Hệ thống theo dõi hiện tượng tảo nở hoa

Một hệ thống mới sử dụng dữ liệu vệ tinh để theo dõi sự nở hoa có hại của tảo ở eo biển Manche có khả năng cứu lĩnh vực nuôi động vật có vỏ khỏi những thiệt hại đáng kể.

Tảo nở hoa
Tảo nở hoa gây nhiều thiệt hại trong nuôi trồng thủy sản. Ảnh: Twitter

Sự nở hoa của tảo gây hại ra sao? 

Thủy triều đỏ là một thuật ngữ thông dụng được dùng để chỉ một trong một loạt các hiện tượng tự nhiên được gọi là tảo nở hoa gây hại hay HAB (viết tắt của cụm từ tiếng Anh Harmful Algal Blooms).  

Đây là hiện tượng tự nhiên xảy ra do mật độ tế bào vi tảo gia tăng lên đến hàng triệu tế bào/lít (thông thường có khoảng 10 – 100 tế bào vi tảo/ml, nhưng trong trường hợp “nở hoa” mật độ có thể lên trên 10.000 tế bào/ml) làm biến đổi màu của nước biển từ xanh lục đậm, đỏ cho đến vàng xám. 

Hiện tượng thủy triều đỏ có liên quan chặt chẽ tới sự phú dưỡng của thủy vực. Nguyên nhân của hiện tượng trên có liên quan đến các yếu tố môi trường như: nhiệt độ, độ mặn và hàm lượng muối dinh dưỡng cũng như các trường khí – thủy văn. Ngoài ra, các chất thải từ hoạt động của con người như nuôi trồng thủy sản thiếu quy hoạch, sự phát triển của các nhà máy chế biến thủy sản, hóa chất… cũng là một trong các nguyên nhân dẫn đến sự hình thành thủy triều đỏ. 

Tảo nở hoa có thể gây ra rất nhiều vấn đề cho hệ thống thủy sinh chẳng hạn như làm bẩn nước, biến đổi màu nước gây mất mỹ quan ao/hồ, tạo nên mùi hôi hoặc vị khó chịu. Đặc biệt có thể gây chết hoặc đầu độc các tổ chức khác trong hệ thống thủy sinh, bao gồm cá, các loài sinh vật có vỏ,… 

HABTảo nở hoa có thể gây ra rất nhiều vấn đề cho hệ thống thủy sinh. Ảnh: cleveland.com

Hướng phát triển của dự án 

Ở EU, chi phí hàng năm được chi trả để theo dõi các hiện tượng HAB được ước tính đã vượt quá 800 triệu bảng Anh. Bên cạnh đó, việc kết hợp dữ liệu từ 4 trang trại nuôi động vật có vỏ ở khu vực Tây Nam nước Anh cho thấy khả năng mất doanh thu hàng tuần do hiện tượng HAB có thể dao động từ 26,350 – 100,000 bảng Anh. Thống kê này dựa trên giá bán các loài vật 2 mảnh vỏ và số lượng sản xuất hàng tuần trong mùa hè ở Anh, không bao gồm chi phí thu hồi.  

Do đó, có nhiều nghiên cứu đang được thực hiện trên khắp thế giới để giúp giảm thiểu các tác động sâu rộng về tài chính, xã hội và môi trường do HAB. Một trong những dự án hợp tác nghiên cứu như vậy là dự án INTERREG-VA S-3 EUROHAB, một sự hợp tác giữa Pháp và Anh. Qua đó, các hình ảnh vệ tinh thu được từ dữ liệu theo dõi có thể hỗ trợ việc giám sát HAB và quản lý biển.  

Trong 5 năm qua, nhóm dự án đã sử dụng dữ liệu từ vệ tinh của Cơ quan Vũ trụ Châu Âu (ESA) và các nguồn khác để theo dõi HAB và kiểm tra chất lượng nước, đồng thời đẩy mạnh phát triển một vệ tinh, thiết bị theo dõi nhanh chóng, tiết kiệm chi phí và thân thiện với người dùng.  

Hệ thống phát hiện tảo nở hoaHệ thống sử dụng dữ liệu vệ tinh để theo dõi sự nở hoa của tảo có hại. Ảnh: thefishsite.com

Hệ thống cảnh báo dựa trên web, công cụ đầu tiên giúp theo dõi sự phát triển và lây lan của HAB. Chi phí vận hành hệ thống ước tính chỉ khoảng 37,000 bảng Anh mỗi năm để bao phủ toàn bộ eo biển Manche và xác định nguy cơ của một số loài HAB dựa trên sự phong phú của chúng trên bề mặt nước. Hệ thống theo dõi phát hiện bao gồm loài tảo Karenia mikimotoi (có thể làm giảm ôxy trong cột nước), tảo Phaeocystis globosa (tạo bọt và có thể làm mờ đáy biển và làm tắc nghẽn mang cá) và tảo Pseudo-nitzschia (gây ngộ độc động vật có vỏ). 

Một phần quan trọng khác của dự án hợp tác này là tập hợp dữ liệu vệ tinh từ nhiều nguồn trên cả hai bờ của Kênh Manche, cho phép đánh giá các yếu tố môi trường dẫn đến HAB và xác nhận khu vực có nguy cơ HAB trong web dựa trên hệ thống cảnh báo. Dữ liệu bao gồm nhiệt độ, độ mặn, chất dinh dưỡng, chất diệp lục (diệp lục a), số lượng thực vật phù du (bao gồm cả các loài HAB), oxy hòa tan, độ đục, bức xạ và tốc độ gió.  

Việc sử dụng tốt công nghệ vệ tinh để giúp theo dõi sự nở hoa là một lợi ích thực sự cho các tổ chức giám sát. Những nghiên cứu và phát triển các hệ thống theo dõi HAB mới sẽ mang đến nhiều lợi ích cho các tổ chức về động vật có vỏ và nâng cao hiệu quả trong quản lý biển.  

Đăng ngày 12/12/2022
Nhất Linh @nhat-linh
Sinh học

Nuôi trồng thủy sản thân thiện với môi trường

Thủy sản được coi là nguồn thực phẩm quan trọng cho tương lai do sự gia tăng dân số toàn cầu và diện tích đất cho nông nghiệp ngày càng hạn chế.

nuôi cá bớp
• 10:24 10/02/2022

50 tấn cá chẽm chết cóng

Hàng trăm ngàn con cá chẽm nuôi tại một trại cá ở Hy Lạp chết vì lạnh, sau trận bão tuyết lớn làm tê liệt toàn quốc gia này trong tuần.

cá chết hàng loạt
• 19:47 28/01/2022

Chất diệt khuẩn an toàn thân thiện với môi trường đến 95%

Người ta nói nuôi thủy sản là nuôi nước. Môi trường nước có sạch thì thủy sản nuôi ở dưới mới sống tốt và lớn lên được. Vậy mới nói khâu diệt khuẩn khử trùng ao là rất quan trọng.

chất diệt khuẩn
• 10:01 10/11/2021

Giải cứu cá voi nặng 3 tấn mắc cạn ở Huế

Người dân ở cửa biển Tư Hiền, xã Vinh Hiền, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên - Huế vừa giải cứu thành công một con cá voi nặng 3 tấn, dài hơn 5m mắc cạn do sóng biển đánh dạt bờ trong lúc triều cường dâng cao, biển động mạnh.

Cá voi mắc cạn
• 16:16 21/10/2021

Ứng dụng một số công nghệ trong chế biến và bảo quản thủy sản

Công nghệ chế biến và bảo quản thủy sản đóng vai trò quan trọng trong việc giữ gìn chất lượng, kéo dài thời gian sử dụng, và nâng cao giá trị thương mại của các sản phẩm thủy sản.

Thủy sản
• 10:34 18/02/2025

Bản chất kiềm trong ao nuôi tôm

Độ kiềm là tổng lượng các ion bicarbonate (HCO₃⁻), carbonate (CO₃²⁻) và đôi khi hydroxide (OH⁻) trong nước. Các ion này có khả năng trung hòa axit trong nước.

Ảnh bìa
• 10:00 05/12/2024

Vai trò của các thành phần ion đối với sự phát triển của tôm

Để vụ nuôi tôm được thành công thì việc quản lý chất lượng, môi trường nước ao nuôi là một trong những yếu tố chủ chốt không thể bỏ qua, ngoài những thông số chính thì các thành phần ion trong ao cũng đóng vai trò quan trọng không kém đối với sức khỏe và sự tăng trưởng của tôm.

Tôm thẻ
• 10:28 29/11/2024

Sự hỗ trợ nhau ở các bộ phận trên cơ thể tôm

Mỗi bộ phận của tôm, từ vỏ ngoài cứng cáp đến các cơ quan tiêu hóa, hô hấp và bài tiết, đều giữ vai trò riêng biệt nhưng lại không thể hoạt động một cách độc lập. Sự liên kết này giúp tôm bảo vệ bản thân trước các mối nguy, tận dụng dinh dưỡng và duy trì sức khỏe.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:33 13/11/2024
• 03:39 04/05/2025
• 03:39 04/05/2025

mai test kw lần 1

Để đánh giá chất lượng nước ao nuôi tôm, bà con cần nắm được các chỉ tiêu môi trường ao nuôi tôm cụ thể. Từ đó sẽ dễ dàng theo dõi và kiểm soát nước nuôi tốt hơn. Trong bài viết này sẽ đề cập đến 12 chỉ tiêu môi trường ao nuôi tôm mà bà con cần nắm để quản lý ao nuôi tôm của mình, giúp nâng cao chất lượng mùa vụ.

test
• 03:39 04/05/2025

Mai test keyword

Để đánh giá chất lượng nước ao nuôi tôm, bà con cần nắm được các chỉ tiêu môi trường ao nuôi tôm cụ thể. Từ đó sẽ dễ dàng theo dõi và kiểm soát nước nuôi tốt hơn. Trong bài viết này sẽ đề cập đến 12 chỉ tiêu môi trường ao nuôi tôm mà bà con cần nắm để quản lý ao nuôi tôm của mình, giúp nâng cao chất lượng mùa vụ.

• 03:39 04/05/2025

Phát hiện tôm bệnh trong ao

Nuôi tôm là một trong những ngành nuôi trồng thủy sản có giá trị kinh tế cao và đang phát triển mạnh ở nhiều quốc gia, đặc biệt là Việt Nam. Tuy nhiên, một trong những thách thức lớn nhất đối với người nuôi tôm hiện nay là vấn đề dịch bệnh – nguyên nhân hàng đầu gây thiệt hại nghiêm trọng về năng suất và lợi nhuận. Việc phát hiện tôm bệnh trong ao một cách sớm và chính xác không chỉ giúp hạn chế rủi ro, mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo sự bền vững của mô hình nuôi tôm công nghiệp lẫn truyền thống.

Tôm thẻ chân trắng
• 03:39 04/05/2025
Some text some message..