Một số lưu ý để “vỗ béo” cá bống tượng hiệu quả

Cá bống tượng là một loài cá nước ngọt khá phổ biến tại thị trường thủy hải sản Việt Nam, do hương vị thơm ngon lẫn giá trị kinh tế cao mà loài này mang lại cho người kinh doanh và các trại chăn nuôi cá.

Cá bống tượng
Cá bống tượng là một loài cá nước ngọt khá phổ biến tại thị trường thủy hải sản Việt Nam. Ảnh: wikiwand.com

Đôi nét về cá bống tượng 

Cá bống tượng (Oxyeleotris marmorata) là loài đặc trưng của vùng nhiệt đới. Trong tự nhiên có thể bắt gặp ở các nước Thái Lan, Malaysia, Lào, Campuchia,…và ở miền Nam Việt Nam cá xuất hiện ở hệ thống sông Cửu Long, Đồng Nai, Vàm Cỏ. Chúng phân bố khắp các sông rạch, mương ao, ruộng, … phát triển tốt ở những vùng nước không bị nhiễm phèn. 

Cá bống tượng có thân hình thon dài và khá mập mạp, răng cá khá sắc, thân có màu đen xen kẽ màu nâu vằn. Khoảng thời gian thích hợp để thu hoạch và xuất bán thường là từ tháng 11 trở đi. Đây là thời điểm thịt trở nên cá bống béo và săn chắc. 

Cá được săn bắt ngoài tự nhiên là chủ yếu nên những năm gần đây do tấn suất đánh bắt nhiều nên cá bống tượng ngoài tự nhiên dần trở nên khan hiếm. Nhiều hộ dân đã triển khai quy mô chăn nuôi cá bống tượng để thu về nguồn lợi lớn hơn. 

Ao nuôi vỗ 

Ao hình chữ nhật có diện tích từ 500 – 1000 m2 (chiều dài gấp 3 - 4 lần chiều ngang), độ sâu ao từ 1,2 - 1,5 m. Ao phải có nguồn cấp, thoát nước chủ động, nguồn nước phải trong sạch, không bị ô nhiễm. Đất không bị nhiễm phèn, nhiễm mặn. 

Nuôi cá bống tượngKhi nuôi cá cần chú ý đến ao nuôi phải có nguồn cấp, thoát nước chủ động, nguồn nước phải trong sạch, không bị ô nhiễm. Ảnh: Vua hải sản Long An

Trước khi thả cá, ao phải được tát cạn, tẩy dọn sạch sē, vét hết bùn đáy, lấp hết hang hốc, lỗ cua, đắp lại chỗ sạt lỡ,... Nếu không tát cạn được thì sử dụng rễ dây thuốc cá (liều lượng 0,5 kg/100 m2), sau đó tiến hành bón vôi (7 - 10 kg/100 m2), có thể tăng lượng vôi lên gấp đôi ở những nơi bị nhiễm phèn. Tiến hành phơi đáy ao 2 - 3 ngày trước khi thả cá. Lấy nước vào ao phải qua lưới để ngăn cá tạp và địch hại xâm nhập cũng như không cho cá thoát ra ngoài. 

Chọn cá bố mẹ 

Nhận biết cá cái với gai sinh dục dài gần đến gốc vây hậu môn, có màu đỏ ửng và tươi, đầu gai sinh dục tròn, bụng cá to tròn. Một số trường hợp cá thành thục sinh dục có thể thấy được buồng trứng hai bên bụng. Cá đực có gai sinh dục ngắn, đầu mút nhọn hình tam giác. Cá bố được chọn nuôi vỗ phải đạt tình trạng tốt về sức khỏe lẫn ngoại hình, không dị tật, không xay xát và đảm bảo cá trên 1 năm tuổi có trọng lượng đạt từ 0,25 - 1,5 kg, kích cỡ cá đều, mập, khỏe. 

Ấp trứng 

Kỹ thuận ấp trứng của cá bống trứngQuá trình ấp trứng của cá bống tượng. Ảnh: Tép Bạc

Sau khi vớt trứng lên hay sau khi thụ tinh thì tiến hành ấp. Mật độ ấp 1,000,000 – 1,500,000 trứng/m3 nước. Môi trường ương ấp cần có nhiệt độ thích hợp từ 25 - 28ºC, hàm lượng ôxy hòa tan lớn hơn 5 mg/l, độ pH từ 7 đến 7,5 và không có sinh vật hại trứng như động vật phù du nhóm Cyclops (thường đâm thủng trứng và gây thương tổn cho ấu trùng ĐVTS nói chung, đặc biệt là cá bột, trong những ngày đầu của chu kỳ ương), bọ gạo... 

Thời gian trứng nở từ 34 - 82 giờ, nhiệt độ càng cao (trong giới hạn cho phép) thì thời gian nở càng nhanh. Phương thức ấp trứng cũng ảnh hưởng đến thời gian nở, phương pháp nước tĩnh có thời gian nở bắt đầu từ 36 – 82 giờ, phương pháp nước chảy và nước tĩnh có sục khí cũng bắt đầu từ 36 giờ nhưng tập trung nhất vào khoảng 48 - 56 giờ sau khi thụ tinh. Kinh nghiệm thực tiễn cho thấy ấp trứng theo phương pháp nước tĩnh có sục khí là tốt nhất do kích thước cá bột rất nhỏ và rất yếu dễ mẫn cảm với điều kiện môi trường.

Thời gian và mật độ nuôi 

Thời gian nuôi vỗ thành thục sinh sản tùy từng điều kiện mà có thể khác nhau, thích hợp vào cuối tháng 12 hoặc đầu tháng giêng. Cá có thể đẻ tự nhiên trong ao với tỷ lệ ghép 1:1. Nên nuôi tách riêng đực cái trong ao nuôi vỗ, vì cá có thể đẻ tự nhiên trong ao và thuận lợi cho việc thu hoạch nhiều cá thể và nhiều trứng cùng một lúc sau này. Cá bống tượng là loài đẻ nhiều lần trong năm với thời gian tái phát dục khoảng 3 – 4 lần/năm. 

Mật độ nuôi chung cá bố mẹ trong một ao là 0,2 - 0,3 kg/m2, nếu nuôi riêng đực là 0,5 kg/m2 và cái là 0,2 kg/m2.

Chế độ nuôi 

Nuôi vỗ bằng các loại thức ăn như cá vụn, tép, ốc, cua... Mỗi ngày cho ăn 2 lần vào (buổi sáng và buổi chiều), lượng thức ăn chiếm 3 - 5% trọng lượng cơ thể. Nên đặt thức ăn trong máng hoặc sàng và đặt nơi cố định trong ao.  

Hàng ngày nên kiểm tra sàng ăn, nếu thừa thì loại bỏ, trường hợp thiếu thì bổ sung thêm thức ăn. Tỷ lệ các thành phần thức ăn trong hỗn hợp vào giai đoạn đầu là: 95% cá tạp, cám 4% và 1% vitamin, khoáng. Ngoài ra, các thức ăn có nguồn gốc động vật đều cho kết quả tốt (phù hợp với tính ăn của cá trong tự nhiên).   

Đăng ngày 22/12/2022
Nhất Linh @nhat-linh
Kỹ thuật

Tổng quan về công nghệ MBBR trong nuôi trồng thủy sản

MBBR là Moving Bed Biofilm Reactor, hứa hẹn là công nghệ xử lý nước thải ưu việt trong nuôi trồng thủy sản.

công nghệ MBBR
• 18:17 25/09/2021

Xử lý nước thải chế biến thủy sản bằng công nghệ SNAP

Xử lý nước thải chế biến thủy sản bằng công nghệ SNAP không chỉ loại bỏ hiệu quả nồng độ Ammonium mà còn xử lý đến 90% chất hữu cơ.

Chế biến cá tra
• 07:00 22/04/2020

Quan trắc nước nuôi trồng thủy sản bằng cảm biến nano

Sử dụng được cả trên bờ, dưới nước để quan trắc chất lượng nước, hệ thống cảm biến nano do Viện Công nghệ nano (INT) thuộc Đại học Quốc gia TPHCM nghiên cứu giúp người nuôi trồng thủy sản yên tâm khi chất lượng nước nuôi được cảnh báo tự động kịp thời khi có sự cố.

Quan trắc nước nuôi trồng thủy sản
• 14:35 05/02/2020

Lưu ý về môi trường trong ao nuôi tôm nước lợ

Quản lý môi trường ao nuôi tôm nước lợ là khâu quan trọng, đòi hỏi người nuôi có sự hiểu biết cần thiết về mối quan hệ giữa các yếu tố môi trường và biến động của chúng.Từ đó, có biện pháp điều chỉnh phù hợp, giảm nguy cơ thiệt hại, góp phần vào thành công của vụ nuôi.

Lưu ý về môi trường trong ao nuôi tôm nước lợ
• 08:46 30/10/2019

Năng xuất nuôi tôm thẻ chân trắng công nghệ cao và các yếu tố kỹ thuật

Năng suất sản xuất tôm thẻ chân trắng mô hình siêu thâm canh, công nghệ cao dao động 4 - > 8 tấn/1.000 m2. Với mật độ thả dày ≥ 250 con/m2, mức nước sâu (h > 1,5m). Tỷ lệ sống > 70 %, tôm phát triển tốt, tăng trưởng đạt mức cao, ADG: 0, 3 – 0,4 gr/ngày. Đạt size tôm lớn 28 – 26 con/kg sau 100 ngày nuôi.

Tôm thẻ chân trắng
• 09:00 13/04/2025

Kỹ thuật nuôi tôm sú và các biện pháp phòng bệnh

Tôm sú (Penaeus monodon) là một trong những đối tượng nuôi trồng thủy sản có giá trị kinh tế cao tại Việt Nam và nhiều nước trong khu vực Đông Nam Á. Tôm sú thích nghi tốt với môi trường nước lợ và có tốc độ tăng trưởng nhanh, giá trị dinh dưỡng cao và được thị trường quốc tế ưa chuộng. Tuy nhiên, nghề nuôi tôm sú hiện đang đối mặt với nhiều thách thức, đặc biệt là các vấn đề về dịch bệnh. Bài viết này sẽ giới thiệu các kỹ thuật nuôi tôm sú trong môi trường nước lợ và các biện pháp phòng bệnh hiệu quả.

Tôm sú
• 13:20 02/04/2025

Chủ động xét nghiệm tôm giống đầu vào để làm gì?

Việc lựa chọn tôm giống chất lượng là bước khởi đầu quan trọng nhất để đảm bảo một vụ mùa bồi thu. Trong đó, chủ động xét nghiệm tôm giống đầu vào là một bước làm cần thiết, nhất là trong bối cảnh ngành nuôi tôm đang đối mặt với nhiều thách thức như dịch bệnh và biến đổi khí hậu.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:31 31/03/2025

Làm sao để nhận biết men ủ đã thành công hay chưa?

Ủ men vi sinh đóng vai trò quan trọng giúp cải thiện môi trường ao nuôi và tăng cường sức khỏe tôm. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách nhận biết men ủ đã thành công hay chưa. Việc kiểm tra này giúp bà con đảm bảo men hoạt động hiệu quả trước khi đưa vào ao tôm, tránh lãng phí công sức và chi phí.

Tôm thẻ chân trắng
• 09:00 29/03/2025
• 12:21 11/05/2025
• 12:21 11/05/2025

mai test kw lần 1

Để đánh giá chất lượng nước ao nuôi tôm, bà con cần nắm được các chỉ tiêu môi trường ao nuôi tôm cụ thể. Từ đó sẽ dễ dàng theo dõi và kiểm soát nước nuôi tốt hơn. Trong bài viết này sẽ đề cập đến 12 chỉ tiêu môi trường ao nuôi tôm mà bà con cần nắm để quản lý ao nuôi tôm của mình, giúp nâng cao chất lượng mùa vụ.

test
• 12:21 11/05/2025

Mai test keyword

Để đánh giá chất lượng nước ao nuôi tôm, bà con cần nắm được các chỉ tiêu môi trường ao nuôi tôm cụ thể. Từ đó sẽ dễ dàng theo dõi và kiểm soát nước nuôi tốt hơn. Trong bài viết này sẽ đề cập đến 12 chỉ tiêu môi trường ao nuôi tôm mà bà con cần nắm để quản lý ao nuôi tôm của mình, giúp nâng cao chất lượng mùa vụ.

• 12:21 11/05/2025

Phát hiện tôm bệnh trong ao

Nuôi tôm là một trong những ngành nuôi trồng thủy sản có giá trị kinh tế cao và đang phát triển mạnh ở nhiều quốc gia, đặc biệt là Việt Nam. Tuy nhiên, một trong những thách thức lớn nhất đối với người nuôi tôm hiện nay là vấn đề dịch bệnh – nguyên nhân hàng đầu gây thiệt hại nghiêm trọng về năng suất và lợi nhuận. Việc phát hiện tôm bệnh trong ao một cách sớm và chính xác không chỉ giúp hạn chế rủi ro, mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo sự bền vững của mô hình nuôi tôm công nghiệp lẫn truyền thống.

Tôm thẻ chân trắng
• 12:21 11/05/2025
Some text some message..