Hoạ xâm lăng từ... cá lau kính

Một loài cá ngoại lai đang gây hại không chỉ cho nghề nuôi cá ở Bạc Liêu, Đồng Tháp, Kiên Giang, Tây Ninh… mà mới đây các nhà khoa học còn phát hiện dấu hiệu xâm lấn của nó cùng 11 loài ngoại lai khác tới nhiều loài động thực vật bản địa, dẫn tới nguy cơ phá vỡ đa dạng sinh học ở khu Bảo tồn thiên nhiên văn hoá Đồng Nai – vừa được UNESCO công nhận là khu dự trữ sinh quyển thế giới.

cá lau kính
“Biên độ sinh thái rộng và khả năng sống mạnh mẽ giúp cá lau kính trở thành một loài ngoại lai xâm lấn lý tưởng”. Ảnh: Thanh Trước

“Lau” tuốt chứ không chỉ kính

TS Trần Triết, giám đốc trung tâm Nghiên cứu đất ngập nước, nguyên trưởng bộ môn sinh thái học và sinh học tiến hoá, đại học Khoa học tự nhiên TP.HCM cho biết, cá lau kính có tên tiếng Anh là “suckermouth catfish”, giới buôn bán cá cảnh gọi chúng là “pleco” xuất phát từ tên khoa học Hypostomus plecostomus. Thức ăn chính của cá lau kính là rong, rêu, tảo bám trên nền đáy hoặc bề mặt thực vật. Ở môi trường mới, một số loài cá lau kính có thể đạt đến kích thước 70cm trong khi ở nguyên quán kích cỡ lớn nhất của chúng chỉ khoảng 30cm. Đây là một loài cá cảnh rất thường gặp ở nhiều nơi trên thế giới, thông qua con đường nhân giống và buôn bán mà chúng thoát ra môi trường tự nhiên và được xem là loài xâm hại ở một số quốc gia. Cụ thể ở Mỹ, chúng đã xâm nhập nhiều tiểu bang, trong đó Florida, Texas và đặc biệt bang Hawaii đã xem cá lau kính là loài ngoại lai xâm hại. Singapore cũng báo cáo cá lau kính đã xuất hiện trong các vực nước tự nhiên...

Theo số liệu của cục Tài nguyên sinh học Mỹ, cá lau kính có biên độ sinh thái rất rộng đối với nhiều yếu tố môi trường. Chúng sinh sống ở nơi nước tĩnh và cả ở các suối có nước chảy nhanh. Chúng có mặt ở các ao cạn và cả ở hồ sâu, chủ yếu phân bố trong vùng nước ngọt nhưng sống được trong vùng nước lợ cửa sông. Chúng có thể chịu đựng được tình trạng nước bị nhiễm bẩn cao có hàm lượng oxy hoà tan thấp và ở những vực nước tù đọng với nhiều khí sulfur hydro. Là một loài nhiệt đới nhưng chúng cũng xuất hiện ở những nơi có nhiệt độ khá lạnh trong mùa đông. Một số quan sát ghi nhận cá lau kính có thể di chuyển trên cạn ở một khoảng cách nhất định để chuyển từ vực nước này sang vực nước khác. TS Triết nhận định: “Biên độ sinh thái rộng và khả năng sống mạnh mẽ đã giúp chúng trở thành một loài ngoại lai xâm lấn lý tưởng. Ở nước ta, đặc biệt lo ngại là việc cá lau kính sẽ phát triển với mật độ cao trong các khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước, chắc chắn dẫn đến nhiều xáo trộn trong hệ sinh thái thuỷ vực thông qua việc mất cân bằng trong chuỗi thức ăn cũng như sự cạnh tranh trực tiếp đối với các loài cá bản địa có cùng tập tính. Hậu quả cuối cùng có thể là việc giảm thiểu đa dạng sinh học”.

Theo cục Tài nguyên sinh học Mỹ, một khi cá lau kính đã xâm lấn với mật độ cao thì việc kiểm soát chúng rất khó khăn. Ở Hawaii đã thử nghiệm nhiều biện pháp, kể cả dùng sốc điện, nhưng không thành công. “Việc kiểm soát cá lau kính có thể được thực hiện ở các ao nuôi qua việc tát cạn và làm vệ sinh ao, tuy nhiên phương pháp này khó áp dụng ở các khu bảo tồn thiên nhiên. Một nghiên cứu của đại học Londrina, Brazil gợi ý sử dụng tác nhân sinh học để kiểm soát nhưng việc sử dụng các tác nhân sinh học đòi hỏi một quá trình nghiên cứu kỹ lưỡng và tốn kém để bảo đảm độ an toàn… Trong khi chờ đợi một biện pháp kiểm soát triệt để, người dân ở các nơi phát hiện thấy cá lau kính nên loại chúng ra khỏi các vực nước càng nhiều càng tốt”, TS Triết lưu ý.


Các nhà khoa học khuyến khích người dân nếu phát hiện thấy cá lau kính nên loại chúng ra khỏi các vực nước.

Bài học đã có ở láng giềng

Theo ThS Trần Minh Trí, giảng viên khoa kinh tế đại học Nông lâm TP.HCM, ở nhiều nơi trên thế giới, sự phát triển đàn của cá lau kính đã trở thành vấn nạn đối với hệ sinh thái và nguồn lợi thuỷ sản. Trang web của ngân hàng Phát triển châu Á cho biết, đến cuối thập kỷ 1990, sông Marikina của Philippines có nguồn lợi cá rất dồi dào với một số loài như: cá rô phi (tilapia), cá chép (carp), cá trê (catfish)... nên là nguồn sinh kế của nhiều hộ dân dọc bờ sông, nhưng vài năm sau đó cá lau kính xuất hiện và nguồn cá tự nhiên trên dòng sông này giảm một cách đáng kể. Theo ước lượng năm 2005, tỷ lệ cá lau kính trên các loài cá khác ở dòng sông này là 10:1. Nguyên nhân của sự thay đổi này là sự phát triển đàn rất nhanh của cá lau kính và tính phàm ăn của chúng. Dù không trực tiếp tấn công các loại cá khác, nhưng cá lau kính đã giành hết thức ăn và ăn cả trứng những loài cá khác khiến một số loài cá gần như tuyệt chủng.

Không chỉ tạo ra sự mất cân bằng cho động vật trên sông, tính phàm ăn của cá lau kính còn huỷ diệt các loài thực vật dưới nước. Và cuối cùng, hang của chúng gây sạt lở và xói mòn dọc bờ sông... “Bài học từ Philippines cho thấy phần nào tác hại của sự bùng nổ cá lau kính. Tôi đề nghị các nhà khoa học chuyên ngành thuỷ sản nên có những nghiên cứu đầy đủ hơn về đặc điểm, lợi ích và đặc biệt là tác hại của cá lau kính để phổ biến rộng rãi cho người dân sớm biết”, ThS Trí nói.

Báo Sài Gòn Tiếp Thị, 06/11/2013
Đăng ngày 06/11/2013
Tuấn Sơn – Lê Trung
Môi trường

Mai test keyword

Để đánh giá chất lượng nước ao nuôi tôm, bà con cần nắm được các chỉ tiêu môi trường ao nuôi tôm cụ thể. Từ đó sẽ dễ dàng theo dõi và kiểm soát nước nuôi tốt hơn. Trong bài viết này sẽ đề cập đến 12 chỉ tiêu môi trường ao nuôi tôm mà bà con cần nắm để quản lý ao nuôi tôm của mình, giúp nâng cao chất lượng mùa vụ.

• 10:19 16/04/2025

Thừa Thiên - Huế: Đầm phá ô nhiễm, dân kêu trời

Hàng ngàn hộ dân ở 33 xã, phường, thị trấn sống dựa vào đầm phá Tam Giang - Cầu Hai (tỉnh Thừa Thiên - Huế), đang khốn khổ vì nguồn nước ô nhiễm nghiêm trọng.

Ô nhiễm đầm phá ở Thừa Thiên - Huế
• 14:32 14/03/2023

Sản xuất xà phòng từ chất nhầy ốc sên

Một con ốc sên sẽ tạo ra khoảng 2g chất nhờn. Để sản xuất 15 thanh xà phòng trọng lượng 100g, anh Desrocher ở thị trấn Wahagnies, miền Bắc nước Pháp cần khoảng 40 con ốc sên. Ảnh: Reuters

Xà phòng từ ốc sên
• 10:17 09/02/2023

Yên Bái: Thả hơn 30 nghìn cá giống xuống hồ Thác Bà trong ngày ông Công, ông Táo

Ngày 14/1, huyện Yên Bình (Yên Bái) đã tổ chức thả cá bổ sung nguồn lợi thủy sản hồ Thác Bà năm 2023 gắn với phong tục thả cá chép ngày 23 tháng Chạp.

Thả cá
• 12:02 19/01/2023

Có nên áp dụng cơ chế thưởng cho người báo tin xả rác giống như xuyệt điện thủy sản?

Trong bối cảnh bảo vệ môi trường ngày càng được chú trọng, việc xử lý các hành vi vi phạm môi trường như xả rác bừa bãi đang trở thành một thách thức lớn. Một trong những giải pháp được nhiều địa phương triển khai để khuyến khích người dân tham gia giám sát, tố giác vi phạm là cơ chế khen thưởng cho người báo tin, đặc biệt là những hành vi xả rác. Liệu cơ chế này có thể áp dụng hiệu quả như mô hình "treo thưởng" chống xuyệt điện thủy sản tại Cà Mau?

• 10:16 08/04/2025

Xử lý chất thải và bảo vệ môi trường trong các trang trại nuôi tôm hiện đại

Xử lý chất thải và bảo vệ môi trường trong các trang trại nuôi tôm hiện đại là một yếu tố quan trọng giúp giảm thiểu tác động tiêu cực của hoạt động nuôi trồng thủy sản đối với hệ sinh thái xung quanh, đồng thời nâng cao hiệu quả sản xuất và phát triển bền vững. Trong bối cảnh ngành nuôi tôm đang đối mặt với các vấn đề môi trường như ô nhiễm nước, suy giảm chất lượng đất và khí thải, việc áp dụng công nghệ xử lý chất thải tiên tiến và các biện pháp bảo vệ môi trường là rất cần thiết.

Nước thải
• 09:00 07/04/2025

Phân tích dòng rác thải nhựa trong nuôi tôm ở tỉnh Sóc Trăng

Nuôi tôm nước lợ đang sử dụng và thải ra lượng rác nhựa rất lớn, trở thành vấn đề cấp bách phải giải quyết để bảo vệ môi trường, phát triển kinh tế xanh. Nhằm hỗ trợ việc giải quyết, Tổ chức Hợp tác Phát triển Đức (GIZ) vừa nghiên cứu phân tích dòng rác thải nhựa trong nuôi tôm ở tỉnh Sóc Trăng, đưa ra khuyến nghị “Giảm thiểu-Tái sử dụng-Tái chế” (3R).

Rác thải nhựa
• 09:00 05/04/2025

Phương pháp nuôi tôm đa tầng kết hợp rong biển hoặc cá trong mô hình sinh thái tích hợp

Phương pháp nuôi tôm đa tầng kết hợp rong biển hoặc cá trong mô hình sinh thái tích hợp (IMTA - Integrated Multi-Trophic Aquaculture) là một phương pháp nuôi trồng thủy sản bền vững, tận dụng mối quan hệ giữa các loài trong hệ sinh thái để tối ưu hóa sản xuất, giảm thiểu tác động môi trường và tăng cường hiệu quả kinh tế.

Rong biển
• 10:02 28/03/2025
• 17:39 13/05/2025
• 17:39 13/05/2025
• 17:39 13/05/2025
• 17:39 13/05/2025

mai test kw lần 1

Để đánh giá chất lượng nước ao nuôi tôm, bà con cần nắm được các chỉ tiêu môi trường ao nuôi tôm cụ thể. Từ đó sẽ dễ dàng theo dõi và kiểm soát nước nuôi tốt hơn. Trong bài viết này sẽ đề cập đến 12 chỉ tiêu môi trường ao nuôi tôm mà bà con cần nắm để quản lý ao nuôi tôm của mình, giúp nâng cao chất lượng mùa vụ.

test
• 17:39 13/05/2025
Some text some message..