Lâm Đồng: Ươm loài cá quý hiếm trong ao lót bạt

Cá chiên, loài cá da trơn với thịt ngon nổi tiếng, được thực khách ưa chuộng từng một thời có nhiều trên dòng Sêrêpốk, thuộc địa bàn các tỉnh Ðắk Lắk, Ðắk Nông và có cả ở Lâm Ðồng. Giống cá quý hiếm này, do bị khai thác quá nhiều đã ngày càng cạn kiệt và có mặt trong Sách Ðỏ như một loài đang bị đe dọa.

Lâm Đồng: Ươm loài cá quý hiếm trong ao lót bạt
Kiểm tra cá chiên bố mẹ nuôi trong ao lót bạt.

Làm sao để con cá chiên có thể sinh sản nhân tạo, tái tạo lại nguồn lợi quý hiếm này được Trung tâm Quốc gia Giống thủy sản nước ngọt miền Trung nghiên cứu và thực hiện Đề tài “Nghiên cứu phát dục và thử nghiệm sinh sản nhân tạo cá chiên tại huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng”.

Ông Lê Văn Diệu, cán bộ của Trung tâm chia sẻ, con cá chiên đã được nhiều hộ dân phía Bắc nuôi dưỡng trên các sông lớn nhưng con giống cũng chủ yếu là khai thác từ tự nhiên. Vì vậy, nghiên cứu để sản xuất được con giống trong điều kiện nuôi nhốt cần rất nhiều thời gian và công sức của anh em cán bộ kỹ thuật ngành thủy sản.

Lâm Đồng cũng đã từng là nơi cư trú trong tự nhiên của con cá chiên nhưng hiện tại gần như hết sạch. Cũng có một vài doanh nghiệp nuôi thử nghiệm cá chiên thương phẩm đạt kết quả tốt cho thấy Lâm Đồng có điều kiện tự nhiên phù hợp với loài cá quý hiếm này.

Việc đầu tiên là phải thuần hóa cá chiên bố mẹ, vốn quen với việc sống trên mặt đáy của những dòng sông lớn và rất nhạy cảm với những thay đổi của môi trường xung quanh. Đàn cá chiên 55 con, đều là cá bố mẹ cỡ lớn, từ 1,5-2 kg/con được thu từ nguồn cá khai thác tự nhiên ở lưu vực sông Srêpôk, tỉnh Đắk Lắk, xử lý cẩn thận rồi chuyển về nuôi thuần hóa trong ao đất tại địa bàn xã Quảng Hiệp (Đức Trọng).

Cá chiên là loài cá da trơn không có nhớt, cá ít hoạt động và nằm đáy, những tác động của việc bắt cá kiểm tra rất dễ gây sốc, cá giảm ăn và dễ bị chết, đặc biệt là cá đang trong giai đoạn thuần hóa nên đàn cá cũng chết một số cá thể. Mỗi con cá chết, cán bộ kỹ thuật lại lo lắng thêm một lần, sợ đàn cá khó sống trong điều kiện nuôi nhốt. Chăm sóc cẩn thận, đo từ độ pH của nước, độ trong của ao nuôi đến thức ăn cho cá, dần dần đàn cá cũng hồi phục và khỏe mạnh.

Phải nói, việc nuôi thuần hóa đàn cá chiên bố mẹ không chỉ diễn ra trong ngày một ngày hai mà phải tính làm nhiều năm. Từ năm 2014, đàn cá chiên bố mẹ đã bắt đầu được nuôi thuần hóa. Suốt gần 3 năm, các kỹ sư của Trung tâm đã chăm sóc cẩn thận đàn cá chiên, nhất là trong thời gian nuôi với đàn cá bố mẹ.

Cá được chuyển từ ao đất sang ao lót bạt, dòng nước vào và nước ra liên tục đảm bảo điều kiện gần giống tự nhiên nhất. Các kỹ thuật cho ăn, kích thích sinh sản đều được thử nghiệm từng chút, từng chút hết sức chu đáo. Vậy mà 2 năm đầu, dù chăm sóc tốt, cá cái mang trứng nhưng trứng đều hỏng, không nở được thành cá con.

Cho tới năm thứ 3, sau nhiều cố gắng và chờ đợi của người chăm sóc, bầy cá chiên cái mới cho một mẻ trứng thành công. Ông Diệu kể lại, kết quả thử nghiệm 2 phương pháp thụ tinh khô và thụ tinh ướt cho thấy phương pháp thụ tinh khô cho tỷ lệ thụ tinh khá cao, trong khi đó phương pháp thụ tinh ướt gần như không hiệu quả.

Nguyên nhân phương pháp thụ tinh ướt có tỷ lệ thụ tinh thấp có thể do trứng cá chiên là dạng trứng trôi nổi, nên khi gặp nước trứng sẽ tạo màng trương và cản trở sự xâm nhập của tinh trùng vào trứng.

Trứng cá chiên được ấp bằng phương pháp ấp bình Weis, tốc độ dòng chảy được điều chỉnh ở mức đảm bảo trứng được đảo đều nhưng không làm vỡ trứng hoặc trứng bị tràn khỏi bể. Sau khi ấp từ 29-32 giờ, trứng nở thành cá bột. Cá bột được ương nuôi trong bể composite trong nhà, có mái che nên nhiệt độ tương đối ổn định và ở mức thấp.

Sau 60 ngày ương nuôi từ cá bột, số cá chiên giống thu được là 3.020 con với kích cỡ trung bình đạt 4,66 cm/con về chiều dài và 0,69 g/con về khối lượng. Kết quả này đã đánh dấu việc nhân giống thành công con cá chiên, loài cá quý có giá thị trường rất cao, đồng thời giúp con cá chiên bớt thêm nguy cơ tuyệt chủng trên chính quê hương của chúng. Và hàng ngàn con cá chiên giống đang được nuôi dưỡng thành đàn cá bố mẹ, tiếp tục cho ra đời những lứa cá chiên con cung cấp cho thị trường một sản phẩm có giá trị cao.

Báo Lâm Đồng
Đăng ngày 20/08/2019
Diệp Quỳnh
Nuôi trồng

FLOCponics: Sự tích hợp hoàn hảo của công nghệ biofloc và cây thủy canh

FLOCponics là một loại Aquaponics thay thế tích hợp công nghệ biofloc (BFT) với sản xuất cây trồng không sử dụng đất.

flocponics
• 15:51 07/03/2022

Mô hình nuôi ba ba lãi 300 triệu đồng/năm

Mô hình nuôi ba ba của ông Lương Thành Kỷ, ở thị trấn Búng Tàu, huyện Phụng Hiệp. Qua 14 năm phát triển, đến nay đàn ba ba sinh sản của ông Kỷ đã phát triển hơn 1.500 con, mỗi năm xuất bán ra thị trường từ 8.000-10.000 con giống, trừ hết các khoản chi phí, lợi nhuận gần 300 triệu đồng/năm.

Ba ba.
• 09:38 14/06/2021

Kinh tế ổn định nhờ nuôi ba ba sinh sản

Hơn 20 năm nuôi ba ba sinh sản, anh Nguyễn Đức Lợi, ấp Phước Thọ B, xã Mỹ Phước, huyện Mỹ Tú, tỉnh Sóc Trăng có cuộc sống khấm khá. Gắn bó lâu năm với con ba ba một phần cũng vì sự yêu thích loài vật này, ba ba lại dễ nuôi, nhẹ công chăm sóc, thị trường tiêu thụ tốt, đem lại nguồn thu nhập ổn định cho gia đình anh.

• 15:40 03/03/2021

Thu trăm triệu đồng mỗi năm từ nuôi ba ba

Nuôi ba ba gai là một công việc đòi hỏi phải có nguồn vốn lớn và kỹ thuật cao. Nhưng bằng ý chí, nghị lực, sự đam mê tận tụy với công việc cùng với áp dụng các kiến thức khoa học kỹ thuật mà ông Phạm Tất Đạt ở xã Yên Bình, thành phố Tam Điệp đã thành công, vươn lên trở thành triệu phú.

kỹ thuật sản xuất giống baba
• 10:00 30/05/2017

mai test kw lần 1

Để đánh giá chất lượng nước ao nuôi tôm, bà con cần nắm được các chỉ tiêu môi trường ao nuôi tôm cụ thể. Từ đó sẽ dễ dàng theo dõi và kiểm soát nước nuôi tốt hơn. Trong bài viết này sẽ đề cập đến 12 chỉ tiêu môi trường ao nuôi tôm mà bà con cần nắm để quản lý ao nuôi tôm của mình, giúp nâng cao chất lượng mùa vụ.

test
• 13:31 16/04/2025

Mai test keyword

Để đánh giá chất lượng nước ao nuôi tôm, bà con cần nắm được các chỉ tiêu môi trường ao nuôi tôm cụ thể. Từ đó sẽ dễ dàng theo dõi và kiểm soát nước nuôi tốt hơn. Trong bài viết này sẽ đề cập đến 12 chỉ tiêu môi trường ao nuôi tôm mà bà con cần nắm để quản lý ao nuôi tôm của mình, giúp nâng cao chất lượng mùa vụ.

• 10:19 16/04/2025

Phát hiện tôm bệnh trong ao

Nuôi tôm là một trong những ngành nuôi trồng thủy sản có giá trị kinh tế cao và đang phát triển mạnh ở nhiều quốc gia, đặc biệt là Việt Nam. Tuy nhiên, một trong những thách thức lớn nhất đối với người nuôi tôm hiện nay là vấn đề dịch bệnh – nguyên nhân hàng đầu gây thiệt hại nghiêm trọng về năng suất và lợi nhuận. Việc phát hiện tôm bệnh trong ao một cách sớm và chính xác không chỉ giúp hạn chế rủi ro, mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo sự bền vững của mô hình nuôi tôm công nghiệp lẫn truyền thống.

Tôm thẻ chân trắng
• 09:00 13/04/2025

Ứng dụng chiến lược xuất khẩu xanh trong doanh nghiệp thủy sản

Ngành thủy sản Việt Nam từ lâu đã là trụ cột kinh tế, đưa tôm, cá tra, cá ngừ ra khắp thế giới. Nhưng giờ đây, áp lực xanh hóa từ thị trường quốc tế đang đặt ra bài toán mới. Chiến lược xuất khẩu xanh không chỉ là xu hướng mà còn là lối đi sống còn để doanh nghiệp thủy sản nâng giá trị sản phẩm, đáp ứng tiêu chuẩn khắt khe toàn cầu. Vậy làm sao để áp dụng hiệu quả? Hãy cùng tìm hiểu!

Tôm
• 09:00 12/04/2025
• 09:23 12/05/2025
• 09:23 12/05/2025

mai test kw lần 1

Để đánh giá chất lượng nước ao nuôi tôm, bà con cần nắm được các chỉ tiêu môi trường ao nuôi tôm cụ thể. Từ đó sẽ dễ dàng theo dõi và kiểm soát nước nuôi tốt hơn. Trong bài viết này sẽ đề cập đến 12 chỉ tiêu môi trường ao nuôi tôm mà bà con cần nắm để quản lý ao nuôi tôm của mình, giúp nâng cao chất lượng mùa vụ.

test
• 09:23 12/05/2025

Mai test keyword

Để đánh giá chất lượng nước ao nuôi tôm, bà con cần nắm được các chỉ tiêu môi trường ao nuôi tôm cụ thể. Từ đó sẽ dễ dàng theo dõi và kiểm soát nước nuôi tốt hơn. Trong bài viết này sẽ đề cập đến 12 chỉ tiêu môi trường ao nuôi tôm mà bà con cần nắm để quản lý ao nuôi tôm của mình, giúp nâng cao chất lượng mùa vụ.

• 09:23 12/05/2025

Phát hiện tôm bệnh trong ao

Nuôi tôm là một trong những ngành nuôi trồng thủy sản có giá trị kinh tế cao và đang phát triển mạnh ở nhiều quốc gia, đặc biệt là Việt Nam. Tuy nhiên, một trong những thách thức lớn nhất đối với người nuôi tôm hiện nay là vấn đề dịch bệnh – nguyên nhân hàng đầu gây thiệt hại nghiêm trọng về năng suất và lợi nhuận. Việc phát hiện tôm bệnh trong ao một cách sớm và chính xác không chỉ giúp hạn chế rủi ro, mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo sự bền vững của mô hình nuôi tôm công nghiệp lẫn truyền thống.

Tôm thẻ chân trắng
• 09:23 12/05/2025
Some text some message..