Hệ thống nuôi tôm Raceway của Tiến Sỹ Addison L.Lawrence

Kể từ những năm 1980, sản lượng tôm ở Hoa Kỳ ngày càng phụ thuộc vào các quốc gia khác. Do đó, các nhà khoa học đã cố gắng tìm ra phương pháp làm tăng năng suất tôm nuôi, họ đã chuyển sang một công nghệ mà trong đó tôm được nuôi trong những bể nước hình chữ nhật, các bể được bố trí nằm kề liền nhau và chúng được bố trí trong phòng lớn.

he thong nuoi tom

Nhưng phương pháp này - còn gọi là công nghệ raceway - không sản xuất đủ thủy sản để mang lại lợi nhuận cao. Đó là bởi vì các bể chứa nước này tương thích với một khoảng không gian nhất định, do đó yêu cầu phải có một cơ sở rất lớn để sản xuất một lượng tôm lớn. Với những hạn chế như vậy, tôm nhập khẩu vẫn còn rẻ hơn so với tôm nuôi bằng phương pháp này.

Các chuyên gia nông nghiệp bị cản trở vì những nhược điểm đó cho đến khi tiến sĩ Addison L. Lawrence, một nhà khoa học tại Phòng Thí Nghiệm Nghiên Cứu Nuôi Trồng Hải Sản Texas AgriLife, có một ý tưởng đơn giản tuyệt vời là: Tại sao không xếp chồng các bể này lên với nhau?

Chính vì vậy mà có khái niệm "hệ thống raceway được xếp chồng lên nhau để nuôi tôm siêu thâm canh”, sự cải tiến này giúp Hoa Kỳ có thể sản xuất tôm tăng lên đến 1 triệu pound mỗi năm trên 4000 m3 nước, so với việc nuôi tôm bằng ao hồ tự nhiên và hệ thống raceway khi chưa cải tiến thì chỉ sản xuất được lần lượt là 20,000 pound và 50,000 pound, tiến sĩ Lawrence cho biết. Công nghệ này sẽ được bắt đầu áp dụng vào các cơ sơ sản xuất vào năm tới.

Mặc dù Tiến sĩ Lawrence phải cố gắng hoàn thành phát minh của mình đến gần 10 năm, ông thừa nhận rằng ý tưởng này nhìn thì đơn giản nhưng không phải vậy. Ông cũng cho biết thêm: “ Việc cấp bằng sáng chế cho ý tưởng đó thì rất đơn giản miễn là chúng thật sự có hiệu quả.”

Đầu tiên, về mặt lý luận khoa học thì phương pháp này có vẻ như là phản thực tế. Sau tất cả những vấn đề đó, chúng tôi có xu hướng kết hợp sự cải tiến, đặc biệt là sự cải tiến công nghệ, với nhiều công nghệ không có khả năng mã hóa được và về mặt lý luận khoa học thì chỉ có những người có ý tưởng tiến bộ nhất mới có thể hiểu được. Khi nói chuyện với những người có ý tưởng tiến bộ này thì họ chắc chắn sẽ nói với bạn rằng: Hãy đơn giản thôi.

Steven J. Paley, một nhà phát minh đã có 9 bằng sáng chế và là tác giả của cuốn sách “ Nghệ thuật phát minh: Quá trình sáng tạo của sự khám phá và thiết kế”, nói rằng: “ Tính đơn giản luôn là một cái gì đó để phấn đấu”. “Hầu hết mọi người chỉ cần cố gắng và bắt kịp phương pháp. Làm phức tạp vấn đề thì dễ dàng hơn nhiều so với việc tìm kiếm sự đơn giản. Tôi nghĩ rằng mọi người đều biết điều này, nhưng thật khó để làm được.”

Đối với tiến sĩ Lawrence, ý tưởng “đơn giản” về việc xếp chồng các bể lên với nhau chỉ hoạt động nếu ông có thể tìm ra cách làm cho chúng nhẹ hơn. Trong bảng thiết kế hệ thống raceway đầu tiên thì mỗi bể chứa nước có độ sâu từ 3 – 5 feet, nên làm cho chúng quá nặng để có thể xếp thành chồng được. Tên gọi của hệ thống raceway đầu tiên được lấy cảm hứng từ chu trình nước tuần hoàn trong các bể mà được ví như những chú ngựa trên đường đua. (Các bể chứa nước được tiến sĩ Lawrence mô tả trông giống như “một cái máng cho lợn ăn có kích thước lớn quá khổ”có chiều dài là 50 – 150 m và chiều rộng từ 3 – 5 m). Chính vì vậy, vào năm 2000, ông tự hỏi liệu mình có thể nuôi tôm trong vùng nước cạn hơn được không?

Ông nhớ lại những gì đã xảy ra tiếp sau đó: “Tôi đã đi đến trường kỹ thuật. Tôi nói, ‘Được rồi. Tôi có thể nuôi tôm trong nước có độ sâu tối đa là bao nhiêu để có thể xếp chồng các kênh dẫn sao cho chúng có hiệu quả kinh tế?’”. Họ đã nói rằng: “ Bạn không thể vượt quá độ sâu 12 inch”. Đó là bởi vì nước sâu hơn thì trọng lượng của các bể chứa sẽ tăng lên rất nhiều đến nổi sự hỗ trợ cơ cấu sẽ bị mất.

Một năm sau, tiến sĩ Lawrence tiến hành thử nghiệm nuôi tôm nước nông đầu tiên của mình. Kết quả, ông phát hiện ra rằng tôm có thể phát triển được ở nước có độ sâu ít hơn 4 inch.

“Tôi nói: ‘Wow, Thật không thể tin được. Tôi đã phải mất 4 – 5 năm tới để tiến hành thí nghiệm sau khi thử nghiệm, thí nghiệm bằng những cách khác nhau, để chứng thực với bản thân rằng phương pháp này là có hiệu quả kinh tế và có thể thực hiện được.”

tiến sĩ Lawrence

Cuối cùng, vào năm 2008, ông nộp đơn xin cấp bằng sáng chế - hiện đang cấp phát chính thức – cho hệ thống mà các bể chứa nước được giám sát bằng máy tính có độ sâu từ 6 – 8 inch và các bể được xếp chồng cao 7 tầng. Trong khi đó, Royal Caridea, một công ty sản xuất thủy sản mới thành lập, đã mua bảng quyền cấp phép hệ thống trên toàn thế giới và dự kiến sẽ khởi công vào một cơ sở sản xuất mới trong năm 2012. Tiến sĩ Lawrence dự đoán rằng, trong thời gian tới, mỗi khu vực đô thị lớn “sẽ có một trang trại nuôi tôm gần giống với mô hình này” và sẽ không còn nhiều lý do để dựa vào tôm nhập khẩu nữa.

Ông Lawrence cho biết: “ Tất cả những gì tôi đã làm là giảm độ sâu của nước”. Ông cười khúc khích nói “ Bây giờ đó là vấn đề phức tạp ư?”.

http://www.nytimes.com
Đăng ngày 05/09/2013
Lược dịch bởi: KS HUỲNH THỊ BÍCH THINH - Công ty VinhthinhBiostadt
Kỹ thuật

Tổng quan về công nghệ MBBR trong nuôi trồng thủy sản

MBBR là Moving Bed Biofilm Reactor, hứa hẹn là công nghệ xử lý nước thải ưu việt trong nuôi trồng thủy sản.

công nghệ MBBR
• 18:17 25/09/2021

Xử lý nước thải chế biến thủy sản bằng công nghệ SNAP

Xử lý nước thải chế biến thủy sản bằng công nghệ SNAP không chỉ loại bỏ hiệu quả nồng độ Ammonium mà còn xử lý đến 90% chất hữu cơ.

Chế biến cá tra
• 07:00 22/04/2020

Quan trắc nước nuôi trồng thủy sản bằng cảm biến nano

Sử dụng được cả trên bờ, dưới nước để quan trắc chất lượng nước, hệ thống cảm biến nano do Viện Công nghệ nano (INT) thuộc Đại học Quốc gia TPHCM nghiên cứu giúp người nuôi trồng thủy sản yên tâm khi chất lượng nước nuôi được cảnh báo tự động kịp thời khi có sự cố.

Quan trắc nước nuôi trồng thủy sản
• 14:35 05/02/2020

Lưu ý về môi trường trong ao nuôi tôm nước lợ

Quản lý môi trường ao nuôi tôm nước lợ là khâu quan trọng, đòi hỏi người nuôi có sự hiểu biết cần thiết về mối quan hệ giữa các yếu tố môi trường và biến động của chúng.Từ đó, có biện pháp điều chỉnh phù hợp, giảm nguy cơ thiệt hại, góp phần vào thành công của vụ nuôi.

Lưu ý về môi trường trong ao nuôi tôm nước lợ
• 08:46 30/10/2019

Năng xuất nuôi tôm thẻ chân trắng công nghệ cao và các yếu tố kỹ thuật

Năng suất sản xuất tôm thẻ chân trắng mô hình siêu thâm canh, công nghệ cao dao động 4 - > 8 tấn/1.000 m2. Với mật độ thả dày ≥ 250 con/m2, mức nước sâu (h > 1,5m). Tỷ lệ sống > 70 %, tôm phát triển tốt, tăng trưởng đạt mức cao, ADG: 0, 3 – 0,4 gr/ngày. Đạt size tôm lớn 28 – 26 con/kg sau 100 ngày nuôi.

Tôm thẻ chân trắng
• 09:00 13/04/2025

Kỹ thuật nuôi tôm sú và các biện pháp phòng bệnh

Tôm sú (Penaeus monodon) là một trong những đối tượng nuôi trồng thủy sản có giá trị kinh tế cao tại Việt Nam và nhiều nước trong khu vực Đông Nam Á. Tôm sú thích nghi tốt với môi trường nước lợ và có tốc độ tăng trưởng nhanh, giá trị dinh dưỡng cao và được thị trường quốc tế ưa chuộng. Tuy nhiên, nghề nuôi tôm sú hiện đang đối mặt với nhiều thách thức, đặc biệt là các vấn đề về dịch bệnh. Bài viết này sẽ giới thiệu các kỹ thuật nuôi tôm sú trong môi trường nước lợ và các biện pháp phòng bệnh hiệu quả.

Tôm sú
• 13:20 02/04/2025

Chủ động xét nghiệm tôm giống đầu vào để làm gì?

Việc lựa chọn tôm giống chất lượng là bước khởi đầu quan trọng nhất để đảm bảo một vụ mùa bồi thu. Trong đó, chủ động xét nghiệm tôm giống đầu vào là một bước làm cần thiết, nhất là trong bối cảnh ngành nuôi tôm đang đối mặt với nhiều thách thức như dịch bệnh và biến đổi khí hậu.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:31 31/03/2025

Làm sao để nhận biết men ủ đã thành công hay chưa?

Ủ men vi sinh đóng vai trò quan trọng giúp cải thiện môi trường ao nuôi và tăng cường sức khỏe tôm. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách nhận biết men ủ đã thành công hay chưa. Việc kiểm tra này giúp bà con đảm bảo men hoạt động hiệu quả trước khi đưa vào ao tôm, tránh lãng phí công sức và chi phí.

Tôm thẻ chân trắng
• 09:00 29/03/2025
• 06:01 08/05/2025
• 06:01 08/05/2025

mai test kw lần 1

Để đánh giá chất lượng nước ao nuôi tôm, bà con cần nắm được các chỉ tiêu môi trường ao nuôi tôm cụ thể. Từ đó sẽ dễ dàng theo dõi và kiểm soát nước nuôi tốt hơn. Trong bài viết này sẽ đề cập đến 12 chỉ tiêu môi trường ao nuôi tôm mà bà con cần nắm để quản lý ao nuôi tôm của mình, giúp nâng cao chất lượng mùa vụ.

test
• 06:01 08/05/2025

Mai test keyword

Để đánh giá chất lượng nước ao nuôi tôm, bà con cần nắm được các chỉ tiêu môi trường ao nuôi tôm cụ thể. Từ đó sẽ dễ dàng theo dõi và kiểm soát nước nuôi tốt hơn. Trong bài viết này sẽ đề cập đến 12 chỉ tiêu môi trường ao nuôi tôm mà bà con cần nắm để quản lý ao nuôi tôm của mình, giúp nâng cao chất lượng mùa vụ.

• 06:01 08/05/2025

Phát hiện tôm bệnh trong ao

Nuôi tôm là một trong những ngành nuôi trồng thủy sản có giá trị kinh tế cao và đang phát triển mạnh ở nhiều quốc gia, đặc biệt là Việt Nam. Tuy nhiên, một trong những thách thức lớn nhất đối với người nuôi tôm hiện nay là vấn đề dịch bệnh – nguyên nhân hàng đầu gây thiệt hại nghiêm trọng về năng suất và lợi nhuận. Việc phát hiện tôm bệnh trong ao một cách sớm và chính xác không chỉ giúp hạn chế rủi ro, mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo sự bền vững của mô hình nuôi tôm công nghiệp lẫn truyền thống.

Tôm thẻ chân trắng
• 06:01 08/05/2025
Some text some message..