Giải pháp mới trị bệnh đốm trắng trên tôm từ Nam Mỹ

Báo cáo cho thấy hoạt chất Ethyl acetate chiết xuất từ cây cà dại hoa vàng là một nguyên liệu rất có giá trị giúp cho việc nghiên cứu sản xuất những hợp chất mới ngăn chặn hội chứng đốm trắng trên tôm.

Giải pháp mới trị bệnh đốm trắng trên tôm từ Nam Mỹ
Giải pháp mới trị bệnh đốm trắng trên tôm từ Nam Mỹ

Việc sử dụng thảo mộc bổ sung vào thức ăn của tôm và cá nuôi hiện nay không còn xa lạ đối với hoạt động sản xuất thủy sản. Tuy nhiên các hoạt chất chiết xuất từ thực vật có tác dụng triệt tiêu hiệu quả đối với virus hiện nay vẫn còn rất khan hiếm. Vì vậy, những báo cáo mới về những hoạt chất như thế là hết sức quý giá và có giá trị nghiên cứu ứng dụng trên thế giới và cả Việt Nam.


Cà dại hoa vàng (Argemone mexicana)

Cà dại hoa vàng (Argemone mexicana) được gọi với tên khác là hoa nhài Mexico là một loài cây thuộc họ anh túc được tìm thấy ở Mêxico và hiện nay đã được trồng rộng rãi tại nhiều nơi trên thế giới ví chúng có nhiều hoạt tính sinh học chữa bệnh bao gồm : bệnh trĩ, bệnh về da, viêm và sốt. Các bộ phận của cây A. mexicana được chiết xuất thường là hexan, ethyl acetate, methanol có hoạt tính kháng khuẩn rất mạnh.

Các nghiên cứu trước đó cho thấy khả năng miễn dịch của tôm có sử dụng Ethyl acetate chiết xuất từ cây cà hoa vàng đối với Vibrio harveyi được tăng cường rõ rệt. Các nhóm tôm đối chứng đã chết 100% trong vòng 3 ngày, trong khi tỷ lệ chết giảm đáng kể (P <0.5) xuống còn 17,43% và 7,11% trong các nhóm tôm nuôi có bổ sung Ethyl acetate.

Để đánh giá hiệu quả bảo vệ tôm thẻ chân trắng trước căn bệnh nguy hiểm do WSSV gây ra, các nhà khoa học Nam Mỹ đã tiến hành thí nghiệm sử dụng chiết xuất từ cây cà hoa vàng (Argemone mexicana) trong chế độ ăn của tôm.

Thí nghiệm đánh giá hiệu quả chống lại WSSV trên tôm 

Các chế độ ăn khác nhau được điều chỉnh bằng các nồng độ ethyl acetate khác nhau: 100 (AD-1), 200 (AD-2), 300 (AD-3) và 400 (AD-4) mg/kg chiết xuất từ cây cà dại hoa vàng A. mexicana cho tôm thẻ chân trắng Thái Bình Dương Litopenaeus vannamei nặng khoảng 9,0 ± 0,5g. Và một nhóm đối chứng ăn với chế độ ăn thông thường không có chất chiết xuất từ A. Mexicana. Thí nghiệm gồm 3 lần lặp lại, được thực hiện trong 30 ngày.

Kết quả đánh giá cho thấy rằng chiết xuất etyl axetat của thân và rễ cây đã bị tiêu diệt WSSV một cách có hiệu quả và được phản ánh thông qua tỷ lệ chết tích lũy thấp nhất của tôm được xử lý. 

Sau khi chấm dứt thí nghiệm cho ăn, nhóm tôm đối chứng và mỗi nhóm thử nghiệm có bổ sung AD đã được thử thách với WSSV độc lực bằng tiêm và tỷ lệ tử vong tích lũy, chẩn đoán phân tử bằng PCR thời gian thực (qRT-PCR), các thông số sinh hóa, huyết học và miễn dịch được đánh giá. 


Kết quả nhóm đối chứng đã chết 100% trong vòng 4 ngày, trong khi tỉ lệ sống là 30%, 45%, 75% và 79% tương ứng trong khẩu phần ăn của nhóm tôm AD1, AD-2, AD-4 và AD-5. 

Kết quả qRT PCR với phân tích tương quan cho thấy, các bản sao của WSSV dần dần giảm đi khi tăng chiết xuất chất A. mexicana trong chế độ ăn. Nồng độ cao nhất (300 và 400mg/kg thức ăn) của các chất chiết xuất từ A. mexicana trong khẩu phần giúp giảm mức protein đáng kể (P <0,05) sau khi thử thách WSSV. Các khẩu phần AD-3 và AD-4 cũng giúp làm giảm thời gian đông máu ở mức tối đa 64-67% so với nhóm đối chứng và duy trì mức độ bình thường của tổng số lượng tế bào máu, oxyhaemocyanin sau khi thử thách WSSV. Điều này rõ ràng cho thấy rằng hoạt động miễn dịch tế bào của tôm được kích hoạt mạnh mẽ.

Mức độ proPO tăng đáng kể trong khẩu phần ăn AD1 đến AD-4. Hoạt tính lysozyme thấp nhất là 1,63 mm trong nhóm tôm đối chứng và hoạt động này tăng đáng kể (P <0,05) lên 4,86, 7,89, 9,12 và 10,45 mm trong nhóm tôm AD1 đến AD4. Cho thấy các thông số sinh hóa miễn dịch của tôm cũng được vải thiện ro rệt khi được cho ăn bổ sung A. Mexicana.

Nghiên cứu trên với những kết quả phân tích đạt được cho thấy hoạt chất Ethyl acetate chiết xuất từ cây cà dại hoa vàng là một nguyên liệu rất có giá trị giúp cho việc nghiên cứu sản xuất những hợp chất mới chống lại WSSV. Qua đó mở rộng tiềm năng ứng dụng loại hợp chất này vào ngành công nghiệp nuôi tôm của Việt Nam và thế giới nhằm ngăn chặn sự hoành hành của hội chứng đốm trắng.

Đăng ngày 09/04/2018
TRỊ THỦY Lược dịch
Kỹ thuật

Tổng quan về công nghệ MBBR trong nuôi trồng thủy sản

MBBR là Moving Bed Biofilm Reactor, hứa hẹn là công nghệ xử lý nước thải ưu việt trong nuôi trồng thủy sản.

công nghệ MBBR
• 18:17 25/09/2021

Xử lý nước thải chế biến thủy sản bằng công nghệ SNAP

Xử lý nước thải chế biến thủy sản bằng công nghệ SNAP không chỉ loại bỏ hiệu quả nồng độ Ammonium mà còn xử lý đến 90% chất hữu cơ.

Chế biến cá tra
• 07:00 22/04/2020

Quan trắc nước nuôi trồng thủy sản bằng cảm biến nano

Sử dụng được cả trên bờ, dưới nước để quan trắc chất lượng nước, hệ thống cảm biến nano do Viện Công nghệ nano (INT) thuộc Đại học Quốc gia TPHCM nghiên cứu giúp người nuôi trồng thủy sản yên tâm khi chất lượng nước nuôi được cảnh báo tự động kịp thời khi có sự cố.

Quan trắc nước nuôi trồng thủy sản
• 14:35 05/02/2020

Lưu ý về môi trường trong ao nuôi tôm nước lợ

Quản lý môi trường ao nuôi tôm nước lợ là khâu quan trọng, đòi hỏi người nuôi có sự hiểu biết cần thiết về mối quan hệ giữa các yếu tố môi trường và biến động của chúng.Từ đó, có biện pháp điều chỉnh phù hợp, giảm nguy cơ thiệt hại, góp phần vào thành công của vụ nuôi.

Lưu ý về môi trường trong ao nuôi tôm nước lợ
• 08:46 30/10/2019

Năng xuất nuôi tôm thẻ chân trắng công nghệ cao và các yếu tố kỹ thuật

Năng suất sản xuất tôm thẻ chân trắng mô hình siêu thâm canh, công nghệ cao dao động 4 - > 8 tấn/1.000 m2. Với mật độ thả dày ≥ 250 con/m2, mức nước sâu (h > 1,5m). Tỷ lệ sống > 70 %, tôm phát triển tốt, tăng trưởng đạt mức cao, ADG: 0, 3 – 0,4 gr/ngày. Đạt size tôm lớn 28 – 26 con/kg sau 100 ngày nuôi.

Tôm thẻ chân trắng
• 09:00 13/04/2025

Kỹ thuật nuôi tôm sú và các biện pháp phòng bệnh

Tôm sú (Penaeus monodon) là một trong những đối tượng nuôi trồng thủy sản có giá trị kinh tế cao tại Việt Nam và nhiều nước trong khu vực Đông Nam Á. Tôm sú thích nghi tốt với môi trường nước lợ và có tốc độ tăng trưởng nhanh, giá trị dinh dưỡng cao và được thị trường quốc tế ưa chuộng. Tuy nhiên, nghề nuôi tôm sú hiện đang đối mặt với nhiều thách thức, đặc biệt là các vấn đề về dịch bệnh. Bài viết này sẽ giới thiệu các kỹ thuật nuôi tôm sú trong môi trường nước lợ và các biện pháp phòng bệnh hiệu quả.

Tôm sú
• 13:20 02/04/2025

Chủ động xét nghiệm tôm giống đầu vào để làm gì?

Việc lựa chọn tôm giống chất lượng là bước khởi đầu quan trọng nhất để đảm bảo một vụ mùa bồi thu. Trong đó, chủ động xét nghiệm tôm giống đầu vào là một bước làm cần thiết, nhất là trong bối cảnh ngành nuôi tôm đang đối mặt với nhiều thách thức như dịch bệnh và biến đổi khí hậu.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:31 31/03/2025

Làm sao để nhận biết men ủ đã thành công hay chưa?

Ủ men vi sinh đóng vai trò quan trọng giúp cải thiện môi trường ao nuôi và tăng cường sức khỏe tôm. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách nhận biết men ủ đã thành công hay chưa. Việc kiểm tra này giúp bà con đảm bảo men hoạt động hiệu quả trước khi đưa vào ao tôm, tránh lãng phí công sức và chi phí.

Tôm thẻ chân trắng
• 09:00 29/03/2025
• 05:14 05/05/2025
• 05:14 05/05/2025

mai test kw lần 1

Để đánh giá chất lượng nước ao nuôi tôm, bà con cần nắm được các chỉ tiêu môi trường ao nuôi tôm cụ thể. Từ đó sẽ dễ dàng theo dõi và kiểm soát nước nuôi tốt hơn. Trong bài viết này sẽ đề cập đến 12 chỉ tiêu môi trường ao nuôi tôm mà bà con cần nắm để quản lý ao nuôi tôm của mình, giúp nâng cao chất lượng mùa vụ.

test
• 05:14 05/05/2025

Mai test keyword

Để đánh giá chất lượng nước ao nuôi tôm, bà con cần nắm được các chỉ tiêu môi trường ao nuôi tôm cụ thể. Từ đó sẽ dễ dàng theo dõi và kiểm soát nước nuôi tốt hơn. Trong bài viết này sẽ đề cập đến 12 chỉ tiêu môi trường ao nuôi tôm mà bà con cần nắm để quản lý ao nuôi tôm của mình, giúp nâng cao chất lượng mùa vụ.

• 05:14 05/05/2025

Phát hiện tôm bệnh trong ao

Nuôi tôm là một trong những ngành nuôi trồng thủy sản có giá trị kinh tế cao và đang phát triển mạnh ở nhiều quốc gia, đặc biệt là Việt Nam. Tuy nhiên, một trong những thách thức lớn nhất đối với người nuôi tôm hiện nay là vấn đề dịch bệnh – nguyên nhân hàng đầu gây thiệt hại nghiêm trọng về năng suất và lợi nhuận. Việc phát hiện tôm bệnh trong ao một cách sớm và chính xác không chỉ giúp hạn chế rủi ro, mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo sự bền vững của mô hình nuôi tôm công nghiệp lẫn truyền thống.

Tôm thẻ chân trắng
• 05:14 05/05/2025
Some text some message..