Cụ ông 83 tuổi gắn bó với nghề nuôi cá cảnh từ 6 cặp cá thia lia

Lúc còn trẻ và nhà nghèo, cụ Chỉnh đi xúc lăng quăng rồi được ông chủ thương chia cho 6 cặp cá lia thia. Từ đó, cụ gây dựng cơ sở nuôi cá kiểng. Ở tuổi 83, cụ Chỉnh vẫn đi xúc lăng quăng nuôi cá.

cụ ông nuôi cá cảnh
Mỗi ngày cụ Chỉnh đạp xe 2 bận để đi xúc lăng quăng cho cá ăn

Nhân vật chính trong câu chuyện người đàn ông "khởi nghiệp" từ vài cặp cá lia thia khiến nhiều người nể phục là cụ Bùi Chấn Chỉnh - phường An Cư, quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ.

Cụ Chỉnh bắt đầu nuôi cá lia thia, cá cảnh từ năm 12-13 tuổi. Tính đến nay cụ đã có 70 năm tuổi nghề. Dù ở tuổi 83, ngày ngày cụ Chỉnh vẫn đạp xe đi xúc lăng quăng về cho cá ăn.


Cụ Bùi Chấn Chỉnh cho biết, cụ khởi nghiệp từ 6 cặp cá lia thia mà ông chủ cho khi còn đi làm công.

70 năm gắn bó với nghề cá kiểng…

Khi chúng tôi đến nhà, cụ Chỉnh vừa đi xúc lăng quăng về. Cụ bỏ đồ nghề từ trên chiếc xe đạp xuống sân nhà, dẫn chúng tôi ra nhà sau tham quan các bể cá kiểng, cá lia thia của cụ.

Dù tuổi cao, nhưng niềm đam mê nuôi cá kiểng buộc tay chân cụ phải lao động. Ngày ngày, cụ vẫn đi xúc lăng quăng cho cá ăn, vẫn canh cá đẻ, chữa bệnh cho cá…

Cụ Chỉnh đang nuôi 4 loại: Cá Ông Tiên, cá 3 đuôi, cá lia thia và cá 7 màu. Trong mỗi loại cá có từ 6 - 10 giống, như: Cá 7 màu có đến 12 giống; cá lia thia có đến 6 giống và rất nhiều chủng loại 3 đuôi…

Dù có tới hàng chục giống cá, mỗi giống cá có tên gọi khác nhau, nhưng khi kể đến giống nào, cụ Chỉnh đọc tên vanh vách. Như 7 màu có  Úc, Mỹ, Thái, Indo, Malay... Lia thia thì có cá giống Thái, của Mỹ, của Anh, như: lemo galaxy, fancy, super fancy koi…


Từ 6 cặp cá lia thia, cụ Chỉnh cho đẻ thành đàn rồi mở cơ sở nuôi cá kiểng cho đến nay.

Với nghề nuôi cá kiểng, cụ Chỉnh cho biết khó nhất là khâu thuần dưỡng và ép cho cá đẻ. Tuy nhiên, với những giống cá cụ đang nuôi, cụ mát tay nên giống nào cũng đẻ tốt và cá con sống khỏe.

Vì có mấy chục năm gắn bó với nghề nuôi cá, nên ngoài khả năng cho cá đẻ thuần thục, cụ Chỉnh còn tự “bắt mạch” chữa bệnh cho cá.

Cụ Chỉnh chia sẻ: “Cá 3 đuôi mà thấy bơi hơi chậm thì phải lập tức tắm tetra, xanh methylen, rồi quậy nước muối mặn cho nó bơi chừng 2-3 phút thì vớt ra sẽ vệ sinh ngừa bệnh cho nó”. 

Với kinh nghiệm mỗi ngày tích góp, đến nay, cụ Chỉnh đã có thể cho cá 3 đuôi sinh sản bằng phương pháp gây mưa nhân tạo. Nhờ vậy, nguồn cung cá cảnh tại đây luôn dồi dào với mức giá chỉ bằng phân nửa giá bán trên thị trường.  

83 tuổi vẫn đạp xe đi xúc lăng quăng

Theo lời kể của cụ Chỉnh, gia đình ngày xưa nghèo khó, có khi ăn cháo thay cơm. Năm mới 12 -13 tuổi, cậu bé Bùi Chấn Chỉnh đã phải đi xúc lăng quăng bán cho một cơ sở nuôi cá kiểng để kiếm tiền đi học.

Sau này, vì thấy tính tình hiền lành, thật thà, ông chủ cho 6 cặp cá lia thia. Từ 6 cặp cá này, cụ Chỉnh về nhà nuôi dưỡng và cho cá đẻ thành đàn và sau này mở cơ sở nuôi cá kiểng cho đến nay.


Khách thích đến mua cá của cụ Chỉnh vì giá rẻ, cá đẹp, lại được cụ tận tình chỉ cách nuôi, cách cho cá đẻ.

Theo cụ Chỉnh, ngày xưa khi bán cá được 5-7 đồng, ông chỉ ăn 2 đồng, còn dư 4-5 đồng dư ra giúp cậu học sinh tên Chỉnh có tiền đi học và thi đỗ vào trường Phan Thanh Giảng - một trong những ngôi trường uy tín nhất miền Nam.

Tuy nhiên, cụ Chỉnh học đến lớp 11, vì cha mẹ mất sớm và khó khăn nên phải nghỉ học. Sau đó, cụ Chỉnh lập gia đình và lần lượt có 9 người con ra đời.

Cuộc đời cụ chỉ có làm một nghề nuôi cá kiểng. Nhờ nghề này cụ nuôi 9 người con khôn lớn và có công việc ổn định, cuộc sống hạnh phúc.

Do cuộc sống khó khăn nên ngay từ nhỏ cụ Chỉnh đã biết sống tự lập, biết tiết kiệm trong chi tiêu. Cụ dành hết thời cho gia đình vào đàn cá kiểng.

Cụ Chỉnh không dành thời gian uống rượu bia, không hút thuốc lá… Nhờ đó, ở tuổi 83, cụ Chỉnh vẫn đọc sách báo, trí nhớ minh mẫn. Một vài bài học lịch sử, địa lý mà cụ học thuở nhỏ, đến nay ông vẫn còn nhớ và đọc vanh vách.


Với kinh nghiệm mỗi ngày tích góp, đến nay, cụ Chỉnh đã có thể cho cá 3 đuôi sinh sản bằng phương pháp gây mưa nhân tạo.

Khi cụ Chỉnh đang trò chuyện với chúng tôi, vài người khách quen đến mua cá. Một người đàn ông tên Bình cho biết: “TP Cần Thơ có nhiều cơ sở cá kiểng nhưng tôi thích mua cá của ông Chỉnh. Vì cá của ông có màu sắc, giống loại đặc biệt. Ngoài ra, giá cá ông Chỉnh bán chỉ bán bằng một nửa bên ngoài. Đặc biệt, khi tôi hỏi về cách chữa bệnh cho cá, cách cho cá đẻ… ông Chỉnh đều tận tâm chỉ dẫn cho tôi”.

Cụ Chỉnh vừa vớt cá cho anh Bình, cười hề hà nói: “Ngày xưa, người ta hay nói “cho mượn vàng, chẳng ai dẫn đi buôn”. Nhưng với tôi thì khác, con cháu, học trò, đứa nào muốn sống với nghề nuôi cá kiểng, tôi chỉ hết, chẳng giấu làm gì. Vì ngày xưa, tôi biết nghề cá này, cũng nhờ ông chủ thương tình cho cá và chỉ cách nuôi cá mới có cuộc sống như ngày hôm nay”.

Hiện nay, cụ Chỉnh có thu nhập từ những bể cá kiểng khoảng 3 -10 triệu đồng/tháng. Những tháng gần Tết, cụ có thể kiếm từ trên 10 triệu đồng/tháng. Còn chi phí hàng tháng chỉ tốn khoảng 1 triệu đồng cho tiền điện và nước. Về thức ăn cho cá, chủ yếu là lăng quăng. Loại này, cụ Chỉnh không mất tiền mua vì có thể đi xúc lăng quăng về cho cá ăn.

Dù đã cao tuổi và các con đã yên ổn với cuộc sống riêng nhưng cụ Chỉnh vẫn nhất định gắn bó với nghề nuôi cá kiểng. Cụ Chỉnh tin, lao động là cách chắc chắn để giữ sức khỏe, giữ niềm vui bình dị lúc xế chiều.

Dân Trí
Đăng ngày 15/09/2020
Nguyễn Hành
Nuôi trồng

FLOCponics: Sự tích hợp hoàn hảo của công nghệ biofloc và cây thủy canh

FLOCponics là một loại Aquaponics thay thế tích hợp công nghệ biofloc (BFT) với sản xuất cây trồng không sử dụng đất.

flocponics
• 15:51 07/03/2022

Mô hình nuôi ba ba lãi 300 triệu đồng/năm

Mô hình nuôi ba ba của ông Lương Thành Kỷ, ở thị trấn Búng Tàu, huyện Phụng Hiệp. Qua 14 năm phát triển, đến nay đàn ba ba sinh sản của ông Kỷ đã phát triển hơn 1.500 con, mỗi năm xuất bán ra thị trường từ 8.000-10.000 con giống, trừ hết các khoản chi phí, lợi nhuận gần 300 triệu đồng/năm.

Ba ba.
• 09:38 14/06/2021

Kinh tế ổn định nhờ nuôi ba ba sinh sản

Hơn 20 năm nuôi ba ba sinh sản, anh Nguyễn Đức Lợi, ấp Phước Thọ B, xã Mỹ Phước, huyện Mỹ Tú, tỉnh Sóc Trăng có cuộc sống khấm khá. Gắn bó lâu năm với con ba ba một phần cũng vì sự yêu thích loài vật này, ba ba lại dễ nuôi, nhẹ công chăm sóc, thị trường tiêu thụ tốt, đem lại nguồn thu nhập ổn định cho gia đình anh.

• 15:40 03/03/2021

Thu trăm triệu đồng mỗi năm từ nuôi ba ba

Nuôi ba ba gai là một công việc đòi hỏi phải có nguồn vốn lớn và kỹ thuật cao. Nhưng bằng ý chí, nghị lực, sự đam mê tận tụy với công việc cùng với áp dụng các kiến thức khoa học kỹ thuật mà ông Phạm Tất Đạt ở xã Yên Bình, thành phố Tam Điệp đã thành công, vươn lên trở thành triệu phú.

kỹ thuật sản xuất giống baba
• 10:00 30/05/2017

mai test kw lần 1

Để đánh giá chất lượng nước ao nuôi tôm, bà con cần nắm được các chỉ tiêu môi trường ao nuôi tôm cụ thể. Từ đó sẽ dễ dàng theo dõi và kiểm soát nước nuôi tốt hơn. Trong bài viết này sẽ đề cập đến 12 chỉ tiêu môi trường ao nuôi tôm mà bà con cần nắm để quản lý ao nuôi tôm của mình, giúp nâng cao chất lượng mùa vụ.

test
• 13:31 16/04/2025

Mai test keyword

Để đánh giá chất lượng nước ao nuôi tôm, bà con cần nắm được các chỉ tiêu môi trường ao nuôi tôm cụ thể. Từ đó sẽ dễ dàng theo dõi và kiểm soát nước nuôi tốt hơn. Trong bài viết này sẽ đề cập đến 12 chỉ tiêu môi trường ao nuôi tôm mà bà con cần nắm để quản lý ao nuôi tôm của mình, giúp nâng cao chất lượng mùa vụ.

• 10:19 16/04/2025

Phát hiện tôm bệnh trong ao

Nuôi tôm là một trong những ngành nuôi trồng thủy sản có giá trị kinh tế cao và đang phát triển mạnh ở nhiều quốc gia, đặc biệt là Việt Nam. Tuy nhiên, một trong những thách thức lớn nhất đối với người nuôi tôm hiện nay là vấn đề dịch bệnh – nguyên nhân hàng đầu gây thiệt hại nghiêm trọng về năng suất và lợi nhuận. Việc phát hiện tôm bệnh trong ao một cách sớm và chính xác không chỉ giúp hạn chế rủi ro, mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo sự bền vững của mô hình nuôi tôm công nghiệp lẫn truyền thống.

Tôm thẻ chân trắng
• 09:00 13/04/2025

Ứng dụng chiến lược xuất khẩu xanh trong doanh nghiệp thủy sản

Ngành thủy sản Việt Nam từ lâu đã là trụ cột kinh tế, đưa tôm, cá tra, cá ngừ ra khắp thế giới. Nhưng giờ đây, áp lực xanh hóa từ thị trường quốc tế đang đặt ra bài toán mới. Chiến lược xuất khẩu xanh không chỉ là xu hướng mà còn là lối đi sống còn để doanh nghiệp thủy sản nâng giá trị sản phẩm, đáp ứng tiêu chuẩn khắt khe toàn cầu. Vậy làm sao để áp dụng hiệu quả? Hãy cùng tìm hiểu!

Tôm
• 09:00 12/04/2025
• 22:48 05/05/2025
• 22:48 05/05/2025

mai test kw lần 1

Để đánh giá chất lượng nước ao nuôi tôm, bà con cần nắm được các chỉ tiêu môi trường ao nuôi tôm cụ thể. Từ đó sẽ dễ dàng theo dõi và kiểm soát nước nuôi tốt hơn. Trong bài viết này sẽ đề cập đến 12 chỉ tiêu môi trường ao nuôi tôm mà bà con cần nắm để quản lý ao nuôi tôm của mình, giúp nâng cao chất lượng mùa vụ.

test
• 22:48 05/05/2025

Mai test keyword

Để đánh giá chất lượng nước ao nuôi tôm, bà con cần nắm được các chỉ tiêu môi trường ao nuôi tôm cụ thể. Từ đó sẽ dễ dàng theo dõi và kiểm soát nước nuôi tốt hơn. Trong bài viết này sẽ đề cập đến 12 chỉ tiêu môi trường ao nuôi tôm mà bà con cần nắm để quản lý ao nuôi tôm của mình, giúp nâng cao chất lượng mùa vụ.

• 22:48 05/05/2025

Phát hiện tôm bệnh trong ao

Nuôi tôm là một trong những ngành nuôi trồng thủy sản có giá trị kinh tế cao và đang phát triển mạnh ở nhiều quốc gia, đặc biệt là Việt Nam. Tuy nhiên, một trong những thách thức lớn nhất đối với người nuôi tôm hiện nay là vấn đề dịch bệnh – nguyên nhân hàng đầu gây thiệt hại nghiêm trọng về năng suất và lợi nhuận. Việc phát hiện tôm bệnh trong ao một cách sớm và chính xác không chỉ giúp hạn chế rủi ro, mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo sự bền vững của mô hình nuôi tôm công nghiệp lẫn truyền thống.

Tôm thẻ chân trắng
• 22:48 05/05/2025
Some text some message..