Hàng loạt doanh nghiệp thủy sản sắp phá sản: Sụp đổ dây chuyền

Sau một thời gian phát triển “nóng” và được coi là đầu tàu kinh tế của khu vực ĐBSCL, hàng loạt doanh nghiệp chế biến thủy sản đang phá sản, nợ nần chồng chất, không lối thoát.

Hoạt động chế biến thủy sản ở nhiều nhà máy tại ĐBSCL đang èo uột vì thiếu vốn.

Hoạt động chế biến thủy sản ở nhiều nhà máy tại ĐBSCL đang èo uột vì thiếu vốn.

Rất nhiều doanh nghiệp (DN) chế biến thủy sản ở ĐBSCL hiện giờ đã phải co cụm hoạt động, thậm chí tuyên bố phá sản theo hiệu ứng sụp đổ dây chuyền.

Từ “chết” đến “bị thương”

Theo Sở Công Thương TP. Cần Thơ hiện có 30 DN chế biến, xuất khẩu thủy sản. Nhiều DN hiện lâm vào cảnh phá sản, nợ nần với số tiền lên tới hàng trăm tỷ đồng, không có khả năng thanh toán.

Công ty TNHH An Khang (Khu công nghiệp Trà Nóc 2, TP. Cần Thơ) là DN thủy sản đầu tiên vỡ nợ với số tiền trên 300 tỷ đồng. Sau đó, đến lượt Công ty TNHH Xuất nhập khẩu thủy sản Thiên Mã “ôm” đống nợ trên 241 tỷ đồng, trong đó tới 236 tỷ đồng nợ xấu. Ngoài ra, còn nhiều DN thủy sản khác cũng mắc nợ hàng trăm tỷ đồng, hiện không có tiền mua cá, nên phải hoạt động cầm chừng, có nguy cơ chờ phá sản.

“Nổi bật” vẫn là Công ty cổ phần Thủy sản Bình An, nợ ngân hàng và người nuôi cá hàng ngàn tỷ đồng đã gây xôn xao dư luận trong thời gian qua. Hiện nay, Công ty Bình An đã hoạt động trở lại, nhưng công suất chế biến đã giảm rất nhiều. Theo thống kê, trung bình các nhà máy chế biến thủy sản ở Cần Thơ có công suất tối thiểu là 1.200 tấn cá/ngày, nhưng hiện hầu hết công ty hoạt động với công suất chỉ 400 tấn/ngày.

Tại An Giang, nơi có đến 21 nhà máy chế biến cá tra, thuộc loại lớn ở ĐBSCL cũng đang rơi vào cảnh “thoi thóp”. Chỉ tính từ đầu năm đến nay, nhiều nhà máy đã phải sa thải công nhân hàng loạt, một số nhà máy giảm công suất thê thảm, thậm chí ngưng hoạt động do làm ăn không hiệu quả. Ông Lê Chí Bình- Phó Chủ tịch Hiệp hội Nghề nuôi và Chế biến thủy sản An Giang cho biết: “Hiện nay, các DN thủy sản ở An Giang gặp rất nhiều khó khăn. Trong đó có tới 70% DN có nguy cơ đóng cửa hoặc hoạt động cầm chừng”.

Còn tại Đồng Tháp, theo UBND tỉnh này, tính đến thời điểm này đã có tới 160 DN “đóng cửa”, trong đó có tới 62 DN chính thức giải thể. Khảo sát của chúng tôi cho thấy, rất nhiều DN dù vẫn duy trì hoạt động, nhưng công suất chỉ còn 30%, thậm chí còn 10%. Tình trạng tương tự cũng diễn ra đối với nhiều nhà máy chế biến tôm và cá xuất khẩu ở Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau… Đơn cử như, cuối năm 2011, DN tư nhân Vạn Hưng (chuyên chế biến thủy sản ở thị xã Vĩnh Châu, Sóc Trăng) đóng cửa và không khả năng thanh toán tiền mua nguyên liệu cho người nuôi buộc phải kéo nhau ra tòa.

Cùng với Vạn Hưng, một DN thủy sản ở Bạc Liêu vừa bị các ngân hàng siết nợ hàng trăm tỷ đồng. Nguyên nhân do công ty làm ăn thua lỗ, nhiều lô tôm xuất khẩu bị đối tác phát hiện nhiễm kháng sinh vượt quy định, bị trả về. Nợ càng ngày phình ra buộc phải tạm ngừng hoạt động. Chưa hết, nhiều đại gia thủy sản khác ở các tỉnh này cũng đang lâm nợ “khủng” đến hàng trăm tỷ đồng, thậm chí hàng ngàn tỷ đồng, có khả năng “vỡ” bất cứ lúc nào.

Người lao động mất việc

Việc hàng loạt các DN chế biến, xuất khẩu thủy sản ở ĐBSCL phá sản đã kéo theo hệ lụy hàng nghìn công nhân bị mất việc làm. Chỉ tính riêng Khu công nghiệp Trà Nóc 2, ước tính có vài nghìn công nhân mất việc làm phải về quê để làm thuê, làm mướn kiếm sống.

Cả 2 vợ chồng anh Đỗ Văn Dự và Trần Thị Thảo vừa bị mất việc làm, nên đã dắt nhau trở về quê (phường Phước Thới, quận Ô Môn) để làm ruộng. Anh Dự cho biết: “Khi 2 vợ chồng làm công nhân, mỗi tháng tiền lương, tăng ca cũng kiếm từ 6-7 triệu đồng, đủ xoay xở tiền trọ, tiền ăn uống. Từ ngày công ty bị phá sản, không có việc làm bắt buộc phải về quê để tìm kế sinh nhai”.

Dù đã nghỉ việc hơn 1 tháng, nhưng anh Dự vẫn chưa nhận được tiền trợ cấp thôi việc, vì công ty đang gặp khó khăn, không có tiền trả cho công nhân.

Công ty cổ phần Docifish (chuyên sản xuất và chế biến cá tra xuất khẩu tại Khu công nghiệp Sa Đéc, Đồng Tháp) đã tạm ngừng hoạt động, công ty đã phải giải quyết chế độ cho hơn 400 công nhân nghỉ việc. Ngoài ra, rất nhiều công ty hoạt động cầm chừng, lương công nhân cũng chẳng được bao nhiêu.

Anh Lê Văn Tiến làm công nhân ở Công ty cổ phần Thủy sản P.Đ (Khu công nghiệp Trà Nóc 2, TP. Cần Thơ) hơn 5 năm nay. Lúc mới vào làm lương của anh khoảng 3,5 triệu đồng/tháng. Tuy nhiên, mấy tháng nay do công ty làm ăn thua lỗ, hoạt động cầm chừng nên lương giảm xuống còn 1,5 triệu đồng, nên cuộc sống gặp rất nhiều khó khăn, thậm chí còn không đủ ăn.

Theo thông tin từ Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản VN (VASEP), rất nhiều nhà máy chế biến tôm xuất khẩu chỉ còn chạy 10- 30% công suất.

Báo Dân Việt
Đăng ngày 14/05/2012
Hoàng Mai
Chế biến

Tìm thấy thi thể một ngư dân trong 4 ngư dân mất tích trên vùng biển Lý Sơn

Sau nhiều ngày mất tích trên biển, một ngư dân trong số 4 ngư dân trên tàu cá QNg 11684Ts bị mất tích trên vùng biển Lý Sơn đã được tìm thấy ở vùng biển thuộc tỉnh Bình Định.

ngư dân mất tích
• 16:19 21/10/2021

Thẫn thờ đứng nhìn vuông tôm tiền tỷ trôi theo lũ

Trận lũ vừa qua trên địa bàn đã cuốn trôi hàng tỷ đồng của những người nuôi tôm ở xã Gio Việt (huyện Gio Linh, Quảng Trị) khiến nhiều người lâm cảnh mất trắng, lao đao.

ao tôm sau lũ
• 10:39 19/10/2021

Lạ lẫm cảnh cá Koi Nhật Bản được nông dân nuôi tại ao ruộng bùn lầy ở TP.HCM

Sau gần 30 năm tâm huyết với đam mê nuôi cá cảnh, ông Quách Công Thanh (51 tuổi, ở Bình Chánh, TPHCM) đã thành công nuôi cá Koi bằng môi trường tự nhiên ở ao ruộng.

Cá koi nuôi ruộng
• 19:07 18/10/2021

Đồng Tháp tồn 30.000 tấn thủy sản

Đồng Tháp hiện còn tồn 30.000 tấn thủy sản, trong đó hơn 20.000 tấn cá tra, còn lại là cá lồng bè.

thu hoạch cá tra
• 09:32 18/10/2021

Quá trình xử lý cá sau thu hoạch

Ikejime là kỹ thuật tạo ra một sản phẩm hải sản chất lượng cao về mặt sinh hóa vì quy trình này giúp loại bỏ căng thẳng và hậu quả tự nhiên của cái chết. Khi một con cá bị căng thẳng, não của nó sẽ hoạt động bằng cách làm đầy cơ bằng axit lactic, cortisol và adrenaline. Nhiệt độ cơ thể cũng tăng lên. Sự kết hợp của các hormone và nhiệt độ cao sẽ biến đổi cấu trúc mô cơ và ảnh hưởng tiêu cực đến hương vị. Khi thực hiện đúng cách, Ikejime ngăn chặn điều này xảy ra.

Chế biến cá
• 10:09 04/04/2025

Ra chợ nên chọn “tôm thẳng” hay “tôm cong”?

Khi đi chợ mua tôm, điều đầu tiên đập vào mắt chính là hình dáng của những con tôm: tôm thẳng hay tôm cong. Tuy nhiên, rất ít người biết rằng sự khác biệt giữa hai dáng tôm này không chỉ đơn thuần là hình thái, mà còn ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng và giá trị dinh dưỡng.

Tôm thẻ
• 09:41 07/02/2025

Tìm kiếm các giải pháp để nâng cao chất lượng thịt cá

Chất lượng thịt cá đóng vai trò quan trọng trong chuỗi giá trị ngành thủy sản. Không chỉ ảnh hưởng đến giá trị kinh tế, chất lượng thịt cá còn quyết định đến độ an toàn thực phẩm và sự hài lòng của người tiêu dùng. Vậy làm sao để nâng cao chất lượng thịt cá? Dưới đây là những giải pháp đã được nghiên cứu và áp dụng thành công trong thực tế.

Cá
• 08:00 21/12/2024

Làm thế nào để xây dựng chuỗi giá trị thủy sản bền vững từ khâu sản xuất đến tiêu dùng?

Hiện nay, chuỗi giá trị thủy sản tại Việt Nam còn tồn tại nhiều vấn đề như thiếu liên kết giữa các khâu, công nghệ sản xuất chưa đồng bộ và giá trị gia tăng thấp. Vì vậy, việc xây dựng chuỗi giá trị bền vững từ sản xuất đến tiêu thụ là một nhiệm vụ quan trọng để nâng cao chất lượng sản phẩm và đảm bảo sự phát triển lâu dài của ngành thủy sản Việt Nam.

Nhá tôm
• 10:03 20/12/2024
• 14:29 10/05/2025
• 14:29 10/05/2025

mai test kw lần 1

Để đánh giá chất lượng nước ao nuôi tôm, bà con cần nắm được các chỉ tiêu môi trường ao nuôi tôm cụ thể. Từ đó sẽ dễ dàng theo dõi và kiểm soát nước nuôi tốt hơn. Trong bài viết này sẽ đề cập đến 12 chỉ tiêu môi trường ao nuôi tôm mà bà con cần nắm để quản lý ao nuôi tôm của mình, giúp nâng cao chất lượng mùa vụ.

test
• 14:29 10/05/2025

Mai test keyword

Để đánh giá chất lượng nước ao nuôi tôm, bà con cần nắm được các chỉ tiêu môi trường ao nuôi tôm cụ thể. Từ đó sẽ dễ dàng theo dõi và kiểm soát nước nuôi tốt hơn. Trong bài viết này sẽ đề cập đến 12 chỉ tiêu môi trường ao nuôi tôm mà bà con cần nắm để quản lý ao nuôi tôm của mình, giúp nâng cao chất lượng mùa vụ.

• 14:29 10/05/2025

Phát hiện tôm bệnh trong ao

Nuôi tôm là một trong những ngành nuôi trồng thủy sản có giá trị kinh tế cao và đang phát triển mạnh ở nhiều quốc gia, đặc biệt là Việt Nam. Tuy nhiên, một trong những thách thức lớn nhất đối với người nuôi tôm hiện nay là vấn đề dịch bệnh – nguyên nhân hàng đầu gây thiệt hại nghiêm trọng về năng suất và lợi nhuận. Việc phát hiện tôm bệnh trong ao một cách sớm và chính xác không chỉ giúp hạn chế rủi ro, mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo sự bền vững của mô hình nuôi tôm công nghiệp lẫn truyền thống.

Tôm thẻ chân trắng
• 14:29 10/05/2025
Some text some message..