Không nên thả cá giống vào thời gian này

Trung tâm Quan trắc môi trường và Bệnh thủy sản Nam Bộ vừa báo cáo nguyên nhân cá nuôi bè chết hàng loạt ở cồn Thới Sơn (Mỹ Tho) và khuyến cáo như trên.

Cá giống
Cá chết trong một bè nuôi cá ở cồn Thới Sơn. Ảnh: Minh Đảm.

Theo Chi cục Thuỷ sản Tiền Giang, tổng số lồng/bè trên khu vực thành phố Mỹ Tho là 813 bè/81.300 m3.

Từ đầu năm đến nay, nông dân đã thả nuôi 533 bè với 9,73 triệu con giống. Mật độ thả nuôi trung bình từ 100 - 150 con/m3, thời gian nuôi từ 6-7 tháng, sản lượng thu hoạch là 4.025 tấn/527 bè.

Kết quả quan trắc độ mặn của Chi cục Thủy sản Tiền Giang trên sông Tiền, khu vực nuôi bè TP Mỹ Tho từ đầu tháng 4/2020 đến ngày 7/5/2020, cho thấy, độ mặn ở mức 4,2-7,5‰. Chưa ghi nhận cá điêu hồng bị thiệt hại do độ mặn. Tuy nhiên, ghi nhận hiện tượng cá giảm ăn, tăng trưởng chậm, tỷ lệ hao hụt cao hơn bình thường.

Ngày 7/5/2020, Chi cục Thủy sản Tiền Giang phối hợp với Chi cục Chăn nuôi và Thú y Tiền Giang và chính quyền địa phương, thực hiện việc xác minh, ghi nhận tình hình cá nuôi lồng/bè chết tại hộ ông Mai Sinh Nhựt, ấp Tân Thạnh, xã Thới Sơn, TP Mỹ Tho.

Tổng số bè nuôi của cơ sở là 6 bè/600m3, trong đó số bè hiện đang nuôi cá điêu hồng là 5 bè/500m3, cá lăng là 1 bè/100m3 (mới thả nuôi, cá phát triển bình thường).

Cá trong bè bắt đầu chết từ giữa tháng 4/2020. Cụ thể: từ giữa tháng 4 đến cuối tháng 4, cá chết trung bình từ 20-50 con/ngày; từ đầu tháng 5 đến thời điểm khảo sát, cá chết 100-200con/ngày. Cỡ cá chết chủ yếu là 40-50 g/con (cá 2 tháng tuổi). Tỷ lệ hao hụt ước từ lúc thả giống cho đến nay khoảng 30%, sản lượng hao hụt khoảng 0,7 tấn.

Vào ngày 11/5/2020, Trung tâm Quan trắc môi trường và Bệnh thủy sản Nam Bộ đã khảo sát tình hình cá điêu hồng nuôi bè chết tại cồn Thới Sơn. Tại khu vực đầu cồn Thới Sơn, Trung tâm khảo sát hộ ông Lê Chí Trung, có 10 bè cá ở ấp Thới Hoà, xã Thới Sơn.

Tại khu vực giữa cồn Thới Sơn, khảo sát hộ ông Đặng Quang Thăng với 24 bè cá ở ấp Thới Thạnh, xã Thới Sơn. Tại khu vực cuối cồn Thới Sơn, khảo sát hộ ông Nguyễn Văn Lắm với 10 bè cá ở ấp Thới Thuận, xã Thới Sơn.

Trong tổng cộng 44 bè được khảo sát nói trên, có 35 bè thả nuôi cá điêu hồng (3.500m3), 5 bè nuôi các loại cá khác như basa, vồ đém, cá dứa và 4 bè cá điêu hồng đã thu hoạch.

Cá trong các bè nuôi bị chết từ đầu tháng 5, tỷ lệ hao hụt ước tính khoảng 20-30%, sản lượng hao hụt khoảng 1,5-2tấn/20 bè. Cá chết chủ yếu là cá điêu hồng, cỡ cá chết 250-500g/con, lượng cá chết trung bình 30 con/bè/ngày, số bè có cá chết là 20 bè.

Cá trước khi chết có dấu hiệu giảm ăn, tăng trưởng chậm, nổi lờ đờ, mắt lồi, xuất huyết các gốc vây, hậu môn sưng, gan không có màu đồng nhất, vây đuôi tưa và thân cá có hiện tượng chuyển sang màu vàng.

Các thông số hoá lý trong nước như pH, độ mặn, độ kiềm, ammonia, nitrite, phosphate, COD, tổng sulfide đều ở mức cho phép, chưa ảnh hưởng đến sức khoẻ cá nuôi. Chưa ghi nhận các loài tảo độc trong khu vực khảo sát.

Tổng vi khuẩn hiếu khí trong mẫu nước ở mức 103-105 CFU/ml, tổng Aeromonas từ 102-103CFU/ml. Kết quả phân lập và định danh vi khuẩn phát hiện tất cả các mẫu cá đều có sự hiện diện của Streptococcus iniae. Ngoài ra mẫu cá thu ở hộ nuôi 1 còn có sự hiện diện của Aeromonas hydrophila là tác nhân gây bệnh xuất huyết trên cá.

Căn cứ trên biểu hiện lâm sàng và kết quả kiểm tra cho thấy cá chết do nhiễm vi khuẩn, cụ thể là Streptococcus iniae Aeromonas hydrophila, trong đó chủ yếu là Streptococcus iniae

Với kết quả đó, Trung tâm Quan trắc môi trường và Bệnh thủy sản Nam Bộ khuyến cáo không nên thả giống trong khoảng thời gian này, vì đây là thời điểm nắng nóng, chuẩn bị chuyển sang mùa mưa, cá nuôi rất dễ bị sốc, dễ nhiễm bệnh do biến đổi môi trường.

Đối với các bè nuôi có cá chết, cần quan sát, theo dõi số lượng cá chết hàng ngày, làm vệ sinh, vớt xác cá chết. Không vứt xác cá chết ra ngoài bè nhằm tránh ô nhiễm nguồn nước và lây bệnh cho các bè nuôi khác trong cùng khu vực nuôi.

Các chủ bè cần theo dõi tình trạng bắt mồi của cá, giảm lượng thức ăn hoặc cắt giảm số lần cho ăn trong trường hợp cá bắt mồi kém. Tăng cường trộn vào thức ăn Vitamin C, hỗn hợp Vitamin và các chất tăng cường sức đề kháng cho cá, kết hợp sử dụng các chất kháng khuẩn trộn vào thức ăn.

Nông nghiệp Việt Nam
Đăng ngày 25/05/2020
Sơn Trang
Dịch bệnh

Ghẹ vuông chắc thịt không thua ghẹ biển!

Nếu có dịp về Năm Căn, Ngọc Hiển, Ðầm Dơi, ngoài tôm, cua, cá, sò…. thì đừng quên thưởng thức đặc sản ghẹ vuông. Ghẹ vuông chắc thịt, ngon nên được nhiều người dân địa phương, du khách cũng như thị trường tiêu thụ ưa chuộng.

Ghẹ vuông
• 11:58 07/06/2021

Ảnh đẹp thủy sản: Món ăn mang đậm nét đồng quê Việt

Ảnh đẹp thủy sản hôm nay lại mang chúng ta đến gần hơn với những món ăn gắn liền của tuổi thơ qua các nhìn ảnh vô cùng đẹp đẽ, những món ăn mà đã gắn liền với biết bao thế hệ.

Cua đồng.
• 19:49 28/05/2021

Ảnh đẹp: Loài hoa của miền sông nước

Miền Tây không chỉ có sông nước mênh mông mà cảnh sắc lại hữu tình. Kết hợp từ những loài hoa tím hồng rực rỡ hòa quyện tạo nên màu sắc của đồng bằng. Đi đâu chúng ta cũng có thể bắt gặp dễ dàng các loài hoa ấy.

Hoa sen.
• 12:13 24/05/2021

Nhật ký về quê

Quê hương là chùm khế ngọt, dù bạn có đi xa bao lâu thì quê hương cũng luôn mở vòng tay chào đón bạn quay trở về, nếu có một ngày bản thân cảm thấy mệt mỏi ở chốn sài gòn nhộn nhịp thì hãy tạm gác mọi chuyện về quê một chuyến nhé!

Tôm càng xanh.
• 13:44 20/05/2021
• 10:34 17/04/2025

Vi bào tử trùng EHP: Hiểu để phòng trị hiệu quả

Bệnh EHP (Enterocytozoon Hepatopenaei), hay còn gọi là bệnh vi bào tử trùng EHP, một trong những mối đe dọa nghiêm trọng đối với ngành tôm.T

Tôm thẻ
• 10:09 08/04/2025

Nguyên nhân khiến tôm nuôi bị rớt

Trong quá trình nuôi tôm, nhiều bà con đã gặp tình trạng tôm rớt đáy liên tục, gây thiệt hại lớn về kinh tế. Việc tôm chết rơi rạc hoặc ốm yếu trong thời gian ngắn có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau. Hiểu rõ các nguyên nhân và cách khắc phục sẽ giúp bà con giảm thiểu rủi ro, đảm bảo năng suất và lợi nhuận trong nuôi trồng.

Tôm rớt đáy
• 09:31 20/03/2025

Hiện tượng cong thân, đục cơ trên tôm

Bệnh cong thân là bệnh lý phổ biến trong ngành nuôi tôm, thường bắt gặp nhiều nhất trên tôm thẻ chân trắng.

Tôm cong thân
• 10:16 11/03/2025
• 03:12 05/05/2025
• 03:12 05/05/2025

mai test kw lần 1

Để đánh giá chất lượng nước ao nuôi tôm, bà con cần nắm được các chỉ tiêu môi trường ao nuôi tôm cụ thể. Từ đó sẽ dễ dàng theo dõi và kiểm soát nước nuôi tốt hơn. Trong bài viết này sẽ đề cập đến 12 chỉ tiêu môi trường ao nuôi tôm mà bà con cần nắm để quản lý ao nuôi tôm của mình, giúp nâng cao chất lượng mùa vụ.

test
• 03:12 05/05/2025

Mai test keyword

Để đánh giá chất lượng nước ao nuôi tôm, bà con cần nắm được các chỉ tiêu môi trường ao nuôi tôm cụ thể. Từ đó sẽ dễ dàng theo dõi và kiểm soát nước nuôi tốt hơn. Trong bài viết này sẽ đề cập đến 12 chỉ tiêu môi trường ao nuôi tôm mà bà con cần nắm để quản lý ao nuôi tôm của mình, giúp nâng cao chất lượng mùa vụ.

• 03:12 05/05/2025

Phát hiện tôm bệnh trong ao

Nuôi tôm là một trong những ngành nuôi trồng thủy sản có giá trị kinh tế cao và đang phát triển mạnh ở nhiều quốc gia, đặc biệt là Việt Nam. Tuy nhiên, một trong những thách thức lớn nhất đối với người nuôi tôm hiện nay là vấn đề dịch bệnh – nguyên nhân hàng đầu gây thiệt hại nghiêm trọng về năng suất và lợi nhuận. Việc phát hiện tôm bệnh trong ao một cách sớm và chính xác không chỉ giúp hạn chế rủi ro, mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo sự bền vững của mô hình nuôi tôm công nghiệp lẫn truyền thống.

Tôm thẻ chân trắng
• 03:12 05/05/2025
Some text some message..