Điểm mặt những loài đáng sợ mang tên ác quỷ

Mực quỷ dữ dằn với đôi mắt hình cầu, ếch quỷ có thể nuốt chửng khủng long, quỷ sừng mại châu có rất nhiều sừng và hình dáng ghê sợ…

Vampyroteuthis

Mực quỷ (Vampyroteuthis) sống ở độ sâu 600–900m hoặc hơn, trên thân có hai rìa lớn trông hệt như hai cái tai. Loài này trông rất dữ dằn với đôi mắt hình cầu to bằng mắt của một con chó lớn. Khác với các loài mực thông thường, mực quỷ hoàn toàn không có túi mực. Các xúc tu phủ đầy gai trông giống như những chiếc răng nhọn.

ếch quỷ

Ếch quỷ là một sinh vật cổ đại sống vào kỷ Phấn Trắng khoảng 65-70 triệu năm trước ở vùng tây bắc Madagascar. Loài này là loài ếch to nhất từng tồn tại trên Trái đất, có cơ thể rất rắn chắc, một cái miệng cực rộng cùng bộ hàm vô cùng khỏe, thường ăn thịt những con khủng long mới sinh, có tên khoa học là Beelzebufo ampinga - Ếch quỷ dữ.

sâu bướm khổng lồ

Quỷ sừng mại châu (Citheronia regalis) là loài sâu bướm khổng lồ, có thể dài tới 15 cm và là một trong những loài sâu bướm lớn nhất thế giới. Loài sâu này có rất nhiều “sừng” với nhiều màu sắc khác nhau, hình thù ghê sợ, nhưng lại vô hại.

thằn lằn quỷ gai

Thằn lằn quỷ gai (Moloch horridus) còn được gọi là thằn lằn gai, rồng gai hay thằn lằn Moloch. Loài này có cơ thể đầy gai góc, dễ dàng thích nghi trên sa mạc, hút nước từ bất kỳ bộ phận nào trên cơ thể. Khi nhận thấy mối nguy hiểm đe dọa, nó cụp đầu lại giữa chân trước.

cá đuối quỷ khổng lồ

Cá đuối quỷ khổng lồ (Mobula mobular) là một loài cá đuối của họ Myliobatidae, phát triển đến chiều dài tối đa là 5,2m và có một đuôi gai. Chúng phổ biến nhất ở biển Địa Trung Hải và có thể được tìm thấy ở những nơi khác ở Đông Đại Tây Dương, ngoài khơi bờ biển phía tây nam của Ai-len và phía nam của Bồ Đào Nha.

bọ ngựa ma

Bọ ngựa ma (quỷ) mặc áo hoa (Idolomantis Diabolica) là loài vật có hình dáng bề ngoài rất giống các loài hoa, là thủ thuật để chúng “câu” con mồi vào trong bẫy và chỉ việc “há miệng chờ sung”. Sinh vật có độ dài lên tới gần 13cm cùng đôi chân dài, hai chiếc càng gai góc, có khả năng tấn công con mồi trực tiếp và cực kì hung bạo.

Sarcophilus harrisii

Quỷ Tasmania (Sarcophilus harrisii) là một loài thú có túi ăn thịt. Loài này có lông đen, có mùi cay nồng, tiếng rít rất lớn và đáng sợ. Chúng là loài thú có khứu giác nhạy cảm và cũng loài săn mồi rất hung dữ. Chúng có cái đầu khá giống loài chuột, nhưng hàm răng sắc nhọn lại là của chó sói.

Theo WE/Kiến thức, 08/06/2014
Đăng ngày 09/06/2014
Lưu Thoa
Sinh học

Nuôi trồng thủy sản thân thiện với môi trường

Thủy sản được coi là nguồn thực phẩm quan trọng cho tương lai do sự gia tăng dân số toàn cầu và diện tích đất cho nông nghiệp ngày càng hạn chế.

nuôi cá bớp
• 10:24 10/02/2022

50 tấn cá chẽm chết cóng

Hàng trăm ngàn con cá chẽm nuôi tại một trại cá ở Hy Lạp chết vì lạnh, sau trận bão tuyết lớn làm tê liệt toàn quốc gia này trong tuần.

cá chết hàng loạt
• 19:47 28/01/2022

Chất diệt khuẩn an toàn thân thiện với môi trường đến 95%

Người ta nói nuôi thủy sản là nuôi nước. Môi trường nước có sạch thì thủy sản nuôi ở dưới mới sống tốt và lớn lên được. Vậy mới nói khâu diệt khuẩn khử trùng ao là rất quan trọng.

chất diệt khuẩn
• 10:01 10/11/2021

Giải cứu cá voi nặng 3 tấn mắc cạn ở Huế

Người dân ở cửa biển Tư Hiền, xã Vinh Hiền, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên - Huế vừa giải cứu thành công một con cá voi nặng 3 tấn, dài hơn 5m mắc cạn do sóng biển đánh dạt bờ trong lúc triều cường dâng cao, biển động mạnh.

Cá voi mắc cạn
• 16:16 21/10/2021

Ứng dụng một số công nghệ trong chế biến và bảo quản thủy sản

Công nghệ chế biến và bảo quản thủy sản đóng vai trò quan trọng trong việc giữ gìn chất lượng, kéo dài thời gian sử dụng, và nâng cao giá trị thương mại của các sản phẩm thủy sản.

Thủy sản
• 10:34 18/02/2025

Bản chất kiềm trong ao nuôi tôm

Độ kiềm là tổng lượng các ion bicarbonate (HCO₃⁻), carbonate (CO₃²⁻) và đôi khi hydroxide (OH⁻) trong nước. Các ion này có khả năng trung hòa axit trong nước.

Ảnh bìa
• 10:00 05/12/2024

Vai trò của các thành phần ion đối với sự phát triển của tôm

Để vụ nuôi tôm được thành công thì việc quản lý chất lượng, môi trường nước ao nuôi là một trong những yếu tố chủ chốt không thể bỏ qua, ngoài những thông số chính thì các thành phần ion trong ao cũng đóng vai trò quan trọng không kém đối với sức khỏe và sự tăng trưởng của tôm.

Tôm thẻ
• 10:28 29/11/2024

Sự hỗ trợ nhau ở các bộ phận trên cơ thể tôm

Mỗi bộ phận của tôm, từ vỏ ngoài cứng cáp đến các cơ quan tiêu hóa, hô hấp và bài tiết, đều giữ vai trò riêng biệt nhưng lại không thể hoạt động một cách độc lập. Sự liên kết này giúp tôm bảo vệ bản thân trước các mối nguy, tận dụng dinh dưỡng và duy trì sức khỏe.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:33 13/11/2024
• 19:25 10/05/2025
• 19:25 10/05/2025

mai test kw lần 1

Để đánh giá chất lượng nước ao nuôi tôm, bà con cần nắm được các chỉ tiêu môi trường ao nuôi tôm cụ thể. Từ đó sẽ dễ dàng theo dõi và kiểm soát nước nuôi tốt hơn. Trong bài viết này sẽ đề cập đến 12 chỉ tiêu môi trường ao nuôi tôm mà bà con cần nắm để quản lý ao nuôi tôm của mình, giúp nâng cao chất lượng mùa vụ.

test
• 19:25 10/05/2025

Mai test keyword

Để đánh giá chất lượng nước ao nuôi tôm, bà con cần nắm được các chỉ tiêu môi trường ao nuôi tôm cụ thể. Từ đó sẽ dễ dàng theo dõi và kiểm soát nước nuôi tốt hơn. Trong bài viết này sẽ đề cập đến 12 chỉ tiêu môi trường ao nuôi tôm mà bà con cần nắm để quản lý ao nuôi tôm của mình, giúp nâng cao chất lượng mùa vụ.

• 19:25 10/05/2025

Phát hiện tôm bệnh trong ao

Nuôi tôm là một trong những ngành nuôi trồng thủy sản có giá trị kinh tế cao và đang phát triển mạnh ở nhiều quốc gia, đặc biệt là Việt Nam. Tuy nhiên, một trong những thách thức lớn nhất đối với người nuôi tôm hiện nay là vấn đề dịch bệnh – nguyên nhân hàng đầu gây thiệt hại nghiêm trọng về năng suất và lợi nhuận. Việc phát hiện tôm bệnh trong ao một cách sớm và chính xác không chỉ giúp hạn chế rủi ro, mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo sự bền vững của mô hình nuôi tôm công nghiệp lẫn truyền thống.

Tôm thẻ chân trắng
• 19:25 10/05/2025
Some text some message..