Kim Sơn khai thác thế mạnh thủy sản

Gia đình anh Nguyễn Văn Thịnh (thôn 2 Tân Văn) có 2 ao nuôi thủy sản với hơn 1.000 m2. Trước đây, tại diện tích ao này, gia đình anh cấy lúa nhưng kém hiệu quả nên quyết định chuyển sang đào ao nuôi cá.

Mô hình nuôi thủy sản tại thôn 2 Tân Văn.
Mô hình nuôi thủy sản tại thôn 2 Tân Văn.

Trong ao, anh chủ yếu nuôi cá trắm cỏ theo phương thức truyền thống. Thức ăn cho cá là lá chuối, lá ngô, sắn, cỏ và các phụ phẩm từ nông nghiệp sẵn có trong gia đình. Gia đình anh còn chú trọng vệ sinh ao nuôi, chủ động nguồn nước, không nuôi mật độ dày để cá lớn nhanh và hạn chế dịch bệnh. Với 2 ao nuôi gối lứa, trung bình mỗi năm anh Thịnh xuất bán hơn 1,2 tấn cá, thu lãi hơn 80 triệu đồng. Nuôi cá theo phương pháp truyền thống tuy cá chậm lớn nhưng đổi lại, chi phí sản xuất thấp, cá chắc thịt, ngọt, thơm, được thị trường ưa chuộng, giá bán cao.

Gia đình ông Bàn Thanh Bình (thôn 1 Nhai Tẻn) tiên phong nuôi thủy sản thâm canh tại xã Kim Sơn. Hiện gia đình có 2 ao nuôi với hơn 2.800 m2. Có mặt nước rộng, sâu và kiến thức về đặc điểm của từng giống cá ở từng hệ sinh thủy khác nhau, ông đã đưa các giống cá trắm, chép, rô phi đơn tính về nuôi. Với phương pháp nuôi ghép giúp tiết kiệm triệt để thức ăn dư thừa, hạn chế phát sinh dịch bệnh. Ngoài đầu tư vốn mở rộng diện tích ao nuôi, mua máy sục khí, máy bắn cám tự động hẹn giờ cho cá ăn, gia đình ông Bình còn đầu tư hơn 20 triệu đồng lắp đặt đường ống dẫn nước ở các khe, suối về ao.

Ông Bình cho biết: Nhờ áp dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật trong nuôi cá đã đem lại hiệu quả kinh tế cho gia đình. Nuôi cá bằng thức ăn công nghiệp với đầy đủ chất dinh dưỡng giúp cá lớn nhanh, hạn chế dịch bệnh. Sử dụng máy bắn cám tự động hẹn giờ cho cá ăn sẽ giảm công lao động trực tiếp. Ứng dụng công nghệ sinh học xử lý môi trường ao nuôi giúp giảm và kiểm soát dịch bệnh. Nhờ đó, hiệu quả kinh tế tăng gấp 2 - 3 lần so với nuôi thông thường.

Xã Kim Sơn có hơn 67 ha ao nuôi thủy sản, trong đó khoảng 20 ha nuôi thâm canh, sản lượng ước đạt hơn 620 tấn cá thịt/năm, đem lại nguồn thu hơn 33 tỷ đồng. Với lợi thế về địa lý, nguồn nước tự nhiên dồi dào, phong trào nuôi thủy sản trên địa bàn xã rất phát triển. Các hộ chuyển dần từ phương thức nuôi thủy sản quảng canh sang chuyên canh. Để giúp người dân có thêm kiến thức nuôi thủy sản, xã thường xuyên phối hợp với các ngành chuyên môn mở lớp dạy nghề nuôi cá nước ngọt; tập huấn, hướng dẫn các phương pháp lựa chọn giống, kỹ thuật chăm sóc, phòng, trừ dịch bệnh cho đàn cá; phối hợp với Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện cho người dân vay vốn mở rộng quy mô nuôi thủy sản.

Ông Nguyễn Thành Công, Chủ tịch UBND xã Kim Sơn cho biết: Xác định nuôi thủy sản là hướng đi mũi nhọn trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế và đem lại hiệu quả cao trong sản xuất nông nghiệp, trong thời gian tới, xã đẩy mạnh tuyên truyền, khuyến khích các hộ chuyển đổi những ruộng cấy lúa kém hiệu quả sang đào ao nuôi cá. Xã khuyến khích và tạo điều kiện để các hộ thành lập hợp tác xã nuôi thủy sản nhằm hỗ trợ kiến thức, kinh nghiệm nuôi và tìm đầu ra ổn định cho sản phẩm, hướng tới xây dựng thương hiệu cho cá Kim Sơn. Đồng thời, xã tiếp tục thực hiện các chính sách hỗ trợ, giúp người dân khai thác tối đa thế mạnh sẵn có ở địa phương, phát triển nuôi thủy sản theo hướng bền vững, góp phần tạo việc làm, tăng thu nhập, thực hiện hiệu quả công tác giảm nghèo tại địa phương.

Báo Lào Cai
Đăng ngày 26/04/2021
Kim Thoa
Nuôi trồng

FLOCponics: Sự tích hợp hoàn hảo của công nghệ biofloc và cây thủy canh

FLOCponics là một loại Aquaponics thay thế tích hợp công nghệ biofloc (BFT) với sản xuất cây trồng không sử dụng đất.

flocponics
• 15:51 07/03/2022

Mô hình nuôi ba ba lãi 300 triệu đồng/năm

Mô hình nuôi ba ba của ông Lương Thành Kỷ, ở thị trấn Búng Tàu, huyện Phụng Hiệp. Qua 14 năm phát triển, đến nay đàn ba ba sinh sản của ông Kỷ đã phát triển hơn 1.500 con, mỗi năm xuất bán ra thị trường từ 8.000-10.000 con giống, trừ hết các khoản chi phí, lợi nhuận gần 300 triệu đồng/năm.

Ba ba.
• 09:38 14/06/2021

Kinh tế ổn định nhờ nuôi ba ba sinh sản

Hơn 20 năm nuôi ba ba sinh sản, anh Nguyễn Đức Lợi, ấp Phước Thọ B, xã Mỹ Phước, huyện Mỹ Tú, tỉnh Sóc Trăng có cuộc sống khấm khá. Gắn bó lâu năm với con ba ba một phần cũng vì sự yêu thích loài vật này, ba ba lại dễ nuôi, nhẹ công chăm sóc, thị trường tiêu thụ tốt, đem lại nguồn thu nhập ổn định cho gia đình anh.

• 15:40 03/03/2021

Thu trăm triệu đồng mỗi năm từ nuôi ba ba

Nuôi ba ba gai là một công việc đòi hỏi phải có nguồn vốn lớn và kỹ thuật cao. Nhưng bằng ý chí, nghị lực, sự đam mê tận tụy với công việc cùng với áp dụng các kiến thức khoa học kỹ thuật mà ông Phạm Tất Đạt ở xã Yên Bình, thành phố Tam Điệp đã thành công, vươn lên trở thành triệu phú.

kỹ thuật sản xuất giống baba
• 10:00 30/05/2017

mai test kw lần 1

Để đánh giá chất lượng nước ao nuôi tôm, bà con cần nắm được các chỉ tiêu môi trường ao nuôi tôm cụ thể. Từ đó sẽ dễ dàng theo dõi và kiểm soát nước nuôi tốt hơn. Trong bài viết này sẽ đề cập đến 12 chỉ tiêu môi trường ao nuôi tôm mà bà con cần nắm để quản lý ao nuôi tôm của mình, giúp nâng cao chất lượng mùa vụ.

test
• 13:31 16/04/2025

Mai test keyword

Để đánh giá chất lượng nước ao nuôi tôm, bà con cần nắm được các chỉ tiêu môi trường ao nuôi tôm cụ thể. Từ đó sẽ dễ dàng theo dõi và kiểm soát nước nuôi tốt hơn. Trong bài viết này sẽ đề cập đến 12 chỉ tiêu môi trường ao nuôi tôm mà bà con cần nắm để quản lý ao nuôi tôm của mình, giúp nâng cao chất lượng mùa vụ.

• 10:19 16/04/2025

Phát hiện tôm bệnh trong ao

Nuôi tôm là một trong những ngành nuôi trồng thủy sản có giá trị kinh tế cao và đang phát triển mạnh ở nhiều quốc gia, đặc biệt là Việt Nam. Tuy nhiên, một trong những thách thức lớn nhất đối với người nuôi tôm hiện nay là vấn đề dịch bệnh – nguyên nhân hàng đầu gây thiệt hại nghiêm trọng về năng suất và lợi nhuận. Việc phát hiện tôm bệnh trong ao một cách sớm và chính xác không chỉ giúp hạn chế rủi ro, mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo sự bền vững của mô hình nuôi tôm công nghiệp lẫn truyền thống.

Tôm thẻ chân trắng
• 09:00 13/04/2025

Ứng dụng chiến lược xuất khẩu xanh trong doanh nghiệp thủy sản

Ngành thủy sản Việt Nam từ lâu đã là trụ cột kinh tế, đưa tôm, cá tra, cá ngừ ra khắp thế giới. Nhưng giờ đây, áp lực xanh hóa từ thị trường quốc tế đang đặt ra bài toán mới. Chiến lược xuất khẩu xanh không chỉ là xu hướng mà còn là lối đi sống còn để doanh nghiệp thủy sản nâng giá trị sản phẩm, đáp ứng tiêu chuẩn khắt khe toàn cầu. Vậy làm sao để áp dụng hiệu quả? Hãy cùng tìm hiểu!

Tôm
• 09:00 12/04/2025
• 11:09 15/05/2025
• 11:09 15/05/2025
• 11:09 15/05/2025
• 11:09 15/05/2025

mai test kw lần 1

Để đánh giá chất lượng nước ao nuôi tôm, bà con cần nắm được các chỉ tiêu môi trường ao nuôi tôm cụ thể. Từ đó sẽ dễ dàng theo dõi và kiểm soát nước nuôi tốt hơn. Trong bài viết này sẽ đề cập đến 12 chỉ tiêu môi trường ao nuôi tôm mà bà con cần nắm để quản lý ao nuôi tôm của mình, giúp nâng cao chất lượng mùa vụ.

test
• 11:09 15/05/2025
Some text some message..