa đi tiêu thụ. Trong số đó, càng cúm chính là loại hải sản có giá trị ở đây.

Báo GDTĐ
Đăng ngày 20/05/2019
Đoàn Xá
Đánh bắt

Tiềm năng của Astaxanthin trong kháng bệnh do Vibrio

Tiềm năng của astaxanthin khi hoạt động như một chất bảo vệ chống lại stress oxy hóa, giúp tăng đề kháng bệnh do Vibrio gây ra trên cá chẽm.

Astaxanthin
• 11:50 11/08/2021

Vắc xin kép S. agalactiae và S. iniae - Triển vọng phòng bệnh cao

Vắc xin kép S. agalactiae và S. iniae mang đến triển vọng phòng bệnh cao trên cá chẽm.

cá chẽm
• 18:27 22/07/2021

Liều lượng dùng rong nâu để kích thích miễn dịch cá chẽm

Rong nâu Sargassum polycystum mang đến tiềm năng kích thích miễn dịch trong nuôi cá chẽm.

cá chẽm
• 09:02 29/12/2020

Bài học Malaysia: Đừng để phải “gồng mình” chống kim loại nặng!

Nhiễm độc kim loại nặng trong sản phẩm thủy sản là mối nguy lớn. Tuy chưa chắc nồng độ cao đã có khả năng gây hại, nhưng kim loại nặng vẫn làm người tiêu dùng dè dặt hơn với thủy sản.

Cá chẽm.
• 10:46 15/10/2020

Các phương pháp đánh bắt thủy sản bền vững và thân thiện với môi trường

Trong bối cảnh nguồn lợi thủy sản toàn cầu đang đối mặt với nguy cơ cạn kiệt do khai thác quá mức, việc áp dụng các phương pháp đánh bắt bền vững và thân thiện với môi trường trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết.

Tàu cá
• 09:59 24/03/2025

Bình Định: Huyện Phù Mỹ quyết chấm dứt tình trạng tàu cá ngắt kết nối thiết bị VMS

Những ngày qua, tình trạng tàu cá mất kết nối thiết bị giám sát hành trình (VMS) trên địa bàn tỉnh Bình Định, đặc biệt là tại huyện Phù Mỹ, đang gây nhiều lo ngại.

Tàu đánh bắt cá Việt Nam
• 10:01 20/03/2025

Thu "đậm" sau mùa cá cơm tại Quảng Nam

Mùa cá cơm sau Tết mang lại niềm vui lớn cho ngư dân Quảng Nam khi sản lượng dồi dào, giá cả ổn định. Những chuyến tàu đầy ắp cá không chỉ giúp tăng thu nhập mà còn tạo thêm việc làm cho nhiều lao động ven biển.

Cá cơm
• 09:42 04/03/2025

Bình Định: Sản lượng khai thác thủy sản tăng 2,2% so với cùng kỳ

Theo UBND tỉnh Bình Định, từ đầu năm đến nay, mặc dù chịu ảnh hưởng của các đợt không khí lạnh tăng cường. Tuy nhiên, hoạt động khai thác thủy sản vẫn diễn ra tương đối thuận lợi. Sản lượng khai thác thủy sản tháng 01/2025 ước đạt 19.300 tấn, tăng 4,8% so với cùng kỳ, trong đó cá ngừ đại dương ước đạt 680 tấn, tăng 3,3% so với cùng kỳ.

Đánh bắt thủy sản
• 10:26 24/02/2025
• 20:32 07/05/2025
• 20:32 07/05/2025

mai test kw lần 1

Để đánh giá chất lượng nước ao nuôi tôm, bà con cần nắm được các chỉ tiêu môi trường ao nuôi tôm cụ thể. Từ đó sẽ dễ dàng theo dõi và kiểm soát nước nuôi tốt hơn. Trong bài viết này sẽ đề cập đến 12 chỉ tiêu môi trường ao nuôi tôm mà bà con cần nắm để quản lý ao nuôi tôm của mình, giúp nâng cao chất lượng mùa vụ.

test
• 20:32 07/05/2025

Mai test keyword

Để đánh giá chất lượng nước ao nuôi tôm, bà con cần nắm được các chỉ tiêu môi trường ao nuôi tôm cụ thể. Từ đó sẽ dễ dàng theo dõi và kiểm soát nước nuôi tốt hơn. Trong bài viết này sẽ đề cập đến 12 chỉ tiêu môi trường ao nuôi tôm mà bà con cần nắm để quản lý ao nuôi tôm của mình, giúp nâng cao chất lượng mùa vụ.

• 20:32 07/05/2025

Phát hiện tôm bệnh trong ao

Nuôi tôm là một trong những ngành nuôi trồng thủy sản có giá trị kinh tế cao và đang phát triển mạnh ở nhiều quốc gia, đặc biệt là Việt Nam. Tuy nhiên, một trong những thách thức lớn nhất đối với người nuôi tôm hiện nay là vấn đề dịch bệnh – nguyên nhân hàng đầu gây thiệt hại nghiêm trọng về năng suất và lợi nhuận. Việc phát hiện tôm bệnh trong ao một cách sớm và chính xác không chỉ giúp hạn chế rủi ro, mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo sự bền vững của mô hình nuôi tôm công nghiệp lẫn truyền thống.

Tôm thẻ chân trắng
• 20:32 07/05/2025
Some text some message..