Hải sản cạn kiệt dần, VN tính đến khả năng "cấm biển"

Tới đây, VN sẽ cấm một số nghề đánh bắt hải sản, đầu tiên cấm 1 tháng sau đó có thể tăng lên...

Hải sản cạn kiệt dần, VN tính đến khả năng "cấm biển"
Tàu cá khai thác trái phép ở Quảng Ninh. Ảnh: Báo Quảng Ninh

vụ trưởng Vụ Bảo tồn và phát triển nguồn lợi thủy sản (Tổng cục Thủy sản - Bộ NN&PTNT) Lê Trần Nguyên Hùng công bố thông tin trên. Ông Hùng nói:

- Nguồn lợi thủy sản đang suy giảm rất rõ, đặc biệt là nguồn lợi thủy sản ven bờ. Tình trạng đánh bắt bất hợp pháp diễn ra còn phổ biến khi sử dụng các nghề xâm hại nguồn lợi như nghề te, xiệc điện, xung điện, giã cào ở vùng biển ven bờ và vùng lộng. Người dân sử dụng ngư cụ kích thước mắt lưới nhỏ hơn quy định như chụp mực, lừ xếp, đăng, đáy, mành, lưới kéo... đang diễn ra ở khắp nơi.

Nhiều yếu tố tác động

* Việc suy giảm nguồn lợi thủy sản diễn ra rất mạnh. Theo ông, có phải tất cả đều vì nguyên nhân đánh bắt quá mức?

- Tình trạng đánh bắt vào các vùng cấm, khai thác cả các cá thể chưa đạt thành thục (cá con, mực con, tôm con) khá phổ biến với hầu hết các loài ở các vùng biển dẫn tới nguồn lợi càng suy giảm mà còn lãng phí tài nguyên.

Bên cạnh đó, quá trình lấn biển làm suy giảm một số hệ sinh thái rừng ngập mặn, rạn san hô, cỏ biển... Hoạt động này đã khiến nhiều loài sinh vật bị tiêu diệt do đất đá vùi lấp, nhiều loài bị mất nơi cư trú, mất nguồn thức ăn, mất nơi sinh sản nên một lượng lớn cá thể bị chết, kéo theo các chuỗi dinh dưỡng trong các hệ sinh thái bị xáo trộn, các hệ sinh thái có xu hướng thiết lập lại cân bằng mới để phù hợp với điều kiện môi trường hiện tại.

* Theo ông, lý do nào dẫn đến việc đánh bắt theo kiểu tận diệt trở nên phổ biến?

- Một phần bởi ngư dân vì lợi ích trước mắt mà không nghĩ lợi ích lâu dài nên cứ phải đánh "càng nhiều càng ít", được bao nhiêu hay bấy nhiêu. Ví dụ 100 con thì khai thác đến 90 con thì khó có thể tái tạo. Nhưng vấn đề cũng ở người dân tại các đô thị lớn, những người có tiền còn ăn các loài nguy cấp quý hiếm.

Lực lượng tuần tra, kiểm soát chúng ta thiếu rất rõ, nhiều địa phương không có tàu đi tuần tra, thiếu người, phương tiện kỹ thuật, kinh phí tàu chạy, một số địa phương không thể tuần tra hết được vùng nước của họ. Nguồn nhân lực con người quản lý khai thác bảo vệ nguồn lợi thủy sản rất ít, mỗi chi cục hiện nay có 3-5 người nên không thể thực thi pháp luật, quản lý hết được.

Hơn nữa việc xử phạt ở địa phương còn chưa nghiêm, vẫn có tâm lý thương dân nên dẫn đến tình trạng lờn pháp luật. Đây chính là những tồn tại dẫn tới nguồn lợi thủy sản ngày càng suy giảm và lãng phí tài nguyên.

Tính toán cấp "hạn ngạch" khai thác

* Trước tình hình suy giảm nguồn lợi thủy sản đang rất cấp bách, những giải pháp nào để bảo tồn và phát triển nguồn lợi thủy sản đã được đặt ra, thưa ông?

- Từ 1-1-2019, Luật thủy sản 2017 có hiệu lực, chúng tôi xác định vấn đề bảo tồn và phát triển nguồn lợi thủy sản là lâu dài và trách nhiệm chung của cả hệ thống chính trị, toàn xã hội và người dân để ai cũng thấy được trách nhiệm bảo vệ nguồn lợi thủy sản.

Để điều tra được hết nguồn lợi thủy sản tổng thể, biến động các loài, cần tập trung điều tra nguồn lợi thủy sản ở độ sâu dưới 200m để làm cơ sở quy hoạch bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản theo tiếp cận phù hợp với khả năng cho phép. Hiện nay mới điều tra được từ mặt nước đến độ sâu 200m. Chúng ta không thể đánh bắt nhiều được mà sẽ cấp hạn ngạch giấy phép. Ví dụ muốn duy trì bền vững thì 100 con cá chỉ bắt khoảng 40-60 con, nếu bắt đến 90 con thì không thể tái tạo được.

Tập trung vào bảo vệ nguồn thủy sản cần phải ban hành quy định vùng, khu vực cấm khai thác và phải thực hiện cấm tuyệt đối bởi những khu vực tập trung sinh sản, hoặc khu vực thủy sản còn non tập trung sinh sống. Như nghề kéo là kéo hết sạch cả con con, con mẹ, đặc biệt mùa sinh sản từ ra tết đến tháng 6, mình phải quy định vùng cấm, khu vực cấm, thời gian cấm, nghề cấm để bảo vệ thủy sản đang sinh sản và thủy sản còn non.

Một biện pháp vô cùng quan trọng là kiểm tra tại các cảng cá, nếu bắt cá nhỏ hơn quy định, không có giấy phép... thì sẽ xử lý.

* Ông có đưa ra việc cần phải cấm, hạn chế khai thác thủy sản theo vùng, khu vực, thời gian... Cụ thể thế nào và làm sao để thực thi có hiệu quả?

- Tới đây, khai thác thủy sản mang tính chất hủy diệt như nghề lồng bẫy bát quái, nghề xiệc điện, xung điện... chúng tôi phải tập trung chấm dứt tuyệt đối (mặc dù hiện nay đã cấm).

Tiếp đến, cấm nghề lưới kéo vùng ven bờ đến vùng lộng, đầu tiên mình cấm 1 tháng sau đó tăng lên từ từ trong thời gian mùa cá sinh sản từ tháng 4 đến tháng 6. Từng bước sẽ có giải pháp để giảm thiểu số lượng tàu kéo đó. Có thể là cấm loài, cấm nghề, cấm khu vực và thời gian cấm...

Khu vực cấm khai thác, khu bảo tồn ngư dân cũng phải tuyệt đối chấp hành, đồng thời việc thực thi pháp luật phải nghiêm làm sao để nhận thức người dân phải thay đổi để thấy giá trị của nguồn lợi thủy sản chính là cuộc sống, sinh kế.

* Nhiều ngư dân khó khăn nên đánh bắt kiểu tận diệt. Vậy mình có giải pháp nào để chuyển đổi nghề, sinh kế cho người dân? Sẽ hỗ trợ người dân thế nào trong thời gian cấm, hạn chế đánh bắt?

- Để bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản, chúng tôi nghiên cứu hỗ trợ ngư dân chuyển đổi nghề từ các nghề khai thác xâm hại sang các nghề khai thác thân thiện với môi trường, đào tạo cho họ tham gia các hoạt động kinh tế khác như: nuôi trồng, chế biến thủy sản, dịch vụ hậu cần hoặc một công việc khác tùy theo điều kiện từng vùng.

Ngoài ra, sẽ có những chính sách hỗ trợ những ngư dân dư thừa phải chuyển đổi nghề nghiệp như chính sách tín dụng ưu đãi, tạo nguồn thu nhập thay thế, tạo việc làm mới cho ngư dân...

Hơn 109.000 tàu khai thác thủy sản

Theo Tổng cục Thủy sản, số lượng tàu thuyền khai thác thủy sản cả nước tính đến cuối năm 2017 là 109.022 chiếc và đang có xu hướng tăng. Trong đó, số lượng tàu thuyền khai thác ven bờ là rất lớn với các nghề đánh bắt cả con non, chưa trưởng thành, phá hủy nền đáy biển môi trường sống của các loài... Đây được xem là nguyên nhân chính dẫn đến trữ lượng nguồn lợi thủy sản suy giảm mạnh.

Theo ông Lê Trần Nguyên Hùng, sắp tới Luật thủy sản 2017 có hiệu lực (từ 1-1-2019), mức xử phạt vi phạm đối với các nghề cấm khai thác rất cao, với tổ chức 2 tỉ đồng, cá nhân 1 tỉ đồng, thậm chí là hình sự, vì vậy ngư dân phải chấm dứt nghề tận diệt đó. Ông Hùng cho rằng tới đây sẽ phải xử lý nghiêm để người dân thay đổi nhận thức để bảo vệ nguồn lợi thủy sản.

Báo Tuổi Trẻ
Đăng ngày 27/12/2018
Chí Tuệ
Đánh bắt

Tiềm năng của Astaxanthin trong kháng bệnh do Vibrio

Tiềm năng của astaxanthin khi hoạt động như một chất bảo vệ chống lại stress oxy hóa, giúp tăng đề kháng bệnh do Vibrio gây ra trên cá chẽm.

Astaxanthin
• 11:50 11/08/2021

Vắc xin kép S. agalactiae và S. iniae - Triển vọng phòng bệnh cao

Vắc xin kép S. agalactiae và S. iniae mang đến triển vọng phòng bệnh cao trên cá chẽm.

cá chẽm
• 18:27 22/07/2021

Liều lượng dùng rong nâu để kích thích miễn dịch cá chẽm

Rong nâu Sargassum polycystum mang đến tiềm năng kích thích miễn dịch trong nuôi cá chẽm.

cá chẽm
• 09:02 29/12/2020

Bài học Malaysia: Đừng để phải “gồng mình” chống kim loại nặng!

Nhiễm độc kim loại nặng trong sản phẩm thủy sản là mối nguy lớn. Tuy chưa chắc nồng độ cao đã có khả năng gây hại, nhưng kim loại nặng vẫn làm người tiêu dùng dè dặt hơn với thủy sản.

Cá chẽm.
• 10:46 15/10/2020

Các phương pháp đánh bắt thủy sản bền vững và thân thiện với môi trường

Trong bối cảnh nguồn lợi thủy sản toàn cầu đang đối mặt với nguy cơ cạn kiệt do khai thác quá mức, việc áp dụng các phương pháp đánh bắt bền vững và thân thiện với môi trường trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết.

Tàu cá
• 09:59 24/03/2025

Bình Định: Huyện Phù Mỹ quyết chấm dứt tình trạng tàu cá ngắt kết nối thiết bị VMS

Những ngày qua, tình trạng tàu cá mất kết nối thiết bị giám sát hành trình (VMS) trên địa bàn tỉnh Bình Định, đặc biệt là tại huyện Phù Mỹ, đang gây nhiều lo ngại.

Tàu đánh bắt cá Việt Nam
• 10:01 20/03/2025

Thu "đậm" sau mùa cá cơm tại Quảng Nam

Mùa cá cơm sau Tết mang lại niềm vui lớn cho ngư dân Quảng Nam khi sản lượng dồi dào, giá cả ổn định. Những chuyến tàu đầy ắp cá không chỉ giúp tăng thu nhập mà còn tạo thêm việc làm cho nhiều lao động ven biển.

Cá cơm
• 09:42 04/03/2025

Bình Định: Sản lượng khai thác thủy sản tăng 2,2% so với cùng kỳ

Theo UBND tỉnh Bình Định, từ đầu năm đến nay, mặc dù chịu ảnh hưởng của các đợt không khí lạnh tăng cường. Tuy nhiên, hoạt động khai thác thủy sản vẫn diễn ra tương đối thuận lợi. Sản lượng khai thác thủy sản tháng 01/2025 ước đạt 19.300 tấn, tăng 4,8% so với cùng kỳ, trong đó cá ngừ đại dương ước đạt 680 tấn, tăng 3,3% so với cùng kỳ.

Đánh bắt thủy sản
• 10:26 24/02/2025
• 07:41 05/05/2025
• 07:41 05/05/2025

mai test kw lần 1

Để đánh giá chất lượng nước ao nuôi tôm, bà con cần nắm được các chỉ tiêu môi trường ao nuôi tôm cụ thể. Từ đó sẽ dễ dàng theo dõi và kiểm soát nước nuôi tốt hơn. Trong bài viết này sẽ đề cập đến 12 chỉ tiêu môi trường ao nuôi tôm mà bà con cần nắm để quản lý ao nuôi tôm của mình, giúp nâng cao chất lượng mùa vụ.

test
• 07:41 05/05/2025

Mai test keyword

Để đánh giá chất lượng nước ao nuôi tôm, bà con cần nắm được các chỉ tiêu môi trường ao nuôi tôm cụ thể. Từ đó sẽ dễ dàng theo dõi và kiểm soát nước nuôi tốt hơn. Trong bài viết này sẽ đề cập đến 12 chỉ tiêu môi trường ao nuôi tôm mà bà con cần nắm để quản lý ao nuôi tôm của mình, giúp nâng cao chất lượng mùa vụ.

• 07:41 05/05/2025

Phát hiện tôm bệnh trong ao

Nuôi tôm là một trong những ngành nuôi trồng thủy sản có giá trị kinh tế cao và đang phát triển mạnh ở nhiều quốc gia, đặc biệt là Việt Nam. Tuy nhiên, một trong những thách thức lớn nhất đối với người nuôi tôm hiện nay là vấn đề dịch bệnh – nguyên nhân hàng đầu gây thiệt hại nghiêm trọng về năng suất và lợi nhuận. Việc phát hiện tôm bệnh trong ao một cách sớm và chính xác không chỉ giúp hạn chế rủi ro, mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo sự bền vững của mô hình nuôi tôm công nghiệp lẫn truyền thống.

Tôm thẻ chân trắng
• 07:41 05/05/2025
Some text some message..