Ép đẻ con cá chạch bùn

Sáu tháng sang Việt Nam, ông Masao Narita, người Nhật đã lặn lội từ Lâm Đồng, Buôn Ma Thuột, Long An xuống tận Bạc Liêu để tìm tòi nghiên cứu môi trường nuôi và ép đẻ con cá chạch bùn – loại cá cao cấp; ở Nhật phải ba triệu đồng/ ký. Đến đâu ông cũng ngửi, nếm bùn và nước dù nó đen ngòm hay đục ngầu; “phải tận dụng hết các giác quan”, Narita nói.

Ông Masao Narita
Ông Masao Narita

Việt Nam có nhiều loại chạch sông như lấu, bông, tre... sao lại mê chạch bùn?

Mất 13 năm đeo theo con cá đặc biệt này tôi mới thành công. Chạch bùn giá trị dinh dưỡng cao, nhất là chống lão suy, tráng dương; phụ nữ thì tốt nước da, hồng hào. Người Hoa gọi nó là “nhân sâm nước”; các nước khác chế thành thực phẩm dinh dưỡng cao cấp; Hàn Quốc có làm gia vị, họ ăn thịt chó cũng chấm xốt từ chạch này. Ở Nhật, người thu nhập trung bình không ăn nổi món chạch bùn. Ngay như nhớt của nó bôi lên chỗ bị phỏng cũng mau lành, không để sẹo. Điều còn lại là làm sao bảo quản được cái nhớt này.

Chạch bùn sống từ Bắc đến Trung bộ và Tây Nguyên, nhưng nay khan hiếm, không rõ vì sao?

Đúng vậy và tôi cũng lấy làm lạ, Việt Nam như một vùng hội tụ, chúng tôi đã tìm thấy chạch bùn giống như của Nhật, Hàn Quốc và Trung Quốc đều có ở đây. Như một cơ duyên, tình cờ tôi gặp con cá này bán ở chợ Lâm Đồng, mua về ép đẻ, chuyển về Buôn Ma Thuột thì không sống được vì vận chuyển khi con cá dài chừng năm li. Tại Buôn Ma Thuột cũng có bán, thăm hỏi nguồn, chúng tôi tổ chức đi lưới cá bố mẹ về nuôi. Khan hiếm là vì môi trường tự nhiên bị ô nhiễm. Điều quan trọng là phải biết “vi sinh hoá” môi trường nước và đất bùn thật tốt vì con chạch thích ở môi sinh sạch, xử lý bằng hoá chất càng không thể được.

Tại Việt Nam cũng đã có nơi nghiên cứu nuôi cá chạch bùn, nhưng hình như không ép đẻ được, ông có thể bật mí?

Không riêng gì tại Việt Nam, ngay như tại Nhật cũng vậy. Chỉ một công ty sản xuất thức ăn dinh dưỡng cao, cũng đã đặt mua chúng tôi 10.000 tấn/năm. Nếu muốn cung cấp đủ ở thị trường Nhật phải nuôi đến 300ha, sản lượng đạt chừng 2.000tấn/năm. Trước mắt, chúng tôi phấn đấu nuôi, thu hoạch khoảng 30 tấn/tháng; có thể xuất khô, xay ra hay đông lạnh; xuất sống, tỷ lệ cá chết cao. Thời gian từ khi ép đẻ và nuôi cho đến khi xuất bán trong vòng bốn tháng, cá được chừng 10 – 15cm. Khoảng thời gian khó khăn nhất là thời gian nuôi từ trứng ra con giống dài từ vài li đến 3cm. Nuôi ép đẻ thì có người làm được, nhưng nuôi cho đến 3cm thì không thể. Chạch bùn sau khi được 3cm sẽ sống khoẻ, nuôi dễ dàng. Ép cho cá đẻ được, cũng là bí quyết... “mát tay” thôi (ông cười).

Hồ nổi nuôi ép đẻ từ trứng ra cho đến 3cm tại Buôn Ma Thuột

Còn cái vụ tráng dương, ông đã từng ăn thử nghiệm và có thực vậy?

Vợ chồng trẻ nhé, ăn chừng 5 – 6 con thôi, đêm đó phải luôn trong tư thế chuẩn bị... Nói đùa thế thôi, các bạn cứ thử.

Tại sao ông chọn Việt Nam để phát triển nuôi trồng con chạch bùn?

Ở Nhật đất đai không có nhiều, giá nhân công mắc. Tôi đã đi thực nghiệm tại nhiều nước trên thế giới, cả Sri Lanka, bộ Tài nguyên môi trường tại đây bỏ ra chi phí đến 80% cho tôi làm việc này, nhưng vì chuyện bạo động, khủng bố gần ngay chỗ tôi ở nên... ngưng. Nhiều công ty, tập đoàn lớn muốn mua công nghệ này hay hợp tác, nhưng tôi nghĩ, bán công nghệ thì dứt khoát không. Tôi muốn cùng nhóm của tôi hoạt động với ý nguyện là làm sao cho hàng nông sản, sản phẩm nông nghiệp sạch của Việt Nam có tên tuổi trên thế giới và giá trị tăng lên. Ví dụ hiện nay, cà phê của Việt Nam nhiều, xuất khẩu có hạng, mà giá trị lại thấp. Một đất nước bị nhiễm chất độc da cam từ trong chiến tranh, đất đai bị bom đạn cày xới, nhưng vẫn phục hồi được tốt nhờ công nghệ xử lý vi sinh của chúng tôi.

Ông có cần sự hợp tác của nhà nông, của công ty đối tác tại Việt Nam?

Chúng tôi sẽ chuyển giao công nghệ rộng rãi bằng việc tập huấn cho nhà nông phương pháp nuôi trồng mới, cho ra sản phẩm sạch, sản lượng cao. Chúng tôi sẽ cấp con giống, phân vi sinh, chất cải tạo đất – nước. Hiện, dưới Bạc Liêu, chúng tôi đang nuôi thả 100.000 con cá chạch. Ao nuôi cá chình của ông chủ tịch tỉnh Bạc Liêu, cá đã bỏ ăn hai, ba ngày rồi vì nhiễm vi sinh; tôi xử lý và cá hiện phát triển tốt.

Sài Gòn Tiếp Thị
Đăng ngày 25/09/2013
bài và ảnh Nguyễn Tâm
Nuôi trồng

FLOCponics: Sự tích hợp hoàn hảo của công nghệ biofloc và cây thủy canh

FLOCponics là một loại Aquaponics thay thế tích hợp công nghệ biofloc (BFT) với sản xuất cây trồng không sử dụng đất.

flocponics
• 15:51 07/03/2022

Mô hình nuôi ba ba lãi 300 triệu đồng/năm

Mô hình nuôi ba ba của ông Lương Thành Kỷ, ở thị trấn Búng Tàu, huyện Phụng Hiệp. Qua 14 năm phát triển, đến nay đàn ba ba sinh sản của ông Kỷ đã phát triển hơn 1.500 con, mỗi năm xuất bán ra thị trường từ 8.000-10.000 con giống, trừ hết các khoản chi phí, lợi nhuận gần 300 triệu đồng/năm.

Ba ba.
• 09:38 14/06/2021

Kinh tế ổn định nhờ nuôi ba ba sinh sản

Hơn 20 năm nuôi ba ba sinh sản, anh Nguyễn Đức Lợi, ấp Phước Thọ B, xã Mỹ Phước, huyện Mỹ Tú, tỉnh Sóc Trăng có cuộc sống khấm khá. Gắn bó lâu năm với con ba ba một phần cũng vì sự yêu thích loài vật này, ba ba lại dễ nuôi, nhẹ công chăm sóc, thị trường tiêu thụ tốt, đem lại nguồn thu nhập ổn định cho gia đình anh.

• 15:40 03/03/2021

Thu trăm triệu đồng mỗi năm từ nuôi ba ba

Nuôi ba ba gai là một công việc đòi hỏi phải có nguồn vốn lớn và kỹ thuật cao. Nhưng bằng ý chí, nghị lực, sự đam mê tận tụy với công việc cùng với áp dụng các kiến thức khoa học kỹ thuật mà ông Phạm Tất Đạt ở xã Yên Bình, thành phố Tam Điệp đã thành công, vươn lên trở thành triệu phú.

kỹ thuật sản xuất giống baba
• 10:00 30/05/2017

mai test kw lần 1

Để đánh giá chất lượng nước ao nuôi tôm, bà con cần nắm được các chỉ tiêu môi trường ao nuôi tôm cụ thể. Từ đó sẽ dễ dàng theo dõi và kiểm soát nước nuôi tốt hơn. Trong bài viết này sẽ đề cập đến 12 chỉ tiêu môi trường ao nuôi tôm mà bà con cần nắm để quản lý ao nuôi tôm của mình, giúp nâng cao chất lượng mùa vụ.

test
• 13:31 16/04/2025

Mai test keyword

Để đánh giá chất lượng nước ao nuôi tôm, bà con cần nắm được các chỉ tiêu môi trường ao nuôi tôm cụ thể. Từ đó sẽ dễ dàng theo dõi và kiểm soát nước nuôi tốt hơn. Trong bài viết này sẽ đề cập đến 12 chỉ tiêu môi trường ao nuôi tôm mà bà con cần nắm để quản lý ao nuôi tôm của mình, giúp nâng cao chất lượng mùa vụ.

• 10:19 16/04/2025

Phát hiện tôm bệnh trong ao

Nuôi tôm là một trong những ngành nuôi trồng thủy sản có giá trị kinh tế cao và đang phát triển mạnh ở nhiều quốc gia, đặc biệt là Việt Nam. Tuy nhiên, một trong những thách thức lớn nhất đối với người nuôi tôm hiện nay là vấn đề dịch bệnh – nguyên nhân hàng đầu gây thiệt hại nghiêm trọng về năng suất và lợi nhuận. Việc phát hiện tôm bệnh trong ao một cách sớm và chính xác không chỉ giúp hạn chế rủi ro, mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo sự bền vững của mô hình nuôi tôm công nghiệp lẫn truyền thống.

Tôm thẻ chân trắng
• 09:00 13/04/2025

Ứng dụng chiến lược xuất khẩu xanh trong doanh nghiệp thủy sản

Ngành thủy sản Việt Nam từ lâu đã là trụ cột kinh tế, đưa tôm, cá tra, cá ngừ ra khắp thế giới. Nhưng giờ đây, áp lực xanh hóa từ thị trường quốc tế đang đặt ra bài toán mới. Chiến lược xuất khẩu xanh không chỉ là xu hướng mà còn là lối đi sống còn để doanh nghiệp thủy sản nâng giá trị sản phẩm, đáp ứng tiêu chuẩn khắt khe toàn cầu. Vậy làm sao để áp dụng hiệu quả? Hãy cùng tìm hiểu!

Tôm
• 09:00 12/04/2025
• 23:06 09/05/2025
• 23:06 09/05/2025

mai test kw lần 1

Để đánh giá chất lượng nước ao nuôi tôm, bà con cần nắm được các chỉ tiêu môi trường ao nuôi tôm cụ thể. Từ đó sẽ dễ dàng theo dõi và kiểm soát nước nuôi tốt hơn. Trong bài viết này sẽ đề cập đến 12 chỉ tiêu môi trường ao nuôi tôm mà bà con cần nắm để quản lý ao nuôi tôm của mình, giúp nâng cao chất lượng mùa vụ.

test
• 23:06 09/05/2025

Mai test keyword

Để đánh giá chất lượng nước ao nuôi tôm, bà con cần nắm được các chỉ tiêu môi trường ao nuôi tôm cụ thể. Từ đó sẽ dễ dàng theo dõi và kiểm soát nước nuôi tốt hơn. Trong bài viết này sẽ đề cập đến 12 chỉ tiêu môi trường ao nuôi tôm mà bà con cần nắm để quản lý ao nuôi tôm của mình, giúp nâng cao chất lượng mùa vụ.

• 23:06 09/05/2025

Phát hiện tôm bệnh trong ao

Nuôi tôm là một trong những ngành nuôi trồng thủy sản có giá trị kinh tế cao và đang phát triển mạnh ở nhiều quốc gia, đặc biệt là Việt Nam. Tuy nhiên, một trong những thách thức lớn nhất đối với người nuôi tôm hiện nay là vấn đề dịch bệnh – nguyên nhân hàng đầu gây thiệt hại nghiêm trọng về năng suất và lợi nhuận. Việc phát hiện tôm bệnh trong ao một cách sớm và chính xác không chỉ giúp hạn chế rủi ro, mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo sự bền vững của mô hình nuôi tôm công nghiệp lẫn truyền thống.

Tôm thẻ chân trắng
• 23:06 09/05/2025
Some text some message..