Giật mình với hiểm họa sứa xâm chiếm các đại dương

Các nhà khoa học trên thế giới đã vừa đưa ra cảnh báo về sự gia tăng đến chóng mặt số lượng của các loài sứa, tại hầu hết các vùng biển trên thế giới. Quan trọng hơn, đi kèm với hiện tượng đặc biệt này là những hiểm họa khó lường.

sứa hộp
Loài sứa hộp có nọc độc nguy hiểm nhất trên thế giới

Nghiên cứu mới nhất của tiến sĩ Mỹ Lisa-Ann Gershwin đã cho thấy sự gia tăng đến chóng mặt về số lượng của loài sứa tại các bãi biển nổi tiếng trên thế giới. Đây được coi là hậu quả của việc săn bắt quá mức các loài thủy sinh, cũng như việc thay đổi nhiệt độ cuộc nước trong hàng chục năm qua.

Pháp, Tây Ban Nha, vịnh Chesapeake, Hawaii... đều ghi nhận những con số đáng kinh ngạc về số lượng loài sứa sinh sống trong khu vực.

Tình trạng này đã mang đến những hậu quả trực tiếp. Ở Hawaii có những thời điểm tới 800 đến 1.000 người bị sứa cắn chỉ trong một ngày. Tại Tây Ban Nha và Florida, những năm gần đây đã có khoảng nửa triệu người bị sứa cắn.

Đầu tháng trước, nhà máy điện hạt nhân ở Thụy Điển đã phải đóng cửa tạm thời lò phản ứng lớn nhất, do sứa kéo tới làm chặn dòng chảy của hệ thống làm mát lò phản ứng hạt nhân. Trong khi đó ở Ireland, hàng ngìn con cá hồi đã chết do số lượng sứa trong khu vực tăng cao đột biến.

Gia tăng số lượng sứa độc nguy hiểm

Theo báo cáo của Tổng cục Quản lý thủy sản Địa Trung Hải và Liên Hợp Quốc, các nhà khoa học đã nhận thấy số lượng loài sứa gia tăng đến mức chóng mặt.

Hiện có hơn 2.000 loài sứa sinh sống tại khắp các khu vực vùng biển trên thế giới. Hầu hết những loài sứa con người gặp phải đều là những loài vô hại. Vết cắn của chúng sẽ chỉ khiến nạn nhân đau đớn trong một khoảng thời gian nhất định.

Tuy nhiên, số lượng sứa gia tăng trong hàng chục năm qua khiến các nhà khoa học lo ngại những loài sứa độc sẽ ngày càng được tìm thấy nhiều hơn trên thế giới. Loài sứa có khả năng gây chết người thường sinh sống ở Australia, khu vực Đông Nam Á và Nhật Bản.

Loài sứa hộp được ghi nhận gây ra nhiều cái chết cho khách du lịch ở Thái Lan, Indonesia và Australia. Xúc tua của loài sứa này có thể đạt tới độ dài 3m ở độ tuổi trưởng thành. Trong khi đó Irukandji được đánh giá là một trong những loài sứa nhỏ nhất nhưng lại mang chất độc chết người.

Chỉ cần một cú cắn từ những con sứa độc này, nạn nhân sẽ cảm thấy khó thở, không thể cử động chân tay và nặng hơn nữa là tụt huyết áp dẫn đến tử vong. Hầu hết những khu vực bờ biển ở Hawaii, Caribbean, Florida, xứ Wales, New Caledonia, Thái Lan, Malaysia, Philippines, Ấn Độ và Australia đều có thể là nơi sinh sống lý tưởng của các loài sứa độc nhất trên thế giới.

Ngày nay nhiều địa điểm du lịch nổi tiếng đã lắp đặt hệ thống cảnh báo sớm những hoạt động của loài sứa nhằm tránh cho các du khách gặp phải sự cố đáng tiếc. Có những trường hợp du khách tìm đến những bờ biển được đánh giá an toàn hơn nhưng lại bị sứa cắn gây chết người.

Sứa có thể tìm thấy ở hầu hết các vùng biển trên thế giới nhưng những loài sứa mang nọc độc thường hoạt động ở khu vực nằm trong khoảng 40 độ Nam và 40 độ Bắc. Tiến sĩ Gershwin cảnh báo các du khách tới những vùng biển được đánh giá nguy hiểm cần luôn đề cao cảnh giác, chứ không chỉ phụ thuộc vào các phương tiện truyền thông.

Nguyên nhân thay đổi khí hậu

Sứa được biết đến từ thời cổ đại và luôn là một phần hoạt động sinh học bình thường của các đại dương. Báo cáo của tiến sĩ Gershwin nhận định việc khí hậu nóng lên trong hàng chục năm qua khiến các đại dương ngày càng ấm hơn, lượng oxy ở mức thấp trong khi môi trường biển ngày càng ô nhiễm. Đây là những nguyên nhân chính tạo điều kiện để loài sứa phát triển.

Ngoài ra, sự bùng nổ về số lượng của các quần thể loài sứa cho thấy sự sống trong các đại dương hiện đang mất cân bằng nghiêm trọng. Việc con người đánh bắt cá, tuyệt diệt các loài động vật biển đã tạo nên một môi trường sống hoàn hảo cho loài sứa.

Theo nghiên cứu của tiến sĩ Gershwin, từ những năm 1960 đã có 9 trong số 10 loài cá chuyên săn bắt sứa, như cá kiếm, cá mập, cá ngừ bị suy giảm số lượng đáng kể, một số loài đã biến mất. Cùng với đó là sự khai thác quá mức các rạn san hô, bãi cỏ, rừng ngập mặn, khiến loài sứa ngày càng có cơ hội phát triển về số lượng.

"Con người không thể tiêu diệt toàn bộ loài sứa, vì như vậy sẽ gây nên sự mất cân bằng sinh học khác có thể sẽ còn nghiêm trọng hơn" - ông nói. Sự sống trong nhiều khu vực đại dương đã bị ảnh hưởng nặng nề và để khôi phục lại như ban đầu sẽ phải cần tới hàng trăm năm.

Tiến sĩ Gershwin cho rằng cần có những nghiên cứu một cách chi tiết mức độ ảnh hưởng và số lượng loài sứa tại các đại dương. Qua đó đưa ra những biện pháp thích hợp bao gồm cả việc giảm thiểu số lượng sứa cũng như khôi phục lại một hệ sinh thái cân bằng theo thời gian.

Theo CNN/Thể thao & Văn hóa, 06/11/2013
Đăng ngày 07/11/2013
Hồng Đăng
Sinh học

Nuôi trồng thủy sản thân thiện với môi trường

Thủy sản được coi là nguồn thực phẩm quan trọng cho tương lai do sự gia tăng dân số toàn cầu và diện tích đất cho nông nghiệp ngày càng hạn chế.

nuôi cá bớp
• 10:24 10/02/2022

50 tấn cá chẽm chết cóng

Hàng trăm ngàn con cá chẽm nuôi tại một trại cá ở Hy Lạp chết vì lạnh, sau trận bão tuyết lớn làm tê liệt toàn quốc gia này trong tuần.

cá chết hàng loạt
• 19:47 28/01/2022

Chất diệt khuẩn an toàn thân thiện với môi trường đến 95%

Người ta nói nuôi thủy sản là nuôi nước. Môi trường nước có sạch thì thủy sản nuôi ở dưới mới sống tốt và lớn lên được. Vậy mới nói khâu diệt khuẩn khử trùng ao là rất quan trọng.

chất diệt khuẩn
• 10:01 10/11/2021

Giải cứu cá voi nặng 3 tấn mắc cạn ở Huế

Người dân ở cửa biển Tư Hiền, xã Vinh Hiền, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên - Huế vừa giải cứu thành công một con cá voi nặng 3 tấn, dài hơn 5m mắc cạn do sóng biển đánh dạt bờ trong lúc triều cường dâng cao, biển động mạnh.

Cá voi mắc cạn
• 16:16 21/10/2021

Ứng dụng một số công nghệ trong chế biến và bảo quản thủy sản

Công nghệ chế biến và bảo quản thủy sản đóng vai trò quan trọng trong việc giữ gìn chất lượng, kéo dài thời gian sử dụng, và nâng cao giá trị thương mại của các sản phẩm thủy sản.

Thủy sản
• 10:34 18/02/2025

Bản chất kiềm trong ao nuôi tôm

Độ kiềm là tổng lượng các ion bicarbonate (HCO₃⁻), carbonate (CO₃²⁻) và đôi khi hydroxide (OH⁻) trong nước. Các ion này có khả năng trung hòa axit trong nước.

Ảnh bìa
• 10:00 05/12/2024

Vai trò của các thành phần ion đối với sự phát triển của tôm

Để vụ nuôi tôm được thành công thì việc quản lý chất lượng, môi trường nước ao nuôi là một trong những yếu tố chủ chốt không thể bỏ qua, ngoài những thông số chính thì các thành phần ion trong ao cũng đóng vai trò quan trọng không kém đối với sức khỏe và sự tăng trưởng của tôm.

Tôm thẻ
• 10:28 29/11/2024

Sự hỗ trợ nhau ở các bộ phận trên cơ thể tôm

Mỗi bộ phận của tôm, từ vỏ ngoài cứng cáp đến các cơ quan tiêu hóa, hô hấp và bài tiết, đều giữ vai trò riêng biệt nhưng lại không thể hoạt động một cách độc lập. Sự liên kết này giúp tôm bảo vệ bản thân trước các mối nguy, tận dụng dinh dưỡng và duy trì sức khỏe.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:33 13/11/2024
• 17:16 07/05/2025
• 17:16 07/05/2025

mai test kw lần 1

Để đánh giá chất lượng nước ao nuôi tôm, bà con cần nắm được các chỉ tiêu môi trường ao nuôi tôm cụ thể. Từ đó sẽ dễ dàng theo dõi và kiểm soát nước nuôi tốt hơn. Trong bài viết này sẽ đề cập đến 12 chỉ tiêu môi trường ao nuôi tôm mà bà con cần nắm để quản lý ao nuôi tôm của mình, giúp nâng cao chất lượng mùa vụ.

test
• 17:16 07/05/2025

Mai test keyword

Để đánh giá chất lượng nước ao nuôi tôm, bà con cần nắm được các chỉ tiêu môi trường ao nuôi tôm cụ thể. Từ đó sẽ dễ dàng theo dõi và kiểm soát nước nuôi tốt hơn. Trong bài viết này sẽ đề cập đến 12 chỉ tiêu môi trường ao nuôi tôm mà bà con cần nắm để quản lý ao nuôi tôm của mình, giúp nâng cao chất lượng mùa vụ.

• 17:16 07/05/2025

Phát hiện tôm bệnh trong ao

Nuôi tôm là một trong những ngành nuôi trồng thủy sản có giá trị kinh tế cao và đang phát triển mạnh ở nhiều quốc gia, đặc biệt là Việt Nam. Tuy nhiên, một trong những thách thức lớn nhất đối với người nuôi tôm hiện nay là vấn đề dịch bệnh – nguyên nhân hàng đầu gây thiệt hại nghiêm trọng về năng suất và lợi nhuận. Việc phát hiện tôm bệnh trong ao một cách sớm và chính xác không chỉ giúp hạn chế rủi ro, mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo sự bền vững của mô hình nuôi tôm công nghiệp lẫn truyền thống.

Tôm thẻ chân trắng
• 17:16 07/05/2025
Some text some message..