Kỹ thuật nuôi ghép cá Rô phi với tôm chân trắng Nam Mỹ

Mấy năm gần đây, diện tích nuôi tôm chân trắng Nam Mỹ (Penaeus vannamei) không ngừng gia tăng, khiến diện tích nuôi cá dần dần giảm xuống. Để ổn định và phát triển nghề nuôi cá rô phi, năm 2006, đã tiến hành nuôi ghép cá rô phi với tôm chân trắng Nam Mỹ ở trong ao, cho hiệu quả kinh tế cao. Từ kết quả nuôi có thể rút ra nhận xét: nuôi ghép cá rô phi trong ao nuôi tôm chân trắng Nam Mỹ làm tăng khả năng “cạnh tranh” giữa hai loài, hơn nữa, chấm dứt được tình trạng lan truyền dịch bệnh ở tôm, tạo ra các sản phẩm thủy sản có chất lượng tốt và đem lại hiệu quả kinh tế, đồng thời mở ra một con đường mới cho nghề nuôi cá rô phi.

tôm chân trắng cá rô phi

1. Chuẩn bị ao nuôi: Vị trí ao ở ven biển với tổng diện tích là 120 mẫu (1 mẫu = 666 m2), xung quanh không có nguồn ô nhiễm, nguồn nước dồi dào, chất lượng nước tốt, nước trong, sạch, nước được dẫn vào và tháo ra tiện lợi. Mỗi ao có diện tích từ 6 - 10 mẫu, đa số các ao có hướng Đông Tây, mực nước trong ao từ 1,5 đến 2m.

2. Công việc chuẩn bị trước khi nuôi: Tiến hành các công việc sửa sang lại ao, vét bùn đọng, làm sạch ao. 20 ngày trước khi thả giống, dùng 150 kg/mẫu vôi sống, hòa thành nước vôi, rải khắp ao để .khử trùng, tiêu diệt sinh vật có hại, sinh vật gây bệnh và vật chủ trung gian mang mầm bệnh. Trước khi thả nuôi 10 ngày, dẫn nước vào, nước phải được lọc qua lưới có kích cỡ mắt lưới từ 0,3 - 0,4 mm, dẫn nước cho tới khi mực nước cao khoảng 50 cm.

3. Thả con giống: Ngày 20 tháng 4, thả giống tôm chân trắng Nam Mỹ với mật độ thả là 43 nghìn con/mẫu. Khi tôm đạt 3 cm, ngày 10 tháng 5, thả giống cá rô phi có kích cỡ là 40 con/kg, với mật độ thả là 280 con/mẫu.

4. Quản lý trong thời gian nuôi:

- Cho ăn: Căn cứ vào tập tính bắt mồi của tôm chân trắng Nam Mỹ và cá rô phi, áp dụng phương thức chỉ cho ăn vào lúc sáng và tối, tức là cho tôm chân trắng Nam Mỹ ăn vào lúc trước khi trời sáng và sau khi trời đã tối, ban ngày không cho ăn. Thức ăn được thả ở chỗ bãi nông xung quanh ao, lượng cho ăn nhiều hơn một ít so với lượng thức ăn chỉ chuyên nuôi tôm chân trắng Nam Mỹ, thức ăn do tôm chân trắng Nam Mỹ ăn còn thừa lại thì được cá rô phi tận dụng nốt.

- Quản lý nước: Kịp thời cấp nước, thay nước mới. Nói chung, giai đoạn đầu khi nuôi phải thường xuyên thay nước để đảm bảo chất lượng nước, đến khi tôm chân trắng Nam Mỹ đạt tới 8 cm thì căn cứ vào tình hình chất nước để quyết định thời điểm thay nước, lượng nước thay mỗi lần không quá 20 cm, định kỳ sử dụng chế phẩm vi sinh vật để điều chỉnh chất nước, nói chung cứ cách 20 ngày dùng 1 lần. Kịp thời sử dụng máy sục khí để làm tăng hàm lượng ôxy hòa tan, phòng ngừa hiện tượng tôm nổi đầu.

- Quản lý hàng ngày: Hàng ngày, vào lúc sớm - tối tuần tra ao, quan sát chất nước, theo dõi tình hình hoạt động và kiếm mồi của tôm, kịp thời phòng trị bệnh, đặc biệt là phải làm tốt công tác ghi chép.

5. Kết quả nuôi: Hạ tuần tháng 8 bắt đầu thu hoạch tôm, căn cứ vào sự khác nhau về tập tính của tôm chân trắng Nam Mỹ và cá rô phi, căn cứ vào đặc điểm hoạt động khác nhau của chúng, quyết định tiến hành thu hoạch tôm vào buổi tối, thời điểm thu hoạch là sau 8 giờ tối, vì lúc này cá rô phi đang ở trong trạng thái nghỉ ngơi, còn tôm chân trắng Nam Mỹ thì ở trong trạng thái hoạt động mãnh liệt. Vì thế, tôm chân trắng Nam Mỹ bơi vào lồng nhiều, còn cá rô phi vào lồng cực kỳ ít. Sản lượng thu hoạch tôm chân trắng Nam Mỹ trung bình là 360 kg/mẫu, sản lượng cá rô phi trung bình là 134 kg/mẫu. 

Trung tâm Thông tin KHCN Quốc gia
Đăng ngày 13/07/2013
Kỹ thuật

Tổng quan về công nghệ MBBR trong nuôi trồng thủy sản

MBBR là Moving Bed Biofilm Reactor, hứa hẹn là công nghệ xử lý nước thải ưu việt trong nuôi trồng thủy sản.

công nghệ MBBR
• 18:17 25/09/2021

Xử lý nước thải chế biến thủy sản bằng công nghệ SNAP

Xử lý nước thải chế biến thủy sản bằng công nghệ SNAP không chỉ loại bỏ hiệu quả nồng độ Ammonium mà còn xử lý đến 90% chất hữu cơ.

Chế biến cá tra
• 07:00 22/04/2020

Quan trắc nước nuôi trồng thủy sản bằng cảm biến nano

Sử dụng được cả trên bờ, dưới nước để quan trắc chất lượng nước, hệ thống cảm biến nano do Viện Công nghệ nano (INT) thuộc Đại học Quốc gia TPHCM nghiên cứu giúp người nuôi trồng thủy sản yên tâm khi chất lượng nước nuôi được cảnh báo tự động kịp thời khi có sự cố.

Quan trắc nước nuôi trồng thủy sản
• 14:35 05/02/2020

Lưu ý về môi trường trong ao nuôi tôm nước lợ

Quản lý môi trường ao nuôi tôm nước lợ là khâu quan trọng, đòi hỏi người nuôi có sự hiểu biết cần thiết về mối quan hệ giữa các yếu tố môi trường và biến động của chúng.Từ đó, có biện pháp điều chỉnh phù hợp, giảm nguy cơ thiệt hại, góp phần vào thành công của vụ nuôi.

Lưu ý về môi trường trong ao nuôi tôm nước lợ
• 08:46 30/10/2019

Năng xuất nuôi tôm thẻ chân trắng công nghệ cao và các yếu tố kỹ thuật

Năng suất sản xuất tôm thẻ chân trắng mô hình siêu thâm canh, công nghệ cao dao động 4 - > 8 tấn/1.000 m2. Với mật độ thả dày ≥ 250 con/m2, mức nước sâu (h > 1,5m). Tỷ lệ sống > 70 %, tôm phát triển tốt, tăng trưởng đạt mức cao, ADG: 0, 3 – 0,4 gr/ngày. Đạt size tôm lớn 28 – 26 con/kg sau 100 ngày nuôi.

Tôm thẻ chân trắng
• 09:00 13/04/2025

Kỹ thuật nuôi tôm sú và các biện pháp phòng bệnh

Tôm sú (Penaeus monodon) là một trong những đối tượng nuôi trồng thủy sản có giá trị kinh tế cao tại Việt Nam và nhiều nước trong khu vực Đông Nam Á. Tôm sú thích nghi tốt với môi trường nước lợ và có tốc độ tăng trưởng nhanh, giá trị dinh dưỡng cao và được thị trường quốc tế ưa chuộng. Tuy nhiên, nghề nuôi tôm sú hiện đang đối mặt với nhiều thách thức, đặc biệt là các vấn đề về dịch bệnh. Bài viết này sẽ giới thiệu các kỹ thuật nuôi tôm sú trong môi trường nước lợ và các biện pháp phòng bệnh hiệu quả.

Tôm sú
• 13:20 02/04/2025

Chủ động xét nghiệm tôm giống đầu vào để làm gì?

Việc lựa chọn tôm giống chất lượng là bước khởi đầu quan trọng nhất để đảm bảo một vụ mùa bồi thu. Trong đó, chủ động xét nghiệm tôm giống đầu vào là một bước làm cần thiết, nhất là trong bối cảnh ngành nuôi tôm đang đối mặt với nhiều thách thức như dịch bệnh và biến đổi khí hậu.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:31 31/03/2025

Làm sao để nhận biết men ủ đã thành công hay chưa?

Ủ men vi sinh đóng vai trò quan trọng giúp cải thiện môi trường ao nuôi và tăng cường sức khỏe tôm. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách nhận biết men ủ đã thành công hay chưa. Việc kiểm tra này giúp bà con đảm bảo men hoạt động hiệu quả trước khi đưa vào ao tôm, tránh lãng phí công sức và chi phí.

Tôm thẻ chân trắng
• 09:00 29/03/2025
• 03:21 05/05/2025
• 03:21 05/05/2025

mai test kw lần 1

Để đánh giá chất lượng nước ao nuôi tôm, bà con cần nắm được các chỉ tiêu môi trường ao nuôi tôm cụ thể. Từ đó sẽ dễ dàng theo dõi và kiểm soát nước nuôi tốt hơn. Trong bài viết này sẽ đề cập đến 12 chỉ tiêu môi trường ao nuôi tôm mà bà con cần nắm để quản lý ao nuôi tôm của mình, giúp nâng cao chất lượng mùa vụ.

test
• 03:21 05/05/2025

Mai test keyword

Để đánh giá chất lượng nước ao nuôi tôm, bà con cần nắm được các chỉ tiêu môi trường ao nuôi tôm cụ thể. Từ đó sẽ dễ dàng theo dõi và kiểm soát nước nuôi tốt hơn. Trong bài viết này sẽ đề cập đến 12 chỉ tiêu môi trường ao nuôi tôm mà bà con cần nắm để quản lý ao nuôi tôm của mình, giúp nâng cao chất lượng mùa vụ.

• 03:21 05/05/2025

Phát hiện tôm bệnh trong ao

Nuôi tôm là một trong những ngành nuôi trồng thủy sản có giá trị kinh tế cao và đang phát triển mạnh ở nhiều quốc gia, đặc biệt là Việt Nam. Tuy nhiên, một trong những thách thức lớn nhất đối với người nuôi tôm hiện nay là vấn đề dịch bệnh – nguyên nhân hàng đầu gây thiệt hại nghiêm trọng về năng suất và lợi nhuận. Việc phát hiện tôm bệnh trong ao một cách sớm và chính xác không chỉ giúp hạn chế rủi ro, mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo sự bền vững của mô hình nuôi tôm công nghiệp lẫn truyền thống.

Tôm thẻ chân trắng
• 03:21 05/05/2025
Some text some message..