Hiện tượng lột xác cưỡng bức ở tôm

Lột xác là một quá trình quan trọng trong sinh trưởng của tôm, tuy nhiên ở giai đoạn này tôm rất nhạy cảm. Vì vậy, việc đảm bảo một môi trường với các chỉ số ổn định là điều mà bà con luôn mong muốn. Đồng thời sử dụng các biện pháp kích thích tôm lột xác cũng được sử dụng phổ biến hiện nay.

Tôm thẻ chân trắng
Tôm lột xác để tăng trưởng nhanh chóng. Ảnh: Active Fisher

Lột xác cưỡng bức là gì? 

Tôm là một loại động vật giáp xác, cơ thể tôm được bao bọc bởi một lớp vỏ kitin cứng bên ngoài. Trong quá trình phát triển, tôm cần phải thay lớp vỏ kitin để tăng trọng lượng và kích thước của cơ thể. Trong suốt quá trình lột vỏ, tôm hấp thu rất nhiều nước dẫn đến tăng trọng lượng. Khi tôm còn nhỏ quá trình lột xác sẽ diễn ra nhiều lần. Mỗi lần cách nhau một thời gian ngắn, khi tôm lớn dần thời gian lột xác giữa các lần sẽ lâu hơn. 

Lột xác là quá trình tôm tích lũy dinh dưỡng như: đạm, khoáng chất, vitamin,..Sau đó, chúng tái sử dụng lại các khoáng chất trong lớp vỏ cũ để hình thành lớp vỏ sơ cấp mới dưới biểu bì. Lớp vỏ mới được hình thành, hấp thu khoáng chất trong môi trường, cứng cáp trở lại. Tôm gia tăng đột ngột về kích thước. 

Chu kỳ lột xác của tôm được lặp đi lặp lại nhiều lần trong suốt quá trình sống của chúng. Đó còn là quá trình “chọn lọc tự nhiên”. Những con tôm không có khả năng vượt qua được giai đoạn quan trọng này để bước sang một chu kỳ sống mới sẽ bị loại bỏ. Tôm thường lột xác vào ban đêm khoảng từ 22 giờ – 2 giờ đêm. 

Tuy nhiên, nếu có những yếu tố bên ngoài ảnh hưởng đến tôm hoặc sử dụng hóa chất kích thích cũng sẽ khiến tôm lột xác không theo chu kỳ. Hiện tượng đó gọi là lột xác cưỡng bức. 

Tôm lột xácTôm lột xác. Ảnh: thuysanvietnam.com.vn

Các yếu tố làm cho tôm có khả năng lột xác cưỡng bức? 

Các yếu tố môi trường ảnh hưởng đến sự lột xác của tôm bao gồm pH, kiềm, độ mặn, oxy, tảo, khí độc, đặc biệt là H2S, cụ thể như sau: 

pH  

pH là yếu tố rất quan trọng, mức thích hợp rơi vào khoảng 7.5 – 8.3. Một trận mưa rào cũng sẽ ảnh hưởng đến tôm lột, vì nước mưa có pH thấp làm tôm lột vỏ, đồng thời mưa còn gây ra tình trạng thiếu oxy, khí độc tăng, nước mạnh và thiếu khoáng. Bà con phải tạt vôi để nâng pH, tôm lột vỏ trong điều kiện bất lợi như trên sẽ rất dễ rớt. 

Độ kiềm 

Độ kiềm ảnh hưởng bởi lượng khoáng trong nước. Trong thời gian lột vỏ, tôm cần rất nhiều khoáng nên cần duy trì độ kiềm từ 120 mg CaCO3/l trở lên bằng cách sử dụng vôi CaCO3 hoặc Dolomite và bổ sung khoáng 3 – 5 ngày/lần vào ban đêm giúp tôm nhanh cứng vỏ và lột xác đồng loạt. 

Độ mặn 

Độ mặn cũng là yếu tố cần lưu ý, nước có độ mặn cao thì hàm lượng khoáng sẽ cao hơn, nước càng ngọt thì khoáng càng ít. Do đó, bà con căn cứ vào độ mặn để cân đo đong đếm lượng khoáng cung cấp sao cho phù hợp, không lãng phí cũng không thiếu hụt. 

Oxy hòa tan 

Trong điều kiện bình thường, oxy hòa tan phải đạt >=4mg/l. Trong thời gian tôm lột thì cần lượng oxy nhiều hơn như thế, duy trì ở mức 5 – 6 mg/l là điều tối quan trọng. Khi tôm có dấu hiệu lột xác là bà con phải cho quạt chạy công xuất lớn nhất, đồng thời bổ sung oxygen nếu cần thiết. 

Tảo 

Một đợt tảo tàn có thể xảy ra khi một loại khoáng mà phiêu sinh vật cần vào ban ngày bị tôm sử dụng hết cho quá trình lột xác vào ban đêm. Trong ngày đầu tiên sau lột xác, bà con sẽ thấy có sự thay đổi nhẹ về pH, ngày thứ 2 màu nước sẽ nhạt hơn, và ngày thứ 3 pH tiếp tục giảm, màu nước đậm hơn, có nhiều bong bóng trên mặt nước và pH tiếp tục giảm vào các ngày sau đó. Bà con phải kiểm tra pH, kiềm, khoáng để kịp thời điều chỉnh, tránh hiện tượng tảo tàn xảy ra.

Tảo tànTảo tàn ảnh hưởng đến lột xác của tôm

Sự can thiệp của người nuôi tới chu kỳ lột xác của tôm 

Ngoài chu kỳ lột xác tự nhiên của tôm, người nuôi có thể sử dụng một số biện pháp để có thể kích thích tôm lột xác nhanh, rút ngắn thời gian sinh trưởng một cách hiệu quả. 

Bổ sung dinh dưỡng và các loại khoáng chất cần thiết cho tôm là điều đơn giản mà bà con có thể hỗ trợ tôm trong quá trình phát triển. Khoáng chất là thành phần không thể thiếu để hình thành bộ vỏ (bộ xương bên ngoài) cho tôm, giúp tôm cân bằng áp suất thẩm thấu, tham gia vào thành phần cấu trúc các mô của tôm, hỗ trợ truyền các xung động thần kinh.  

Nhu cầu chất khoáng trong khẩu phần ăn của tôm: Đối với môi trường nước có độ mặn cao thì nhu cầu về Ca2+, K+ và Mg2+ cần thiết cho quá trình lột xác của tôm cần được đáp ứng và bổ sung. Với môi trường có độ mặn thấp thì thường thiếu hụt K+ trong khẩu phần ăn.

Nhu cầu chất khoáng trong nước của tôm: Trong nước nuôi, bà con cần chú ý tỷ lệ Na:K phải đạt 28:1 và Mg:Ca là 1:1 và nhu cầu khoáng chất cũng khác nhau tùy theo mật độ nuôi. 

Bên cạnh đó, nên kiểm tra tình trạng sức khỏe tôm thường xuyên, điều chỉnh lượng thức ăn ở giai đoạn tôm lột xác có thể giúp tôm khỏe mạnh và tăn trưởng tối ưu hơn. Lưu ý chỉ kích thích tôm lột vào những ngày nắng nhẹ tối trời, không áp dụng vào lúc trời âm u, chuyển mưa lớn. 

Đăng ngày 25/01/2024
Thuần Phạm @thuan-pham
Kỹ thuật

Tổng quan về công nghệ MBBR trong nuôi trồng thủy sản

MBBR là Moving Bed Biofilm Reactor, hứa hẹn là công nghệ xử lý nước thải ưu việt trong nuôi trồng thủy sản.

công nghệ MBBR
• 18:17 25/09/2021

Xử lý nước thải chế biến thủy sản bằng công nghệ SNAP

Xử lý nước thải chế biến thủy sản bằng công nghệ SNAP không chỉ loại bỏ hiệu quả nồng độ Ammonium mà còn xử lý đến 90% chất hữu cơ.

Chế biến cá tra
• 07:00 22/04/2020

Quan trắc nước nuôi trồng thủy sản bằng cảm biến nano

Sử dụng được cả trên bờ, dưới nước để quan trắc chất lượng nước, hệ thống cảm biến nano do Viện Công nghệ nano (INT) thuộc Đại học Quốc gia TPHCM nghiên cứu giúp người nuôi trồng thủy sản yên tâm khi chất lượng nước nuôi được cảnh báo tự động kịp thời khi có sự cố.

Quan trắc nước nuôi trồng thủy sản
• 14:35 05/02/2020

Lưu ý về môi trường trong ao nuôi tôm nước lợ

Quản lý môi trường ao nuôi tôm nước lợ là khâu quan trọng, đòi hỏi người nuôi có sự hiểu biết cần thiết về mối quan hệ giữa các yếu tố môi trường và biến động của chúng.Từ đó, có biện pháp điều chỉnh phù hợp, giảm nguy cơ thiệt hại, góp phần vào thành công của vụ nuôi.

Lưu ý về môi trường trong ao nuôi tôm nước lợ
• 08:46 30/10/2019

Năng xuất nuôi tôm thẻ chân trắng công nghệ cao và các yếu tố kỹ thuật

Năng suất sản xuất tôm thẻ chân trắng mô hình siêu thâm canh, công nghệ cao dao động 4 - > 8 tấn/1.000 m2. Với mật độ thả dày ≥ 250 con/m2, mức nước sâu (h > 1,5m). Tỷ lệ sống > 70 %, tôm phát triển tốt, tăng trưởng đạt mức cao, ADG: 0, 3 – 0,4 gr/ngày. Đạt size tôm lớn 28 – 26 con/kg sau 100 ngày nuôi.

Tôm thẻ chân trắng
• 09:00 13/04/2025

Kỹ thuật nuôi tôm sú và các biện pháp phòng bệnh

Tôm sú (Penaeus monodon) là một trong những đối tượng nuôi trồng thủy sản có giá trị kinh tế cao tại Việt Nam và nhiều nước trong khu vực Đông Nam Á. Tôm sú thích nghi tốt với môi trường nước lợ và có tốc độ tăng trưởng nhanh, giá trị dinh dưỡng cao và được thị trường quốc tế ưa chuộng. Tuy nhiên, nghề nuôi tôm sú hiện đang đối mặt với nhiều thách thức, đặc biệt là các vấn đề về dịch bệnh. Bài viết này sẽ giới thiệu các kỹ thuật nuôi tôm sú trong môi trường nước lợ và các biện pháp phòng bệnh hiệu quả.

Tôm sú
• 13:20 02/04/2025

Chủ động xét nghiệm tôm giống đầu vào để làm gì?

Việc lựa chọn tôm giống chất lượng là bước khởi đầu quan trọng nhất để đảm bảo một vụ mùa bồi thu. Trong đó, chủ động xét nghiệm tôm giống đầu vào là một bước làm cần thiết, nhất là trong bối cảnh ngành nuôi tôm đang đối mặt với nhiều thách thức như dịch bệnh và biến đổi khí hậu.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:31 31/03/2025

Làm sao để nhận biết men ủ đã thành công hay chưa?

Ủ men vi sinh đóng vai trò quan trọng giúp cải thiện môi trường ao nuôi và tăng cường sức khỏe tôm. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách nhận biết men ủ đã thành công hay chưa. Việc kiểm tra này giúp bà con đảm bảo men hoạt động hiệu quả trước khi đưa vào ao tôm, tránh lãng phí công sức và chi phí.

Tôm thẻ chân trắng
• 09:00 29/03/2025
• 06:31 10/05/2025
• 06:31 10/05/2025

mai test kw lần 1

Để đánh giá chất lượng nước ao nuôi tôm, bà con cần nắm được các chỉ tiêu môi trường ao nuôi tôm cụ thể. Từ đó sẽ dễ dàng theo dõi và kiểm soát nước nuôi tốt hơn. Trong bài viết này sẽ đề cập đến 12 chỉ tiêu môi trường ao nuôi tôm mà bà con cần nắm để quản lý ao nuôi tôm của mình, giúp nâng cao chất lượng mùa vụ.

test
• 06:31 10/05/2025

Mai test keyword

Để đánh giá chất lượng nước ao nuôi tôm, bà con cần nắm được các chỉ tiêu môi trường ao nuôi tôm cụ thể. Từ đó sẽ dễ dàng theo dõi và kiểm soát nước nuôi tốt hơn. Trong bài viết này sẽ đề cập đến 12 chỉ tiêu môi trường ao nuôi tôm mà bà con cần nắm để quản lý ao nuôi tôm của mình, giúp nâng cao chất lượng mùa vụ.

• 06:31 10/05/2025

Phát hiện tôm bệnh trong ao

Nuôi tôm là một trong những ngành nuôi trồng thủy sản có giá trị kinh tế cao và đang phát triển mạnh ở nhiều quốc gia, đặc biệt là Việt Nam. Tuy nhiên, một trong những thách thức lớn nhất đối với người nuôi tôm hiện nay là vấn đề dịch bệnh – nguyên nhân hàng đầu gây thiệt hại nghiêm trọng về năng suất và lợi nhuận. Việc phát hiện tôm bệnh trong ao một cách sớm và chính xác không chỉ giúp hạn chế rủi ro, mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo sự bền vững của mô hình nuôi tôm công nghiệp lẫn truyền thống.

Tôm thẻ chân trắng
• 06:31 10/05/2025
Some text some message..