Công nhân các nhà máy thủy sản dễ mất việc làm

Nhiều công ty chế biến và xuất khẩu thủy sản ở các tỉnh khu vực ĐBSCL như Cà Mau, Sóc Trăng, Cần Thơ, An Giang… đang trong tình trạng “hấp hối”, khiến cho đời sống của hàng loạt công nhân thủy sản gặp nhiều khó khăn.

cong nhan che bien thuy san

Nhiều công ty chế biến thủy sản đang rơi vào cảnh khó khăn khiến đời sống của công nhân cũng lao đao (ảnh chỉ có tính minh họa) - Ảnh: Sao Mai

Đời sống bấp bênh

Rảo bước qua một số doanh nghiệp chế biến cá tra xuất khẩu tại Long Xuyên (An Giang), khá nhiều công nhân thiếu việc làm ngồi la cà ở các quán nước giải khát bên đường. Khi được hỏi, anh Nguyễn Văn Ngoan, nhà ở xã Vọng Đông, huyện Thoại Sơn tâm sự: “Gia đình tôi có 4 người, tôi là trụ cột chính trong nhà. Nhưng thời gian gần đây, có lúc tôi chỉ làm được 2 - 3 ngày/tuần vì thiếu cá, tiền lương cũng rất thấp nên đời sống hiện cũng đang gặp nhiều khó khăn”.

Theo thống kê của Sở Lao đông Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) An Giang, trong 3 tháng đầu năm 2012, trên địa bàn tỉnh có khoảng 900 công nhân chế biến thủy sản nghỉ việc và hưởng chế độ bảo hiểm thất nghiệp.

Tình cảnh không mấy khả quan hơn cũng đang diễn ra tại Cà Mau, nơi một thời được xem là một trong những tỉnh điển hình của các nhà máy chế biến thủy sản hoạt động hiệu quả.

Theo thống kê của Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Cà Mau (CASEP), hiện toàn tỉnh có 34 nhà máy chế biến tôm xuất khẩu, nhưng chỉ khoảng 50% nhà máy hoạt động hiệu quả, có đơn hàng xuất khẩu thường xuyên. Số còn lại gặp không ít khó khăn, khoảng 30% có nguy cơ phá sản. Hơn 40.000 công nhân đang khốn khó vì công việc bị ngưng trệ, đời sống bấp bênh.

Nhiều công nhân làm việc tại các công ty chế biến thủy sản ở Sóc Trăng cho hay, thời gian trước tuy làm việc gần như liên tục như tăng ca, làm thêm giờ... nhưng thu nhập ổn định, đủ trang trải cho gia đình, việc ăn học của con cái. Còn bây giờ, tuần chỉ làm việc có 2 – 3 ngày nên cuộc sống rất thiếu thốn, khó khăn.

Ông Châu Thành Tôn, Chủ tịch Liên đoàn Lao động tỉnh Cà Mau cho biết: “Trong các tháng đầu năm 2012, Liên đoàn chúng tôi phải liên tục cử cán bộ đến các công ty thủy sản để tham gia giải quyết các vấn đề bức xúc của công nhân về lao động, tiền lương”.

Do đâu?

Quí 1-2012 rất nhiều doanh nghiệp thủy sản đã gặp không ít khó khăn, nhiều nhà máy chế biến thủy sản giảm công suất hoặc tạm ngừng hoạt động bởi sản xuất kinh doanh không đạt hiệu quả, một số doanh nghiệp thủy sản lâm cảnh nợ chồng chất.

Theo lý giải của các doanh nghiệp nguyên nhân chính của tình trạng này là do các công ty thủy sản trong thời gian qua phát triển tự phát quá nhanh, nên không đủ đáp ứng nguồn nguyên liệu cho chế biến xuất khẩu; các ngân hàng siết chặt tín dụng nên nhiều doanh nghiệp không có vốn để làm ăn...

Những năm 2007 – 2010, các tỉnh thành ở ĐBSCL rộn ràng xây dựng nhà máy chế biến thủy sản, chủ yếu chế biến tôm và cá tra. Tính đến nay, toàn vùng đã có hơn 190 nhà máy chế biến thủy sản, với công suất thiết kế trên 1,2 triệu tấn sản phẩm/năm. So với năm 2003, con số này đã tăng gấp 2,3 lần, công suất thiết kế cũng tăng gấp 2,7 lần.

Sự bùng nổ của việc xây dựng nhà máy, trong khi thiếu đầu tư quy hoạch phát triển vùng nguyên liệu bền vững đã đẩy hàng loạt nhà máy thiếu nguyên liệu, bình quân các nhà máy thủy sản chỉ chạy khoảng 30 - 50% công suất, thậm chí nhiều nhà máy chế biến tôm ở ĐBSCL hiện nay chỉ chạy 10 – 30% công suất, có số còn phải tạm ngừng hoạt động.

Với tốc độ phát triển quá nhanh, nhưng việc quản lý thủy sản, hỗ trợ kỹ thuật nuôi, cung ứng vốn và các dịch vụ khác đi kèm… hầu như lại chưa đáp ứng kịp tốc độ bùng nổ đó. Hậu quả là nhiều doanh nghiệp đã và đang vỡ nợ, nhiều nhà máy đóng cửa, hàng loạt công nhân thủy sản đứng trước cảnh mất việc làm, khốn khó, đời sống bấp bênh.

Theo các chuyên gia kinh tế, đã đến lúc ngành thủy sản cần phải mạnh tay để tái cấu trúc ngành, mạnh dạn xóa sổ những doanh nghiệp làm ăn kiểu cơ hội, phong trào. Ngân hàng nên xem xét khoanh nợ, giãn nợ, tái đầu tư cho những doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả tốt, đầu tư chiều sâu, doanh nghiệp có thương hiệu để họ duy trì sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm và đời sống ổn định cho công nhân chế biến thủy sản và giữ vững thị trường xuất khẩu.

Theo Thời Báo Kinh Tế Sài Gòn
Đăng ngày 12/05/2012
Sao Mai
Chế biến

Tìm thấy thi thể một ngư dân trong 4 ngư dân mất tích trên vùng biển Lý Sơn

Sau nhiều ngày mất tích trên biển, một ngư dân trong số 4 ngư dân trên tàu cá QNg 11684Ts bị mất tích trên vùng biển Lý Sơn đã được tìm thấy ở vùng biển thuộc tỉnh Bình Định.

ngư dân mất tích
• 16:19 21/10/2021

Thẫn thờ đứng nhìn vuông tôm tiền tỷ trôi theo lũ

Trận lũ vừa qua trên địa bàn đã cuốn trôi hàng tỷ đồng của những người nuôi tôm ở xã Gio Việt (huyện Gio Linh, Quảng Trị) khiến nhiều người lâm cảnh mất trắng, lao đao.

ao tôm sau lũ
• 10:39 19/10/2021

Lạ lẫm cảnh cá Koi Nhật Bản được nông dân nuôi tại ao ruộng bùn lầy ở TP.HCM

Sau gần 30 năm tâm huyết với đam mê nuôi cá cảnh, ông Quách Công Thanh (51 tuổi, ở Bình Chánh, TPHCM) đã thành công nuôi cá Koi bằng môi trường tự nhiên ở ao ruộng.

Cá koi nuôi ruộng
• 19:07 18/10/2021

Đồng Tháp tồn 30.000 tấn thủy sản

Đồng Tháp hiện còn tồn 30.000 tấn thủy sản, trong đó hơn 20.000 tấn cá tra, còn lại là cá lồng bè.

thu hoạch cá tra
• 09:32 18/10/2021

Quá trình xử lý cá sau thu hoạch

Ikejime là kỹ thuật tạo ra một sản phẩm hải sản chất lượng cao về mặt sinh hóa vì quy trình này giúp loại bỏ căng thẳng và hậu quả tự nhiên của cái chết. Khi một con cá bị căng thẳng, não của nó sẽ hoạt động bằng cách làm đầy cơ bằng axit lactic, cortisol và adrenaline. Nhiệt độ cơ thể cũng tăng lên. Sự kết hợp của các hormone và nhiệt độ cao sẽ biến đổi cấu trúc mô cơ và ảnh hưởng tiêu cực đến hương vị. Khi thực hiện đúng cách, Ikejime ngăn chặn điều này xảy ra.

Chế biến cá
• 10:09 04/04/2025

Ra chợ nên chọn “tôm thẳng” hay “tôm cong”?

Khi đi chợ mua tôm, điều đầu tiên đập vào mắt chính là hình dáng của những con tôm: tôm thẳng hay tôm cong. Tuy nhiên, rất ít người biết rằng sự khác biệt giữa hai dáng tôm này không chỉ đơn thuần là hình thái, mà còn ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng và giá trị dinh dưỡng.

Tôm thẻ
• 09:41 07/02/2025

Tìm kiếm các giải pháp để nâng cao chất lượng thịt cá

Chất lượng thịt cá đóng vai trò quan trọng trong chuỗi giá trị ngành thủy sản. Không chỉ ảnh hưởng đến giá trị kinh tế, chất lượng thịt cá còn quyết định đến độ an toàn thực phẩm và sự hài lòng của người tiêu dùng. Vậy làm sao để nâng cao chất lượng thịt cá? Dưới đây là những giải pháp đã được nghiên cứu và áp dụng thành công trong thực tế.

Cá
• 08:00 21/12/2024

Làm thế nào để xây dựng chuỗi giá trị thủy sản bền vững từ khâu sản xuất đến tiêu dùng?

Hiện nay, chuỗi giá trị thủy sản tại Việt Nam còn tồn tại nhiều vấn đề như thiếu liên kết giữa các khâu, công nghệ sản xuất chưa đồng bộ và giá trị gia tăng thấp. Vì vậy, việc xây dựng chuỗi giá trị bền vững từ sản xuất đến tiêu thụ là một nhiệm vụ quan trọng để nâng cao chất lượng sản phẩm và đảm bảo sự phát triển lâu dài của ngành thủy sản Việt Nam.

Nhá tôm
• 10:03 20/12/2024
• 05:17 05/05/2025
• 05:17 05/05/2025

mai test kw lần 1

Để đánh giá chất lượng nước ao nuôi tôm, bà con cần nắm được các chỉ tiêu môi trường ao nuôi tôm cụ thể. Từ đó sẽ dễ dàng theo dõi và kiểm soát nước nuôi tốt hơn. Trong bài viết này sẽ đề cập đến 12 chỉ tiêu môi trường ao nuôi tôm mà bà con cần nắm để quản lý ao nuôi tôm của mình, giúp nâng cao chất lượng mùa vụ.

test
• 05:17 05/05/2025

Mai test keyword

Để đánh giá chất lượng nước ao nuôi tôm, bà con cần nắm được các chỉ tiêu môi trường ao nuôi tôm cụ thể. Từ đó sẽ dễ dàng theo dõi và kiểm soát nước nuôi tốt hơn. Trong bài viết này sẽ đề cập đến 12 chỉ tiêu môi trường ao nuôi tôm mà bà con cần nắm để quản lý ao nuôi tôm của mình, giúp nâng cao chất lượng mùa vụ.

• 05:17 05/05/2025

Phát hiện tôm bệnh trong ao

Nuôi tôm là một trong những ngành nuôi trồng thủy sản có giá trị kinh tế cao và đang phát triển mạnh ở nhiều quốc gia, đặc biệt là Việt Nam. Tuy nhiên, một trong những thách thức lớn nhất đối với người nuôi tôm hiện nay là vấn đề dịch bệnh – nguyên nhân hàng đầu gây thiệt hại nghiêm trọng về năng suất và lợi nhuận. Việc phát hiện tôm bệnh trong ao một cách sớm và chính xác không chỉ giúp hạn chế rủi ro, mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo sự bền vững của mô hình nuôi tôm công nghiệp lẫn truyền thống.

Tôm thẻ chân trắng
• 05:17 05/05/2025
Some text some message..