Kích thích tăng trưởng và miễn dịch cá chạch bùn

Nghiên cứu đánh giá tác động của Chitosan đến tăng trưởng và miễn dịch của cá chạch bùn, đồng thời góp phần tận dụng nguồn phụ phẩm tôm góp phần phát triển ngành tôm ở nước ta.

Cá chạch bùn
Cá chạch bùn.

Sự phát triển nhanh của ngành nuôi, chế biến tôm đã góp phần quan trọng trong việc nâng cao giá trị xuất khẩu tôm của nước ta. Tuy nhiên, trong quá trình chế biến đã tạo ra khối lượng lớn phụ phẩm. Chitin, Chitosan là sản phẩm được tạo thành từ phụ phẩm được ứng dụng rộng rải trong các lĩnh vực như: thực phẩm, nông nghiệp, đặc biệt là thủy sản.

Chitosan là một polisacarit mạch thẳng, có nguồn gốc tự nhiên, tập trung nhiều trong vỏ các loài thủy sản giáp xác như tôm, cua, mai mực. Nó có khả năng hòa hợp và tự phân hủy sinh học, khả năng kháng khuẩn, kháng nấm cao, tăng cường miễn dịch của cơ thể. Ngoài ra, Chitosan còn được sử dụng như là chất bổ sung vào thức ăn cho động vật thủy sản (chất bao bọc giúp làm chậm quá trình tan trong nước của viên thức ăn, chất mang Vitamin), giúp tăng hiệu quả sử dụng thức ăn, giúp tôm, cá tăng trưởng nhanh; kháng vi khuẩn, kiểm soát bệnh, hấp phụ, tạo phức với các ion kim loại trong nước, khả năng keo tụ, làm trong nước, góp phần xử lý môi trường nước nói chung và trong nuôi thủy sản nói riêng.

Cá Chạch bùn (Misgurnus anguillicaudatus – Cantor, 1842) thuộc giống cá Chạch bùn, họ cá Chạch Cobitidae, bộ cá Chép Cypriniformes. Chạch bùn còn gọi là chạch đồng, là một loài cá kinh tế cỡ nhỏ, sống chủ yếu ở lớp bùn trong ao, hồ, ruộng lúa, kênh mương… Ở Việt Nam, cá Chạch bùn phân bố ở vùng đồng bằng, trung du và miền núi các tỉnh phía Bắc, Nam Trung Bộ và Tây Nguyên.

Cá Chạch bùn là loài thủy đặc sản có thịt thơm ngon, hàm lượng đạm cao tới 18,43%, chất béo ít chỉ có 2,69% là động vật thủy sản nhiều đạm ít mỡ, dễ chế biến ra các món ăn hấp dẫn; nên được nhiều người ưu chuộng và được đưa vào các nhà hàng, khách sạn, thị trường tiêu thụ lớn. Loài này nuôi được quanh năm, giá cao, ổn định, là đối tượng con đặc sản đang xuất khẩu sang Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản… rất được ưa chuộng. Cá Chạch bùn có nhiều ưu điểm vượt trội, sống ở đáy bùn, thích nghi tốt với môi trường xấu và khả năng thích nghi cao với biến đổi khí hậu. Bởi vậy chạch bùn sớm trở thành một đối tượng nuôi

Nghiên cứu này đã điều tra những ảnh hưởng của chitosan đối với hiệu suất tăng trưởng và khả năng miễn dịch không đặc hiệu của cá chạch bùn (Misgurnus anguillicadatus ).

Nghiên cứu ứng dụng Chitosan vào khẩu phần ăn của cá

Nghiên cứu gồm 4 nghiệm thức với các mức chitosan (0, 1, 5 và 10 g / kg) bổ sung vào khẩu phần ăn của cá chạch bùn (3,13 ± 0,02 g) trong 10 tuần và sau đó cảm nhiễm với vi khuẩn Aeromonas hydrophila. 

Kết quả

Sau 10 tuần bổ sung Chitosan vào khẩu phần ăn của cá chạch bùn thì nghiệm thức bổ sung 5 g/kg thức ăn có tốc độ tăng trưởng cao nhất, kế đến là nghiệm thức 1 g/kg và thấp nhất là nghiệm thức đối chứng và bổ sung 10g/kg thức ăn. Đồng thời, sử dụng chitosan làm tăng đáng kể tỷ lệ sống, kích thích hệ thống miễn dịch phenoloxidase, superoxide, glutathione peroxidase, lysozyme, acid phosphatase và kiềm phosphatase kháng lại vi khuẩn Aeromonas hydrophila. 

Những kết quả này chỉ ra rằng Chitosan có tác dụng kích thích tăng trưởng và miễn dịch ở cá chạch bùn và do đó có thể được sử dụng như một chất bổ sung vào khẩu phần ăn, góp phần tận dụng nguồn phụ phẩm tôm để sản xuất các sản phẩm có giá trị gia tăng cao là yêu cầu đối với sự phát triển ngành thủy sản của Việt Nam, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong thời gian tới.

Theo Jing Chen và Li Chen

Đăng ngày 06/01/2020
NHƯ HUỲNH Lược dịch
Kỹ thuật

Tổng quan về công nghệ MBBR trong nuôi trồng thủy sản

MBBR là Moving Bed Biofilm Reactor, hứa hẹn là công nghệ xử lý nước thải ưu việt trong nuôi trồng thủy sản.

công nghệ MBBR
• 18:17 25/09/2021

Xử lý nước thải chế biến thủy sản bằng công nghệ SNAP

Xử lý nước thải chế biến thủy sản bằng công nghệ SNAP không chỉ loại bỏ hiệu quả nồng độ Ammonium mà còn xử lý đến 90% chất hữu cơ.

Chế biến cá tra
• 07:00 22/04/2020

Quan trắc nước nuôi trồng thủy sản bằng cảm biến nano

Sử dụng được cả trên bờ, dưới nước để quan trắc chất lượng nước, hệ thống cảm biến nano do Viện Công nghệ nano (INT) thuộc Đại học Quốc gia TPHCM nghiên cứu giúp người nuôi trồng thủy sản yên tâm khi chất lượng nước nuôi được cảnh báo tự động kịp thời khi có sự cố.

Quan trắc nước nuôi trồng thủy sản
• 14:35 05/02/2020

Lưu ý về môi trường trong ao nuôi tôm nước lợ

Quản lý môi trường ao nuôi tôm nước lợ là khâu quan trọng, đòi hỏi người nuôi có sự hiểu biết cần thiết về mối quan hệ giữa các yếu tố môi trường và biến động của chúng.Từ đó, có biện pháp điều chỉnh phù hợp, giảm nguy cơ thiệt hại, góp phần vào thành công của vụ nuôi.

Lưu ý về môi trường trong ao nuôi tôm nước lợ
• 08:46 30/10/2019

Năng xuất nuôi tôm thẻ chân trắng công nghệ cao và các yếu tố kỹ thuật

Năng suất sản xuất tôm thẻ chân trắng mô hình siêu thâm canh, công nghệ cao dao động 4 - > 8 tấn/1.000 m2. Với mật độ thả dày ≥ 250 con/m2, mức nước sâu (h > 1,5m). Tỷ lệ sống > 70 %, tôm phát triển tốt, tăng trưởng đạt mức cao, ADG: 0, 3 – 0,4 gr/ngày. Đạt size tôm lớn 28 – 26 con/kg sau 100 ngày nuôi.

Tôm thẻ chân trắng
• 09:00 13/04/2025

Kỹ thuật nuôi tôm sú và các biện pháp phòng bệnh

Tôm sú (Penaeus monodon) là một trong những đối tượng nuôi trồng thủy sản có giá trị kinh tế cao tại Việt Nam và nhiều nước trong khu vực Đông Nam Á. Tôm sú thích nghi tốt với môi trường nước lợ và có tốc độ tăng trưởng nhanh, giá trị dinh dưỡng cao và được thị trường quốc tế ưa chuộng. Tuy nhiên, nghề nuôi tôm sú hiện đang đối mặt với nhiều thách thức, đặc biệt là các vấn đề về dịch bệnh. Bài viết này sẽ giới thiệu các kỹ thuật nuôi tôm sú trong môi trường nước lợ và các biện pháp phòng bệnh hiệu quả.

Tôm sú
• 13:20 02/04/2025

Chủ động xét nghiệm tôm giống đầu vào để làm gì?

Việc lựa chọn tôm giống chất lượng là bước khởi đầu quan trọng nhất để đảm bảo một vụ mùa bồi thu. Trong đó, chủ động xét nghiệm tôm giống đầu vào là một bước làm cần thiết, nhất là trong bối cảnh ngành nuôi tôm đang đối mặt với nhiều thách thức như dịch bệnh và biến đổi khí hậu.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:31 31/03/2025

Làm sao để nhận biết men ủ đã thành công hay chưa?

Ủ men vi sinh đóng vai trò quan trọng giúp cải thiện môi trường ao nuôi và tăng cường sức khỏe tôm. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách nhận biết men ủ đã thành công hay chưa. Việc kiểm tra này giúp bà con đảm bảo men hoạt động hiệu quả trước khi đưa vào ao tôm, tránh lãng phí công sức và chi phí.

Tôm thẻ chân trắng
• 09:00 29/03/2025
• 09:10 10/05/2025
• 09:10 10/05/2025

mai test kw lần 1

Để đánh giá chất lượng nước ao nuôi tôm, bà con cần nắm được các chỉ tiêu môi trường ao nuôi tôm cụ thể. Từ đó sẽ dễ dàng theo dõi và kiểm soát nước nuôi tốt hơn. Trong bài viết này sẽ đề cập đến 12 chỉ tiêu môi trường ao nuôi tôm mà bà con cần nắm để quản lý ao nuôi tôm của mình, giúp nâng cao chất lượng mùa vụ.

test
• 09:10 10/05/2025

Mai test keyword

Để đánh giá chất lượng nước ao nuôi tôm, bà con cần nắm được các chỉ tiêu môi trường ao nuôi tôm cụ thể. Từ đó sẽ dễ dàng theo dõi và kiểm soát nước nuôi tốt hơn. Trong bài viết này sẽ đề cập đến 12 chỉ tiêu môi trường ao nuôi tôm mà bà con cần nắm để quản lý ao nuôi tôm của mình, giúp nâng cao chất lượng mùa vụ.

• 09:10 10/05/2025

Phát hiện tôm bệnh trong ao

Nuôi tôm là một trong những ngành nuôi trồng thủy sản có giá trị kinh tế cao và đang phát triển mạnh ở nhiều quốc gia, đặc biệt là Việt Nam. Tuy nhiên, một trong những thách thức lớn nhất đối với người nuôi tôm hiện nay là vấn đề dịch bệnh – nguyên nhân hàng đầu gây thiệt hại nghiêm trọng về năng suất và lợi nhuận. Việc phát hiện tôm bệnh trong ao một cách sớm và chính xác không chỉ giúp hạn chế rủi ro, mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo sự bền vững của mô hình nuôi tôm công nghiệp lẫn truyền thống.

Tôm thẻ chân trắng
• 09:10 10/05/2025
Some text some message..