Không để hư đất

“Người nuôi tôm tuyệt đối ngưng ngay việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật để diệt giáp xác trong ao nuôi”, tiến sĩ Nguyễn Văn Hảo, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản 2, nói tại hội thảo báo cáo kết quả khảo sát dịch bệnh trên tôm nuôi tổ chức ở tỉnh Trà Vinh dạo cuối tháng 5. Một lần nữa, vang lên khẩn thiết khuyến cáo của các chuyên gia, việc sử dụng tràn lan các chất bảo vệ thực vật trong xử lý ao nuôi dẫn đến hậu quả tôm chết hàng loạt như hiện nay.

Bón vôi ao nuôi tôm

Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản 2 lấy mẫu ở 19 điểm thuộc tỉnh Trà Vinh, 100% mẫu tôm bị bệnh hoại tử gan tụy. Kết quả phân tích mẫu nước và mẫu bùn đáy ao cho thấy, đa số có chứa chất thuốc bảo vệ thực vật. Cybermethrin, một chất diệt giáp xác rất độc thuộc nhóm cúc tổng hợp có trong thuốc bảo vệ thực vật là tác nhân gây nên bệnh hoại tử gan tụy. Tiến sĩ Hảo khẳng định: “Có thể còn có nguyên nhân khác nhưng nguyên nhân dùng thuốc diệt giáp xác là quá rõ”.

Chất Cybermethrin rất độc nên diệt giáp xác hiệu quả và rẻ (chỉ bằng 5% các chất khuyến cáo khác), đã được người nuôi tôm ở ĐBSCL sử dụng nhiều năm. Vậy tại sao, trước đây sử dụng mà nuôi tôm vẫn thắng lợi? Tiến sĩ Hảo giải thích, sử dụng vài năm thì không sao, nhưng lâu năm nó tích tụ lại trong bùn, sẽ gây tác hại. Điều này cũng đúng dưới cái nhìn của chuyên gia đa dạng sinh học, Tiến sĩ Dương Văn Ni ở trường Đại học Cần Thơ nói, đưa một chất hóa học vào môi trường sẽ làm đảo lộn hệ sinh thái tự nhiên, trước mắt không thấy rõ nhưng lâu dài thì hậu quả khó lường và khó sửa.

Ông Võ Hồng Ngoãn, “vua” nuôi tôm sú ở tỉnh Bạc Liêu kể câu chuyện mới xảy ra, khi thuốc bảo vệ thực vật được khuyến cáo không sử dụng, một doanh nghiệp rao bán thảo dược diệt giáp xác, làm nhiều hộ nuôi tôm trong vùng bị thiệt hại lớn, do chứa chất độc khác. Doanh nghiệp bán thảo dược ấy đang đề nghị “bồi thường thiệt hại”, nhưng ông hỏi “bao nhiêu cho vừa?”. Ông Ngoãn phân tích, tiền giống và công của vụ này bị thiệt hại thì dễ tính nhưng nếu chất độc ấy có tồn dư trong đất, làm hư đất thì tính sao? Theo ông Ngoãn là nếu có, phải tìm được chất phân giải chất độc tồn dư để phục hồi đất thì mới gọi là khắc phục đạt yêu cầu.

Việc giữ gìn đất nuôi tôm, không để hư đất trong quá trình nuôi đã được đặt ra cấp thiết. Nếu nuôi tôm chỉ nhằm thu lời vài năm thì không cần giữ gìn, nhưng muốn là một ngành kinh tế thu lợi lâu dài thì không được để hư đất. Nuôi tôm có thể thu lợi nhuận cao nhưng cũng rất khắc nghiệt như ông Ngoãn nói, vài năm thắng mà một năm thua “là như cháy nhà”, sẽ trắng tay.

Tiến sĩ Hảo cho biết, từ 20 năm trước, Thái Lan đã cấm sử dụng Cybermethrin, thay bằng lân hữu cơ để diệt giáp xác. Còn ở Việt Nam chưa có sự triệt để ấy. Sau khuyến cáo khẩn thiết của chuyên gia, trách nhiệm đang đặt ra cho các nhà quản lý.

thuysanvietnam.com.vn
Đăng ngày 10/07/2012
Sáu Nghệ
Dịch bệnh

Ghẹ vuông chắc thịt không thua ghẹ biển!

Nếu có dịp về Năm Căn, Ngọc Hiển, Ðầm Dơi, ngoài tôm, cua, cá, sò…. thì đừng quên thưởng thức đặc sản ghẹ vuông. Ghẹ vuông chắc thịt, ngon nên được nhiều người dân địa phương, du khách cũng như thị trường tiêu thụ ưa chuộng.

Ghẹ vuông
• 11:58 07/06/2021

Ảnh đẹp thủy sản: Món ăn mang đậm nét đồng quê Việt

Ảnh đẹp thủy sản hôm nay lại mang chúng ta đến gần hơn với những món ăn gắn liền của tuổi thơ qua các nhìn ảnh vô cùng đẹp đẽ, những món ăn mà đã gắn liền với biết bao thế hệ.

Cua đồng.
• 19:49 28/05/2021

Ảnh đẹp: Loài hoa của miền sông nước

Miền Tây không chỉ có sông nước mênh mông mà cảnh sắc lại hữu tình. Kết hợp từ những loài hoa tím hồng rực rỡ hòa quyện tạo nên màu sắc của đồng bằng. Đi đâu chúng ta cũng có thể bắt gặp dễ dàng các loài hoa ấy.

Hoa sen.
• 12:13 24/05/2021

Nhật ký về quê

Quê hương là chùm khế ngọt, dù bạn có đi xa bao lâu thì quê hương cũng luôn mở vòng tay chào đón bạn quay trở về, nếu có một ngày bản thân cảm thấy mệt mỏi ở chốn sài gòn nhộn nhịp thì hãy tạm gác mọi chuyện về quê một chuyến nhé!

Tôm càng xanh.
• 13:44 20/05/2021
• 10:34 17/04/2025

Vi bào tử trùng EHP: Hiểu để phòng trị hiệu quả

Bệnh EHP (Enterocytozoon Hepatopenaei), hay còn gọi là bệnh vi bào tử trùng EHP, một trong những mối đe dọa nghiêm trọng đối với ngành tôm.T

Tôm thẻ
• 10:09 08/04/2025

Nguyên nhân khiến tôm nuôi bị rớt

Trong quá trình nuôi tôm, nhiều bà con đã gặp tình trạng tôm rớt đáy liên tục, gây thiệt hại lớn về kinh tế. Việc tôm chết rơi rạc hoặc ốm yếu trong thời gian ngắn có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau. Hiểu rõ các nguyên nhân và cách khắc phục sẽ giúp bà con giảm thiểu rủi ro, đảm bảo năng suất và lợi nhuận trong nuôi trồng.

Tôm rớt đáy
• 09:31 20/03/2025

Hiện tượng cong thân, đục cơ trên tôm

Bệnh cong thân là bệnh lý phổ biến trong ngành nuôi tôm, thường bắt gặp nhiều nhất trên tôm thẻ chân trắng.

Tôm cong thân
• 10:16 11/03/2025
• 09:27 15/05/2025
• 09:27 15/05/2025
• 09:27 15/05/2025
• 09:27 15/05/2025

mai test kw lần 1

Để đánh giá chất lượng nước ao nuôi tôm, bà con cần nắm được các chỉ tiêu môi trường ao nuôi tôm cụ thể. Từ đó sẽ dễ dàng theo dõi và kiểm soát nước nuôi tốt hơn. Trong bài viết này sẽ đề cập đến 12 chỉ tiêu môi trường ao nuôi tôm mà bà con cần nắm để quản lý ao nuôi tôm của mình, giúp nâng cao chất lượng mùa vụ.

test
• 09:27 15/05/2025
Some text some message..