Hướng phát triển ngành hàng cá tra

Ngày 10/6, tại TP Cần Thơ, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Vũ Văn Tám chủ trì hội thảo góp ý dự thảo sửa đổi Nghị định 36/2014/NĐ-CP và Thông tư 23/2014/TT-BNNPTNT, do Tổng cục Thủy sản tổ chức./

hội thảo góp ý

Hơn 100 đại biểu đại diện Hiệp hội Cá tra Việt Nam, Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP); Sở NN-PTNT, Chi cục Thủy sản các tỉnh có vùng nuôi cá tra ở ĐBSCL và nhiều DN chế biến xuất khẩu cá tra tham gia đóng góp ý kiến.

Thực hiện Nghị định 36

Nghị định 36 về nuôi, chế biến và xuất khẩu sản phẩm cá tra (NĐ 36) do Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 29/4/2014 và có hiệu lực thi hành từ ngày 20/6/2014.

Ông Phạm Anh Tuấn, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản nhấn mạnh: NĐ 36 nhằm hướng tới nâng cao chất lượng, thương hiệu và uy tín cá tra Việt Nam trên thị trường thế giới. Tuy nhiên qua thực tiễn vẫn còn một số khác biệt và phản ánh từ các DN.

Sau khi cử đoàn công tác khảo sát, kiểm tra tình hình cá tra phi lê chưa tiêu thụ tại các DN, Bộ NN-PTNT kịp thời báo cáo Chính phủ xin gia hạn thời gian áp dụng quy định (tại khoản 4, điều 14 của NĐ 36) chỉ lùi một nội dung hàm lượng nước và tỷ lệ mạ băng đến 31/12/2015, còn lại tất cả các điều khác đều thực hiện theo quy định.

Theo Vụ Nuôi trồng thủy sản, kết quả triển khai NĐ 36 đến ngày 31/12/2014, các tỉnh có vùng nuôi cá tra ở ĐBSCL đã hoàn thành rà soát qui hoạch chi tiết nuôi, chế biến cá tra.

Nhưng việc cấp mã số nhận diện và xác nhận đăng ký nuôi cá tra thương phẩm của từng tỉnh thực hiện có sự khác biệt. Các tỉnh Vĩnh Long, Tiền Giang, Bến Tre, Sóc Trăng và TP Cần Thơ đạt trên 80%, nhưng các tỉnh còn lại chỉ đạt 40-50%.

Nhằm hướng vùng nuôi cá tra đạt tiêu chuẩn chất lượng, đến cuối tháng 12/2014 ở ĐBSCL có trên 2.000 ha nuôi cá tra thương phẩm đạt các chứng chỉ nuôi trồng tốt (như: ASC 808 ha, GlobalGAP 927 ha, VietGAP 200 ha, BAP 125 ha và một số GAP khác 200 ha).

Trở ngại

Theo đa số ý kiến đóng góp của các cơ quan chức năng tại địa phương và DN, đều đồng tình, từ quá trình soạn thảo, lấy ý kiến đóng góp để trình Chính phủ ban hành NĐ 36 là đúng và cần thiết để chấn chỉnh ngành hàng cá tra, chấm dứt tình trạng thả nổi chất lượng, cạnh tranh không lành mạnh, gian lận thương mại; đồng thời chấn chỉnh SX từ quy hoạch, cấp mã số vùng nuôi, cân đối cung - cầu sản lượng, thực hành nuôi tốt theo tiêu chuẩn chất lượng VietGAP… Tuy nhiên, đại diện VASEP và một số ý kiến của DN vẫn còn băn khoăn. Ông Trương Đình Hòe, Tổng thư ký VASEP cho rằng: Các DN chỉ băn khoăn về quy định tỷ lệ mạ băng, hàm lượng nước tối đa và việc đăng ký hợp đồng xuất khẩu. Chúng tôi đề nghị bỏ đăng ký hợp đồng xuất khẩu, vì tốn kém chi phí, giảm bớt thủ tục phiền hà cho DN.

cá tra vượt khó
Cá tra đang vượt khó

Ông Dương Ngọc Minh, Tổng GĐ Cty CP Thủy sản Hùng Vương nói: Chúng ta đang hướng tới chất lượng cho sản phẩm cá tra, nếu thực hiện được sẽ đi trước ngành hàng lúa gạo. Điều này cũng là ý thức của DN, bởi chính DN đổ tiền và công sức đi khai thác thị trường. Hiệp hội Cá tra, VASEP đang hướng tới cộng đồng cùng phát triển ngành hàng. Tuy vậy thị trường xuất khẩu thủy sản hiện nay còn là gam màu tối.

Thứ trưởng Vũ Văn Tám nhận định: Bộ NN-PTNT tổ chức hội thảo mong muốn nghe ý kiến trao đổi thẳng thắn từ Hiệp hội Cá tra Việt Nam, VASEP, các DN và người nuôi cá tra.

Vừa qua Cục Quản lý chất lượng Nông Lâm sản và Thủy sản đã cử đoàn công tác khảo sát nghiên cứu và báo cáo thực trạng về hàm lượng nước và tỷ lệ mạ băng để thông tin công khai với các DN, từ đó tìm biện pháp khắc phục.

Trong quá trình thực hiện NĐ 36, Bộ NN-PTNT hoan nghênh các cơ quan chức năng và địa phương thực hiện nghiêm túc. Dù điều kiện còn khó khăn, các cơ quan chức năng địa phương cần tiếp tục đề xuất với lãnh đạo tỉnh sớm thực hiện việc qui hoạch, cấp mã số vùng nuôi. Đối với hai chỉ số hàm lượng nước và tỷ lệ mạ băng là mục tiêu hướng tới, phải minh bạch, ghi rõ các chỉ số trên nhãn hàng và sẽ đưa ra lộ trình thực hiện phù hợp.

Trong việc DN đăng ký hợp đồng xuất khẩu, nếu qui trình thực hiện phức tạp, Tổng cục Thủy sản sẽ rà soát lại để giảm bớt thủ tục, không gây phiền hà cho DN. Sắp tới Bộ NN-PTNT tiếp tục xin ý kiến các bộ, ngành, các hiệp hội để điều chỉnh hoàn thiện việc sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện NĐ 36 trình Chính phủ phê duyệt. + Theo dự thảo sửa đổi bổ sung một số điều của NĐ36: Đến 31/12/2016, các cơ sở nuôi cá tra thương phẩm phải áp dụng và được chứng nhận thực hành nuôi trồng thủy sản tốt theo VietGAP hoặc chứng chỉ quốc tế phù hợp... + Theo dự thảo sửa đổi bổ sung một số điều Thông tư 23 ngày 29/4/2014 của Bộ NN-PTNT: “Sản phẩm cá tra phi lê đông lạnh có tỷ lệ mạ băng và hàm lượng nước cao hơn qui định tại điểm b, điểm c Điều 6 của NĐ 36 (tỷ lệ mạ băng không được vượt quá 10%, hàm lượng nước tối đa không vượt quá 83%) nếu phù hợp với nước nhập khẩu vẫn được tiếp tục nhập khẩu đến hết ngày 31/12/2015. Từ ngày 1/1/2016 đối với sản phẩm cá tra phi lê đông lạnh xuất khẩu tỷ lệ mạ băng không vượt quá 20%, hàm lượng nước tối đa không quá 86%".

Thứ Trưởng Vũ Văn Tám: “Trong 5 tháng qua tình hình xuất khẩu cá tra còn khó khăn. Từ nay đến cuối năm tôi đề nghị Hiệp hội Cá tra, VASEP, các địa phương và cơ quan thuộc Bộ NN-PTNT tiếp tục nghiên cứu tìm giải pháp tháo gỡ khó khăn cho DN và người nuôi. Làm thế nào giúp người nuôi giảm giá thành SX; nghiên cứu thị trường, đặc biệt tranh thủ cơ hội mới từ các hiệp định thương mại Á - Âu Chính phủ vừa mới ký kết”.

+ Theo dự thảo sửa đổi bổ sung một số điều của NĐ36: Đến 31/12/2016, các cơ sở nuôi cá tra thương phẩm phải áp dụng và được chứng nhận thực hành nuôi trồng thủy sản tốt theo VietGAP hoặc chứng chỉ quốc tế phù hợp...

+ Theo dự thảo sửa đổi bổ sung một số điều Thông tư 23 ngày 29/4/2014 của Bộ NN-PTNT: “Sản phẩm cá tra phi lê đông lạnh có tỷ lệ mạ băng và hàm lượng nước cao hơn qui định tại điểm b, điểm c Điều 6 của NĐ 36 (tỷ lệ mạ băng không được vượt quá 10%, hàm lượng nước tối đa không vượt quá 83%) nếu phù hợp với nước nhập khẩu vẫn được tiếp tục nhập khẩu đến hết ngày 31/12/2015.

Từ ngày 1/1/2016 đối với sản phẩm cá tra phi lê đông lạnh xuất khẩu tỷ lệ mạ băng không vượt quá 20%, hàm lượng nước tối đa không quá 86%".

Báo Nông Nghiệp VN, 11/06/2015
Đăng ngày 12/06/2015
Hữu Đức
Nuôi trồng

FLOCponics: Sự tích hợp hoàn hảo của công nghệ biofloc và cây thủy canh

FLOCponics là một loại Aquaponics thay thế tích hợp công nghệ biofloc (BFT) với sản xuất cây trồng không sử dụng đất.

flocponics
• 15:51 07/03/2022

Mô hình nuôi ba ba lãi 300 triệu đồng/năm

Mô hình nuôi ba ba của ông Lương Thành Kỷ, ở thị trấn Búng Tàu, huyện Phụng Hiệp. Qua 14 năm phát triển, đến nay đàn ba ba sinh sản của ông Kỷ đã phát triển hơn 1.500 con, mỗi năm xuất bán ra thị trường từ 8.000-10.000 con giống, trừ hết các khoản chi phí, lợi nhuận gần 300 triệu đồng/năm.

Ba ba.
• 09:38 14/06/2021

Kinh tế ổn định nhờ nuôi ba ba sinh sản

Hơn 20 năm nuôi ba ba sinh sản, anh Nguyễn Đức Lợi, ấp Phước Thọ B, xã Mỹ Phước, huyện Mỹ Tú, tỉnh Sóc Trăng có cuộc sống khấm khá. Gắn bó lâu năm với con ba ba một phần cũng vì sự yêu thích loài vật này, ba ba lại dễ nuôi, nhẹ công chăm sóc, thị trường tiêu thụ tốt, đem lại nguồn thu nhập ổn định cho gia đình anh.

• 15:40 03/03/2021

Thu trăm triệu đồng mỗi năm từ nuôi ba ba

Nuôi ba ba gai là một công việc đòi hỏi phải có nguồn vốn lớn và kỹ thuật cao. Nhưng bằng ý chí, nghị lực, sự đam mê tận tụy với công việc cùng với áp dụng các kiến thức khoa học kỹ thuật mà ông Phạm Tất Đạt ở xã Yên Bình, thành phố Tam Điệp đã thành công, vươn lên trở thành triệu phú.

kỹ thuật sản xuất giống baba
• 10:00 30/05/2017

mai test kw lần 1

Để đánh giá chất lượng nước ao nuôi tôm, bà con cần nắm được các chỉ tiêu môi trường ao nuôi tôm cụ thể. Từ đó sẽ dễ dàng theo dõi và kiểm soát nước nuôi tốt hơn. Trong bài viết này sẽ đề cập đến 12 chỉ tiêu môi trường ao nuôi tôm mà bà con cần nắm để quản lý ao nuôi tôm của mình, giúp nâng cao chất lượng mùa vụ.

test
• 13:31 16/04/2025

Mai test keyword

Để đánh giá chất lượng nước ao nuôi tôm, bà con cần nắm được các chỉ tiêu môi trường ao nuôi tôm cụ thể. Từ đó sẽ dễ dàng theo dõi và kiểm soát nước nuôi tốt hơn. Trong bài viết này sẽ đề cập đến 12 chỉ tiêu môi trường ao nuôi tôm mà bà con cần nắm để quản lý ao nuôi tôm của mình, giúp nâng cao chất lượng mùa vụ.

• 10:19 16/04/2025

Phát hiện tôm bệnh trong ao

Nuôi tôm là một trong những ngành nuôi trồng thủy sản có giá trị kinh tế cao và đang phát triển mạnh ở nhiều quốc gia, đặc biệt là Việt Nam. Tuy nhiên, một trong những thách thức lớn nhất đối với người nuôi tôm hiện nay là vấn đề dịch bệnh – nguyên nhân hàng đầu gây thiệt hại nghiêm trọng về năng suất và lợi nhuận. Việc phát hiện tôm bệnh trong ao một cách sớm và chính xác không chỉ giúp hạn chế rủi ro, mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo sự bền vững của mô hình nuôi tôm công nghiệp lẫn truyền thống.

Tôm thẻ chân trắng
• 09:00 13/04/2025

Ứng dụng chiến lược xuất khẩu xanh trong doanh nghiệp thủy sản

Ngành thủy sản Việt Nam từ lâu đã là trụ cột kinh tế, đưa tôm, cá tra, cá ngừ ra khắp thế giới. Nhưng giờ đây, áp lực xanh hóa từ thị trường quốc tế đang đặt ra bài toán mới. Chiến lược xuất khẩu xanh không chỉ là xu hướng mà còn là lối đi sống còn để doanh nghiệp thủy sản nâng giá trị sản phẩm, đáp ứng tiêu chuẩn khắt khe toàn cầu. Vậy làm sao để áp dụng hiệu quả? Hãy cùng tìm hiểu!

Tôm
• 09:00 12/04/2025
• 15:47 13/05/2025
• 15:47 13/05/2025

mai test kw lần 1

Để đánh giá chất lượng nước ao nuôi tôm, bà con cần nắm được các chỉ tiêu môi trường ao nuôi tôm cụ thể. Từ đó sẽ dễ dàng theo dõi và kiểm soát nước nuôi tốt hơn. Trong bài viết này sẽ đề cập đến 12 chỉ tiêu môi trường ao nuôi tôm mà bà con cần nắm để quản lý ao nuôi tôm của mình, giúp nâng cao chất lượng mùa vụ.

test
• 15:47 13/05/2025

Mai test keyword

Để đánh giá chất lượng nước ao nuôi tôm, bà con cần nắm được các chỉ tiêu môi trường ao nuôi tôm cụ thể. Từ đó sẽ dễ dàng theo dõi và kiểm soát nước nuôi tốt hơn. Trong bài viết này sẽ đề cập đến 12 chỉ tiêu môi trường ao nuôi tôm mà bà con cần nắm để quản lý ao nuôi tôm của mình, giúp nâng cao chất lượng mùa vụ.

• 15:47 13/05/2025

Phát hiện tôm bệnh trong ao

Nuôi tôm là một trong những ngành nuôi trồng thủy sản có giá trị kinh tế cao và đang phát triển mạnh ở nhiều quốc gia, đặc biệt là Việt Nam. Tuy nhiên, một trong những thách thức lớn nhất đối với người nuôi tôm hiện nay là vấn đề dịch bệnh – nguyên nhân hàng đầu gây thiệt hại nghiêm trọng về năng suất và lợi nhuận. Việc phát hiện tôm bệnh trong ao một cách sớm và chính xác không chỉ giúp hạn chế rủi ro, mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo sự bền vững của mô hình nuôi tôm công nghiệp lẫn truyền thống.

Tôm thẻ chân trắng
• 15:47 13/05/2025
Some text some message..