COVID 19: Người khó thở, biển càng “khó thở”

Mức độ rác y tế trong các đại dương cảnh báo một cuộc khủng hoảng mới trong tương lai.

Rác thải y tế đại dương
Do dịch bệnh COVID 19, rác thải y tế "tràn" về đại dương nhiều hơn bao giờ hết.

Tính đến thời điểm hiện tại, thế giới đã có hơn 14.608.517 ca nhiễm và hơn 608.420 người tử vong vì Corona virus. Thế giới đang cảm thấy khó thở hơn bao giờ hết vì đại dịch lần này. Trước những mối nguy đe dọa đến sức khỏe nhân loại từ Corona virus, loài người lại đang đón nhận “đợt sóng” mới từ mối nguy ô nhiễm môi trường, mà hơn hết là ô nhiễm Đại dương. Biển cả cũng đang “khó thở” vì hệ lụy của Corona virus.

Nhiều nhà bảo tồn đã và đang đưa ra những cảnh báo khẩn cấp về tình trạng ô nhiễm đại dương ngày càng tăng cao, do sự gia tăng chất thải từ đại dịch Covid 19. Khẩu trang y tế, găng tay cao su, chai nước rửa tay là những gì mà các nhà bảo tồn đại dương đang hướng đến, họ gọi chúng là “rác thải Covid”, và đang trực tiếp gây ra ô nhiễm đại dương, dưới bàn tay gián tiếp của con người.

“Cuộc khủng hoảng mà Covid-19 gây ra đã phơi bày một cuộc khủng hoảng khác: Sự yếu kém trong quản lý chất thải toàn cầu. Ngay cả khi chúng được xử lý đúng, vẫn có thể trở về đại dương do sự sai sót trong quản lý”, ông Mallos, Giám đốc cấp cao của Trash Free Seas Program cho biết.

Biển cả đang ngày càng “khó thở”

“Khó thở” là cụm từ mà có lẽ trong chúng ta, ai cũng có thể định nghĩa, theo một hướng nào đó. Nhưng, ở đây tôi không nói đến khía cạnh y học, “khó thở” theo nghĩa của tính từ được hiểu là sự ngột ngạt, bí bách hay chịu đựng quá nhiều. Và cứ tưởng đâu, tính từ này dùng để chỉ người hay biểu hiện của người. Nhưng không, theo tôi, nó còn được dùng cho biển cả, biển cả thời Corona. Một sự ngột ngạt và bí bách vì rác thải Covid.

Hơn 450 năm, là thời gian trung bình mà những loại rác thải này cần để phân hủy hoàn toàn ngoài đại dương. So với thời gian chúng được sử dụng (cần thiết) là vài phút, thì quả thật đây là khoảng thời gian (rác thải) rất dài để mẹ thiên nhiên “xóa sổ” chúng. Liên Hợp Quốc ước tính rằng 13 triệu tấn nhựa được thải ra đại dương mỗi năm và một nửa số nhựa này được sản xuất trên toàn cầu là dành cho các mặt hàng sử dụng một lần. Cũng theo đó, một nghiên cứu gần đây trên tạp chí Môi trường, Khoa học & Công nghệ ước tính rằng, đã có 129 tỷ khẩu trang và 65 tỷ găng tay đang được sử dụng mỗi tháng vì mục đích phòng chống Corona virus, cho thấy lượng rác thải y tế khổng lồ và mối nguy mà đại dương sẽ đón nhận chúng rất cao (có thể là vô tình hoặc cố ý).

Con vật hay con người khó thở thì dễ biết, vì có thể biểu hiện ra. Nhưng đại dương thì không biết được, chỉ có thể dùng ý thức để dò bệnh. Ý thức càng cao thì khả năng biết bệnh càng dễ. Cũng vậy, con vật hay con người nếu chết vì khó thở thì chỉ mang tính cá thể, nhưng nếu là đại dương, thì cái chết ấy sẽ mang tính toàn cầu.


Rác thải Covid được tìn thấy rất nhiều ở các đại dương. Ảnh: Operation Mer Propre

Con người cũng “khó thở”

Khi biển cả “khó thở”, con người cũng sẽ “khó thở” hơn. Đây không hẳn là trạng thái thiếu Oxy hay bệnh lý, mà là những tác động lâu dài và tiêu cực của đại dương đến nhân loại.

Nick Mallos, Giám đốc cấp cao của Trash Free Seas Program cũng lo ngại sự tích tụ chất thải nhựa trong đợt dịch này có thể dẫn đến tăng lượng nước đọng và tạo ra các bệnh dịch mới cho nhân loại.

Rachael Coccia, quản lý vấn đề ô nhiễm nhựa của Surfrider cho biết hầu hết các khẩu trang y tế sử dụng một lần có chứa nhựa nhiệt dẻo polypropylene. Thậm chí, các vật phẩm PPE bằng cotton cũng có chứa sợi nhựa tổng hợp polyester. Hầu hết găng tay được cấu tạo từ nitrile chứa nhựa. Những chất này tồn tại trong các đại dương rất nhiều năm rồi phân hủy thành các hạt vi nhựa. Cá và sinh vật phù du ăn phải chúng và cuối cùng trở thành thức ăn của con người.

Ngoài ra, rác thải còn kéo theo nhiều hệ lụy về biến đổi khí hậu và mất cân bằng đa dạng sinh học biển. Nhiều loài thủy sản nhạy cảm có nguy cơ đối diện với diệt vong từ rác thải. Biển cả ô nhiễm sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đối với nền kinh tế và du lịch toàn cầu, cũng như ở mỗi quốc gia, nhất là các nước nghèo và các nước đang phát triển.

Hãy thay thế chúng!

Dĩ nhiên, việc sử dụng khẩu trang y tế, găng tay, hay nước sát khuẩn là cần thiết để bảo vệ con người khỏi sự lây nhiễm do Corona virus gây ra. Tuy nhiên, WHO đã lên tiếng về việc tránh phụ thuộc và hoàn toàn có thể thay thế chúng bằng các giải pháp khác, mang tính hiệu quả tương tự và tích cực hơn với môi trường. Chúng ta có thể sử dụng khẩu trang vải nhiều lớp (giặt sạch và sử dụng nhiều lần) thay cho khẩu trang y tế dùng 1 lần; sử dụng xà phòng để rửa tay thay vì lệ thuộc vào nước sát khuẩn, vỏ nhựa đã qua sử dụng của chai nước sát khuẩn cũng sẽ giảm bớt đi.

Nâng cao nhận thức vẫn là ưu tiên hàng đầu trong công cuộc chống lại mối nguy rác thải Covid tác động đến đại dương nói riêng và rác thải nhựa nói chung. Loài người suy cho cùng vẫn là nhóm bậc cao, một trong những yếu tố để chúng ta có thể đánh giá như thế là vì chúng ta có ý thức hơn nhiều loài khác. Hãy cân nhắc việc sử dụng khẩu trang y tế khi không quá cần thiết, chỉ dùng nước rửa tay khi bạn không thể sử dụng xà phòng, hãy nhắc nhở nhau, và làm đầy tình yêu với biển cả bằng hành động không vứt rác bừa bãi ra môi trường, phân loại rác tại nguồn và xây dựng mảng xanh bạn nhé!

"Đại dương là một phần của sức khỏe con người và sự giàu có của chúng ta", Kristian Teleki, Giám đốc của tổ chức Friends of Ocean Action, nói với Tờ báo Euronews trong một cuộc phỏng vấn trên truyền hình. Khẳng định những vai trò to lớn mà đại dương mang lại, sự tồn tại của nhân loại phụ thuộc vào sự tồn tại của đại dương, là một tất yếu không thể đảo ngược.

Đăng ngày 21/07/2020
Mạnh Kha @manh-kha
Môi trường

Mai test keyword

Để đánh giá chất lượng nước ao nuôi tôm, bà con cần nắm được các chỉ tiêu môi trường ao nuôi tôm cụ thể. Từ đó sẽ dễ dàng theo dõi và kiểm soát nước nuôi tốt hơn. Trong bài viết này sẽ đề cập đến 12 chỉ tiêu môi trường ao nuôi tôm mà bà con cần nắm để quản lý ao nuôi tôm của mình, giúp nâng cao chất lượng mùa vụ.

• 10:19 16/04/2025

Thừa Thiên - Huế: Đầm phá ô nhiễm, dân kêu trời

Hàng ngàn hộ dân ở 33 xã, phường, thị trấn sống dựa vào đầm phá Tam Giang - Cầu Hai (tỉnh Thừa Thiên - Huế), đang khốn khổ vì nguồn nước ô nhiễm nghiêm trọng.

Ô nhiễm đầm phá ở Thừa Thiên - Huế
• 14:32 14/03/2023

Sản xuất xà phòng từ chất nhầy ốc sên

Một con ốc sên sẽ tạo ra khoảng 2g chất nhờn. Để sản xuất 15 thanh xà phòng trọng lượng 100g, anh Desrocher ở thị trấn Wahagnies, miền Bắc nước Pháp cần khoảng 40 con ốc sên. Ảnh: Reuters

Xà phòng từ ốc sên
• 10:17 09/02/2023

Yên Bái: Thả hơn 30 nghìn cá giống xuống hồ Thác Bà trong ngày ông Công, ông Táo

Ngày 14/1, huyện Yên Bình (Yên Bái) đã tổ chức thả cá bổ sung nguồn lợi thủy sản hồ Thác Bà năm 2023 gắn với phong tục thả cá chép ngày 23 tháng Chạp.

Thả cá
• 12:02 19/01/2023

Có nên áp dụng cơ chế thưởng cho người báo tin xả rác giống như xuyệt điện thủy sản?

Trong bối cảnh bảo vệ môi trường ngày càng được chú trọng, việc xử lý các hành vi vi phạm môi trường như xả rác bừa bãi đang trở thành một thách thức lớn. Một trong những giải pháp được nhiều địa phương triển khai để khuyến khích người dân tham gia giám sát, tố giác vi phạm là cơ chế khen thưởng cho người báo tin, đặc biệt là những hành vi xả rác. Liệu cơ chế này có thể áp dụng hiệu quả như mô hình "treo thưởng" chống xuyệt điện thủy sản tại Cà Mau?

• 10:16 08/04/2025

Xử lý chất thải và bảo vệ môi trường trong các trang trại nuôi tôm hiện đại

Xử lý chất thải và bảo vệ môi trường trong các trang trại nuôi tôm hiện đại là một yếu tố quan trọng giúp giảm thiểu tác động tiêu cực của hoạt động nuôi trồng thủy sản đối với hệ sinh thái xung quanh, đồng thời nâng cao hiệu quả sản xuất và phát triển bền vững. Trong bối cảnh ngành nuôi tôm đang đối mặt với các vấn đề môi trường như ô nhiễm nước, suy giảm chất lượng đất và khí thải, việc áp dụng công nghệ xử lý chất thải tiên tiến và các biện pháp bảo vệ môi trường là rất cần thiết.

Nước thải
• 09:00 07/04/2025

Phân tích dòng rác thải nhựa trong nuôi tôm ở tỉnh Sóc Trăng

Nuôi tôm nước lợ đang sử dụng và thải ra lượng rác nhựa rất lớn, trở thành vấn đề cấp bách phải giải quyết để bảo vệ môi trường, phát triển kinh tế xanh. Nhằm hỗ trợ việc giải quyết, Tổ chức Hợp tác Phát triển Đức (GIZ) vừa nghiên cứu phân tích dòng rác thải nhựa trong nuôi tôm ở tỉnh Sóc Trăng, đưa ra khuyến nghị “Giảm thiểu-Tái sử dụng-Tái chế” (3R).

Rác thải nhựa
• 09:00 05/04/2025

Phương pháp nuôi tôm đa tầng kết hợp rong biển hoặc cá trong mô hình sinh thái tích hợp

Phương pháp nuôi tôm đa tầng kết hợp rong biển hoặc cá trong mô hình sinh thái tích hợp (IMTA - Integrated Multi-Trophic Aquaculture) là một phương pháp nuôi trồng thủy sản bền vững, tận dụng mối quan hệ giữa các loài trong hệ sinh thái để tối ưu hóa sản xuất, giảm thiểu tác động môi trường và tăng cường hiệu quả kinh tế.

Rong biển
• 10:02 28/03/2025
• 21:16 11/05/2025
• 21:16 11/05/2025

mai test kw lần 1

Để đánh giá chất lượng nước ao nuôi tôm, bà con cần nắm được các chỉ tiêu môi trường ao nuôi tôm cụ thể. Từ đó sẽ dễ dàng theo dõi và kiểm soát nước nuôi tốt hơn. Trong bài viết này sẽ đề cập đến 12 chỉ tiêu môi trường ao nuôi tôm mà bà con cần nắm để quản lý ao nuôi tôm của mình, giúp nâng cao chất lượng mùa vụ.

test
• 21:16 11/05/2025

Mai test keyword

Để đánh giá chất lượng nước ao nuôi tôm, bà con cần nắm được các chỉ tiêu môi trường ao nuôi tôm cụ thể. Từ đó sẽ dễ dàng theo dõi và kiểm soát nước nuôi tốt hơn. Trong bài viết này sẽ đề cập đến 12 chỉ tiêu môi trường ao nuôi tôm mà bà con cần nắm để quản lý ao nuôi tôm của mình, giúp nâng cao chất lượng mùa vụ.

• 21:16 11/05/2025

Phát hiện tôm bệnh trong ao

Nuôi tôm là một trong những ngành nuôi trồng thủy sản có giá trị kinh tế cao và đang phát triển mạnh ở nhiều quốc gia, đặc biệt là Việt Nam. Tuy nhiên, một trong những thách thức lớn nhất đối với người nuôi tôm hiện nay là vấn đề dịch bệnh – nguyên nhân hàng đầu gây thiệt hại nghiêm trọng về năng suất và lợi nhuận. Việc phát hiện tôm bệnh trong ao một cách sớm và chính xác không chỉ giúp hạn chế rủi ro, mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo sự bền vững của mô hình nuôi tôm công nghiệp lẫn truyền thống.

Tôm thẻ chân trắng
• 21:16 11/05/2025
Some text some message..