Đồng Bằng Sông Cửu Long trước đại họa

Nếu hàng loạt đập thủy điện được xây dựng trên sông Mê Kông, không chỉ ĐBSCL bị ảnh hưởng nghiêm trọng mà an ninh lương thực thế giới cũng bị đe dọa

nghề thủy sản mekong
Thủy sản ở ĐBSCL sẽ bị thiệt hại nghiêm trọng khi hàng loạt dự án thủy điện trên sông Mê Kông được triển khai. Ảnh: THỐT NỐT

Ước tính thượng nguồn sông Mê Kông có khoảng 300 dự án thủy điện lớn nhỏ, trong đó khoảng 1/3 đã được triển khai. Theo dự báo của các nhà khoa học, do ở cuối nguồn của sông Mê Kông, ĐBSCL sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng khi các nhà máy thủy điện ở thượng nguồn vận hành.

Dày đặc rào chắn nước

Sông Mê Kông chảy qua Trung Quốc, Myanmar, Thái Lan, Lào, Campuchia và Việt Nam. Theo TS Chu Thái Hoành, cán bộ Viện Nghiên cứu tài nguyên nước quốc tế (IWMI), những đập thủy điện ở Trung Quốc, Lào… đã và đang xây dựng sẽ giữ đến 16% tổng lưu lượng nước 475 tỉ m3/năm, ảnh hưởng 50% tổng lượng nước sông Mê Kông. Vì vậy, dòng chảy và lượng phù sa ở phía hạ lưu bị thay đổi là điều chắc chắn. Bên cạnh đó, Thái Lan, Lào và Campuchia cũng đang nỗ lực để lấy nước từ sông Mê Kông để phát triển thêm 1,8 triệu ha đất nông nghiệp.

TS Đào Trọng Tứ, chuyên gia Mạng lưới sông ngòi Việt Nam (VRN), cho biết từ năm 1993 đến 2012, Trung Quốc đã và đang hoàn thành 5 công trình thủy điện lớn, gồm Man Wan (công suất 1.500 MW), Dachaoshan (1.350 MW), Jinghong (1.500 MW), Gongguaqiao (chưa rõ công suất), Xiaowan (công suất 4.200 MW). Ngoài ra, còn 3 đập khác đang trong quá trình xây dựng và sẽ hoàn thành vào năm 2020.

Vừa qua, việc triển khai 12 dự án thủy điện trên dòng chính sông Mê Kông đã bị nhiều tổ chức trên thế giới cảnh báo. Nếu hàng loạt đập này được xây dựng sẽ tác động xấu đến vựa lúa của Việt Nam, ảnh hưởng đến an ninh lương thực thế giới. Trong đó, ngoài Xayabury, Lào cũng đang chuẩn bị triển khai thêm 2 dự án thủy điện trên sông Mê Kông là PakBeng ở phía thượng lưu đập Xayabury và Don Sahong ở phía Nam Lào.

Hậu quả khôn lường

ĐBSCL được hình thành do quá trình bồi đắp hàng ngàn năm của sông Mê Kông. Đây được xem là vùng đất nông nghiệp trù phú nhất của Việt Nam. Tuy nhiên, khu vực này đang đối mặt với nhiều rủi ro từ hàng loạt đập thủy điện ở thượng nguồn, nước biển dâng và biến đổi khí hậu. ThS Kỷ Quang Vinh, Chánh Văn phòng Công tác biến đổi khí hậu TP Cần Thơ, cho rằng: “Từ trước đến nay, chưa có nghiên cứu nào khẳng định việc xây đập, nhất là hệ thống đập liên hoàn trên một con sông mà mang lại sự phát triển bền vững cho khu vực”.

sạt lở
Bờ sông Tiền qua huyện Phú Tân - An Giang sạt lở nghiêm trọng do thay đổi dòng chảy Ảnh: THỐT NỐT

Theo nghiên cứu của Đại học Umea (Thụy Điển) và Viện Tài Nguyên thế giới (Mỹ), sinh thái của sông Dương Tử (Trung Quốc) bị ảnh hưởng nghiêm trọng sau khi đập Tam Điệp hoàn thành. Theo ghi nhận của Cục Khảo sát Địa chất Mỹ (USGS), trên sông Columbia, sau 80 năm kể từ khi xây đập đầu tiên, sản lượng cá di cư gần như bằng không so với hơn 20.000 tấn khai thác được hằng năm trước đó.

Báo cáo nghiên cứu “Đánh giá môi trường chiến lược 12 dự án thủy điện dòng chính sông Mê Kông” của Ủy hội Sông Mê Kông (MRC) cho thấy nếu những dự án này được xây dựng, ĐBSCL sẽ bị tổn thất rất lớn. ThS Nguyễn Hữu Thiện, chuyên gia độc lập nghiên cứu về sinh thái ĐBSCL, cho biết: “Nếu các đập này vẫn được xây dựng, có thể nói rằng ĐBSCL đang đối mặt với sự đe dọa lớn nhất từ trước đến nay. Khi đó, không chỉ môi trường mà mọi mặt của đời sống kinh tế -  xã hội và văn hóa cũng sẽ bị thay đổi”. Ước tính, hằng năm sẽ có từ 220.000 đến 440.000 tấn cá trắng bị tổn thất, tương đương với khoảng 500 triệu USD đến 1 tỉ USD.

PGS-TS Lê Anh Tuấn (Viện Nghiên cứu biến đổi khí hậu, Trường ĐH Cần Thơ)  nhận định: “Dự báo, nếu mức độ bất thường của biến đổi khí hậu xảy ra cao hơn và việc phát triển thủy điện trên sông Mê Kông nhanh hơn thì khoảng từ giữa đến cuối thế kỷ này, Việt Nam có thể không còn là quốc gia xuất khẩu lương thực. Khi đó, ở ĐBSCL sẽ có những đợt di dân lớn, đời sống kinh tế - xã hội xáo trộn mà rất khó tiên đoán”.

Nhiều đập gây hậu quả

PGS-TS Lê Anh Tuấn cho biết trên thế giới đã ghi nhận nhiều hậu quả của các đập thủy điện như đập Bản Kiều ở tỉnh Hồ Nam (Trung Quốc) bị vỡ năm 1975 làm hàng loạt đập khác vỡ theo. Thảm họa này đã làm khoảng 171.000 người chết do ngập lũ, mất mùa; 11 triệu người khác mất hết nhà cửa và tài sản. Ngoài hàng triệu người mất chỗ ở, thủy điện ở Trung Quốc còn gây hiệu ứng động đất như ở Tứ Xuyên năm 2008 làm hơn 70.000 người chết.

Từ năm 1953 đến 1963, hàng chục đập thủy điện được xây dựng ở thượng nguồn sông Mississippi (Mỹ) đã dẫn đến thiên tai hoành hành, nhiều vùng hạ lưu bị lũ lụt trầm trọng.

NLĐ
Đăng ngày 15/01/2013
CA LINH
Môi trường

Mai test keyword

Để đánh giá chất lượng nước ao nuôi tôm, bà con cần nắm được các chỉ tiêu môi trường ao nuôi tôm cụ thể. Từ đó sẽ dễ dàng theo dõi và kiểm soát nước nuôi tốt hơn. Trong bài viết này sẽ đề cập đến 12 chỉ tiêu môi trường ao nuôi tôm mà bà con cần nắm để quản lý ao nuôi tôm của mình, giúp nâng cao chất lượng mùa vụ.

• 10:19 16/04/2025

Thừa Thiên - Huế: Đầm phá ô nhiễm, dân kêu trời

Hàng ngàn hộ dân ở 33 xã, phường, thị trấn sống dựa vào đầm phá Tam Giang - Cầu Hai (tỉnh Thừa Thiên - Huế), đang khốn khổ vì nguồn nước ô nhiễm nghiêm trọng.

Ô nhiễm đầm phá ở Thừa Thiên - Huế
• 14:32 14/03/2023

Sản xuất xà phòng từ chất nhầy ốc sên

Một con ốc sên sẽ tạo ra khoảng 2g chất nhờn. Để sản xuất 15 thanh xà phòng trọng lượng 100g, anh Desrocher ở thị trấn Wahagnies, miền Bắc nước Pháp cần khoảng 40 con ốc sên. Ảnh: Reuters

Xà phòng từ ốc sên
• 10:17 09/02/2023

Yên Bái: Thả hơn 30 nghìn cá giống xuống hồ Thác Bà trong ngày ông Công, ông Táo

Ngày 14/1, huyện Yên Bình (Yên Bái) đã tổ chức thả cá bổ sung nguồn lợi thủy sản hồ Thác Bà năm 2023 gắn với phong tục thả cá chép ngày 23 tháng Chạp.

Thả cá
• 12:02 19/01/2023

Có nên áp dụng cơ chế thưởng cho người báo tin xả rác giống như xuyệt điện thủy sản?

Trong bối cảnh bảo vệ môi trường ngày càng được chú trọng, việc xử lý các hành vi vi phạm môi trường như xả rác bừa bãi đang trở thành một thách thức lớn. Một trong những giải pháp được nhiều địa phương triển khai để khuyến khích người dân tham gia giám sát, tố giác vi phạm là cơ chế khen thưởng cho người báo tin, đặc biệt là những hành vi xả rác. Liệu cơ chế này có thể áp dụng hiệu quả như mô hình "treo thưởng" chống xuyệt điện thủy sản tại Cà Mau?

• 10:16 08/04/2025

Xử lý chất thải và bảo vệ môi trường trong các trang trại nuôi tôm hiện đại

Xử lý chất thải và bảo vệ môi trường trong các trang trại nuôi tôm hiện đại là một yếu tố quan trọng giúp giảm thiểu tác động tiêu cực của hoạt động nuôi trồng thủy sản đối với hệ sinh thái xung quanh, đồng thời nâng cao hiệu quả sản xuất và phát triển bền vững. Trong bối cảnh ngành nuôi tôm đang đối mặt với các vấn đề môi trường như ô nhiễm nước, suy giảm chất lượng đất và khí thải, việc áp dụng công nghệ xử lý chất thải tiên tiến và các biện pháp bảo vệ môi trường là rất cần thiết.

Nước thải
• 09:00 07/04/2025

Phân tích dòng rác thải nhựa trong nuôi tôm ở tỉnh Sóc Trăng

Nuôi tôm nước lợ đang sử dụng và thải ra lượng rác nhựa rất lớn, trở thành vấn đề cấp bách phải giải quyết để bảo vệ môi trường, phát triển kinh tế xanh. Nhằm hỗ trợ việc giải quyết, Tổ chức Hợp tác Phát triển Đức (GIZ) vừa nghiên cứu phân tích dòng rác thải nhựa trong nuôi tôm ở tỉnh Sóc Trăng, đưa ra khuyến nghị “Giảm thiểu-Tái sử dụng-Tái chế” (3R).

Rác thải nhựa
• 09:00 05/04/2025

Phương pháp nuôi tôm đa tầng kết hợp rong biển hoặc cá trong mô hình sinh thái tích hợp

Phương pháp nuôi tôm đa tầng kết hợp rong biển hoặc cá trong mô hình sinh thái tích hợp (IMTA - Integrated Multi-Trophic Aquaculture) là một phương pháp nuôi trồng thủy sản bền vững, tận dụng mối quan hệ giữa các loài trong hệ sinh thái để tối ưu hóa sản xuất, giảm thiểu tác động môi trường và tăng cường hiệu quả kinh tế.

Rong biển
• 10:02 28/03/2025
• 21:49 12/05/2025
• 21:49 12/05/2025

mai test kw lần 1

Để đánh giá chất lượng nước ao nuôi tôm, bà con cần nắm được các chỉ tiêu môi trường ao nuôi tôm cụ thể. Từ đó sẽ dễ dàng theo dõi và kiểm soát nước nuôi tốt hơn. Trong bài viết này sẽ đề cập đến 12 chỉ tiêu môi trường ao nuôi tôm mà bà con cần nắm để quản lý ao nuôi tôm của mình, giúp nâng cao chất lượng mùa vụ.

test
• 21:49 12/05/2025

Mai test keyword

Để đánh giá chất lượng nước ao nuôi tôm, bà con cần nắm được các chỉ tiêu môi trường ao nuôi tôm cụ thể. Từ đó sẽ dễ dàng theo dõi và kiểm soát nước nuôi tốt hơn. Trong bài viết này sẽ đề cập đến 12 chỉ tiêu môi trường ao nuôi tôm mà bà con cần nắm để quản lý ao nuôi tôm của mình, giúp nâng cao chất lượng mùa vụ.

• 21:49 12/05/2025

Phát hiện tôm bệnh trong ao

Nuôi tôm là một trong những ngành nuôi trồng thủy sản có giá trị kinh tế cao và đang phát triển mạnh ở nhiều quốc gia, đặc biệt là Việt Nam. Tuy nhiên, một trong những thách thức lớn nhất đối với người nuôi tôm hiện nay là vấn đề dịch bệnh – nguyên nhân hàng đầu gây thiệt hại nghiêm trọng về năng suất và lợi nhuận. Việc phát hiện tôm bệnh trong ao một cách sớm và chính xác không chỉ giúp hạn chế rủi ro, mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo sự bền vững của mô hình nuôi tôm công nghiệp lẫn truyền thống.

Tôm thẻ chân trắng
• 21:49 12/05/2025
Some text some message..