Hội nghị “Quản lý chất lượng giống tôm nước lợ” tại Ninh Thuận

Ngày 24/4/2012, Tại Ninh Thuận, Tổng cục Thủy sản – Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Ninh Thuận tổ chức Hội nghị “Quản lý chất lượng giống tôm nước lợ”. Ông Nguyễn Huy Điền, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản chủ trì hội nghị.

Hội nghị diễn ra tại Ninh Thuận (Nguồn: agroviet.gov.vn)

Hội nghị diễn ra tại Ninh Thuận (Nguồn: agroviet.gov.vn)

Tham dự hội nghị có các đại biểu đại diện cho Tổng cục Thuỷ sản, Cục Thú y, Cục Quản lý CLNLS&Thuỷ sản, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, Viện nghiên cứu NTTS III, Trường Đại học Nha Trang; lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Chi cục Nuôi trồng thuỷ sản/Chi cục Thuỷ sản của các tỉnh trọng điểm nuôi tôm nước lợ; Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam; một số cơ sở sản xuất, kinh doanh giống tôm nước lợ.

Tại hội nghị có 4 báo cáo tham luận của các địa phương phát triển mạnh việc sản xuất và kinh doanh giống tôm nước lợ như: Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận.

Theo báo cáo tại Hội nghị, những tháng đầu năm 2012 tình dịch bệnh xảy ra trên diện rộng và diễn biến phức tạp đối với tôm sú và tôm thẻ chân trắng. Tính đến hết tháng 3 năm 2012, theo thống kê của Tổng cục Thủy sản, diện tích tôm sú và tôm thẻ chân trắng bị thiệt hại khoảng 11.384,7ha, chiếm 2,37% tổng diện tích thả nuôi chủ yếu tại các tỉnh phía Nam. Trong đó, diện tích tôm sú bị thiệt hại là 11.384,7ha (chiếm 2,26% diện tích thả nuôi 503.820,9 ha), tôm chân trắng là 612ha (chiếm 19,66% diện tích thả nuôi 3.112,3ha). Tôm chết do nhiều nguyên nhân như người nuôi không tuân thủ khung lịch mùa vụ, không xử lý mầm bệnh và cải tạo kỹ ao nuôi trước khi thả nuôi, thời tiết phức tạp… thì nguyên nhân quan trọng phải kể đến chất lượng tôm giống kém.

Theo thống kê của Tổng cục Thủy sản, tính đến hết tháng 3 năm 2012 cả nước có 1.425 trại sản xuất giống tôm sú và 103 trại sản xuất giống tôm thẻ chân trắng. So với cùng kỳ năm 2011, số cơ sở sản xuất giống tôm nước lợ giảm đáng kể (bằng 90% số trại năm 2011). Với sản lượng giống sản xuất khoảng trên 17 tỷ con giống (trong đó 13,5 tỷ giống tôm sú và 3,5 tỷ giống tôm thẻ chân trắng).

Hiện số lượng trại sản xuất tôm nước lợ chủ yếu tập trung tại các tỉnh nam trung Bộ trong đó tại Khánh Hòa, Ninh Thuận và Bình Thuận chiếm khoảng 40% (khoảng 623 trại) tổng số trại sản xuất giống tôm trên cả nước, sản lượng giống tôm nước lợ ở khu vực này cung cấp chiếm khoảng 75% sản lượng giống của cả nước.

Về tôm sú bố mẹ, chủ yếu khai thác từ vùng biển Rạch Gốc tỉnh Cà Mau, khai thác từ vùng nước gần bờ nên hệ số thành thục không cao, phương pháp khai thác chủ yếu là giã cào làm tôm bị xây xát, ảnh hưởng đến sức khỏe tôm và dễ dẫn đến nhiễm các loại bệnh. Phần lớn tôm bố mẹ khai thác không qua kiểm dịch, không xét nghiệm các bệnh nguy hiểm. Hiện tại mới chỉ là đầu vụ sản xuất vì vậy tôm bố mẹ chưa có hiện tượng khan hiếm, giá tôm bố mẹ trong nước giao động từ 5-7 triệu đồng/con; Hiện nay một số doanh nghiệp tại Tại Ninh thuận nhập khẩu tôm sú bố mẹ gia hóa từ nước ngoài như Mô - Zăm - Bíc; Mỹ cho kết quản bước đầu khả quan.

Về tôm thẻ chân trắng bố mẹ, phần lớn được nhập khẩu từ các nước như Singapore, Thái Lan, Mỹ, Indonexia. Giá nhập từ các nước: Singapore: 65 USD/con, Hawai - Mỹ: 23USD/con, Thái Lan: từ 15 - 30 USD/con, Indonexia: từ 20 - 40 USD/con.

Thời gian quan một số doanh nghiệp tại các tỉnh và cơ sở nghiên cứu đã tự gia hóa đàn tôm bố mẹ. Tuy nhiên theo báo cáo của các tỉnh thì đàn tôm được sử dụng để nuôi thành tôm bố bố mẹ không xác định được là nhập từ Hawaii - Mỹ hay sử dụng tôm bố mẹ từ đàn thương phẩm tại Việt Nam. Về mặt di truyền sẽ ảnh hưởng đến chất lượng con giống.

Tình hình kinh doanh tôm giống cũng rất phức tạp, một số cơ sở ương giống mua Naupli, post của một số cơ sở sản xuất tôm giống lớn về trộn với tôm của mình sản xuất hoặc với tôm chợ rồi lại lấy bao bì nhãn mác của công ty làm thương hiệu của mình. Một số lượng tôm giống cũng được buôn bán qua đường tiểu ngạch từ Trung  Quốc qua của khẩu Quảng Ninh về Việt Nam, hầu hết số lượng này không được kiểm dịch, kiểm soát vì vậy đã gây thiệt hại cho người nuôi. Đây là vấn đề cần phải được đặc biệt quan tâm để có giải pháp ngăn chặn tình trạng này.

Xác định được vấn đề chất lượng giống là một trong những yếu tố đầu vào quyết định đến sự thành công của nghề nuôi tôm, nên công tác quản lý chất lượng giống được Bộ quan tâm và chỉ đạo sát sao; cùng với tình diễn biến phức tạp trong việc sản xuất và kinh doanh giống tôm hiện nay, trong tháng 3/2012, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã thành lập đoàn kiểm tra, giám sát giống thủy sản đảm bảo chất lượng, Tổng cục thủy sản phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức kiển tra các cơ sở sản xuất giống tôm sú và tôm thẻ chân trắng tại 2 tỉnh trọng điểm là Ninh Thuận và Bình Thuận. Bên cạnh đó, Tổng cục thủy sản đang soạn thảo và hoàn thiện thủ tục để trình Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn ban hành Thông tư quản chất lượng giống thủy sản, TCVN về giống tôm thẻ chân trắng. Trong năm 2012, Tổng cục Thủy sản sẽ phối hợp với các địa phương hoàn thiện cơ sở dữ liệu và sản xuất giống tôm sú và tôm thẻ chân trắng và tiến hành kiểm tra, đánh giá và phân loại các cơ sở sản xuất giống tôm sú và tôm thẻ chân trắng trên địa bàn của 6 tỉnh trọng điểm: Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận, Sóc Trăng, Bạc Liêu và Cà Mau. Năm 2013 sẽ tiến hành đối với 22 tỉnh còn lại.

Hội nghị cũng đã đưa ra một số vấn đề bất cập trong việc sản xuất, kinh doanh giống tôm nước lợ hiện nay, đó là: Nguồn giống tôm sú bố mẹ được khai thác từ tự nhiên nhưng ngày càng khan hiếm và chất lượng ngày càng giảm gây ảnh hưởng đến chất lượng tôm giống; Đối với tôm thẻ chân trắng bố mẹ gia hóa chưa quản lý được nguồn gốc đàn tôm đưa vào gia hóa. Mặt khác ở điều kiện cách li không đảm bảo trong một thời gian dài (trên 1 năm) khả năng lây nhiễm các bệnh là rất cao, nhưng khi cho ra sản xuất không được kiểm tra, xét nghiệm lại vì vậy chất lượng của đàn post cũng sẽ ảnh hưởng không ít; Hiện nay chưa có quy định cụ thể về vấn đề tôm gia hóa tại Việt Nam, nên rất khó khăn cho các cơ quan quản lý địa phương thực hiện kiểm tra, giám sát chất lượng của đối tượng tôm này.

Tại hội nghị, các đại biểu cũng đã tập trung thảo luận các giải pháp để quản lý chất lượng giống tôm nước lợ thông qua việc kiểm tra điều kiện, giám sát hoạt động gai hóa tôm bố mẹ; bảo vệ đàn tôm bố mẹ ở vùng biển Rạch Gốc; xử phạt nghiêm đối với các cơ sở không tuân thủ các quy định hiện hành và tập trung nguồn lực cho công tác nghiên cứu cũng như hợp tác quốc tế với các đơn vị có năng lực nhằm chủ động được nguồn tôm  bố mẹ có chất lượng cao, sạch bệnh trong nước đáp ứng yêu cầu phát triển nghề nuôi tôm bền vững;
Đầu tư xây dựng và hoàn thiện Khu sản xuất giống tập trung, Trung tâm giống thủy sản của các tỉnh; Tăng nguồn kinh phí hàng năm cho công tác đào tạo, khuyến ngư và chuyển giao công nghệ mới; Đầu tư đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ, quản lý nâng cao trình độ và công tác chuyên môn cho các cán bộ làm công tác thú y thuỷ sản; Tăng cường đầu tư các dự án nghiên cứu, chuyển giao công nghệ sản xuất tôm sú, tôm thẻ chân trắng bố mẹ sạch bệnh, kháng bệnh.

Nguồn: agroviet.gov.vn
Đăng ngày 24/04/2012
Flcen
Kỹ thuật

Tổng quan về công nghệ MBBR trong nuôi trồng thủy sản

MBBR là Moving Bed Biofilm Reactor, hứa hẹn là công nghệ xử lý nước thải ưu việt trong nuôi trồng thủy sản.

công nghệ MBBR
• 18:17 25/09/2021

Xử lý nước thải chế biến thủy sản bằng công nghệ SNAP

Xử lý nước thải chế biến thủy sản bằng công nghệ SNAP không chỉ loại bỏ hiệu quả nồng độ Ammonium mà còn xử lý đến 90% chất hữu cơ.

Chế biến cá tra
• 07:00 22/04/2020

Quan trắc nước nuôi trồng thủy sản bằng cảm biến nano

Sử dụng được cả trên bờ, dưới nước để quan trắc chất lượng nước, hệ thống cảm biến nano do Viện Công nghệ nano (INT) thuộc Đại học Quốc gia TPHCM nghiên cứu giúp người nuôi trồng thủy sản yên tâm khi chất lượng nước nuôi được cảnh báo tự động kịp thời khi có sự cố.

Quan trắc nước nuôi trồng thủy sản
• 14:35 05/02/2020

Lưu ý về môi trường trong ao nuôi tôm nước lợ

Quản lý môi trường ao nuôi tôm nước lợ là khâu quan trọng, đòi hỏi người nuôi có sự hiểu biết cần thiết về mối quan hệ giữa các yếu tố môi trường và biến động của chúng.Từ đó, có biện pháp điều chỉnh phù hợp, giảm nguy cơ thiệt hại, góp phần vào thành công của vụ nuôi.

Lưu ý về môi trường trong ao nuôi tôm nước lợ
• 08:46 30/10/2019

Năng xuất nuôi tôm thẻ chân trắng công nghệ cao và các yếu tố kỹ thuật

Năng suất sản xuất tôm thẻ chân trắng mô hình siêu thâm canh, công nghệ cao dao động 4 - > 8 tấn/1.000 m2. Với mật độ thả dày ≥ 250 con/m2, mức nước sâu (h > 1,5m). Tỷ lệ sống > 70 %, tôm phát triển tốt, tăng trưởng đạt mức cao, ADG: 0, 3 – 0,4 gr/ngày. Đạt size tôm lớn 28 – 26 con/kg sau 100 ngày nuôi.

Tôm thẻ chân trắng
• 09:00 13/04/2025

Kỹ thuật nuôi tôm sú và các biện pháp phòng bệnh

Tôm sú (Penaeus monodon) là một trong những đối tượng nuôi trồng thủy sản có giá trị kinh tế cao tại Việt Nam và nhiều nước trong khu vực Đông Nam Á. Tôm sú thích nghi tốt với môi trường nước lợ và có tốc độ tăng trưởng nhanh, giá trị dinh dưỡng cao và được thị trường quốc tế ưa chuộng. Tuy nhiên, nghề nuôi tôm sú hiện đang đối mặt với nhiều thách thức, đặc biệt là các vấn đề về dịch bệnh. Bài viết này sẽ giới thiệu các kỹ thuật nuôi tôm sú trong môi trường nước lợ và các biện pháp phòng bệnh hiệu quả.

Tôm sú
• 13:20 02/04/2025

Chủ động xét nghiệm tôm giống đầu vào để làm gì?

Việc lựa chọn tôm giống chất lượng là bước khởi đầu quan trọng nhất để đảm bảo một vụ mùa bồi thu. Trong đó, chủ động xét nghiệm tôm giống đầu vào là một bước làm cần thiết, nhất là trong bối cảnh ngành nuôi tôm đang đối mặt với nhiều thách thức như dịch bệnh và biến đổi khí hậu.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:31 31/03/2025

Làm sao để nhận biết men ủ đã thành công hay chưa?

Ủ men vi sinh đóng vai trò quan trọng giúp cải thiện môi trường ao nuôi và tăng cường sức khỏe tôm. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách nhận biết men ủ đã thành công hay chưa. Việc kiểm tra này giúp bà con đảm bảo men hoạt động hiệu quả trước khi đưa vào ao tôm, tránh lãng phí công sức và chi phí.

Tôm thẻ chân trắng
• 09:00 29/03/2025
• 23:01 11/05/2025
• 23:01 11/05/2025

mai test kw lần 1

Để đánh giá chất lượng nước ao nuôi tôm, bà con cần nắm được các chỉ tiêu môi trường ao nuôi tôm cụ thể. Từ đó sẽ dễ dàng theo dõi và kiểm soát nước nuôi tốt hơn. Trong bài viết này sẽ đề cập đến 12 chỉ tiêu môi trường ao nuôi tôm mà bà con cần nắm để quản lý ao nuôi tôm của mình, giúp nâng cao chất lượng mùa vụ.

test
• 23:01 11/05/2025

Mai test keyword

Để đánh giá chất lượng nước ao nuôi tôm, bà con cần nắm được các chỉ tiêu môi trường ao nuôi tôm cụ thể. Từ đó sẽ dễ dàng theo dõi và kiểm soát nước nuôi tốt hơn. Trong bài viết này sẽ đề cập đến 12 chỉ tiêu môi trường ao nuôi tôm mà bà con cần nắm để quản lý ao nuôi tôm của mình, giúp nâng cao chất lượng mùa vụ.

• 23:01 11/05/2025

Phát hiện tôm bệnh trong ao

Nuôi tôm là một trong những ngành nuôi trồng thủy sản có giá trị kinh tế cao và đang phát triển mạnh ở nhiều quốc gia, đặc biệt là Việt Nam. Tuy nhiên, một trong những thách thức lớn nhất đối với người nuôi tôm hiện nay là vấn đề dịch bệnh – nguyên nhân hàng đầu gây thiệt hại nghiêm trọng về năng suất và lợi nhuận. Việc phát hiện tôm bệnh trong ao một cách sớm và chính xác không chỉ giúp hạn chế rủi ro, mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo sự bền vững của mô hình nuôi tôm công nghiệp lẫn truyền thống.

Tôm thẻ chân trắng
• 23:01 11/05/2025
Some text some message..