Có thể nuôi tôm hùm hiệu quả được không?

Sau bão số 12, hơn 1.500 lồng bè nuôi tôm hùm của 169 hộ dân tại xã Xuân Phương và các phường Xuân Yên, Xuân Thành, Xuân Đài (TX Sông Cầu) có tôm hùm nuôi chết, thiệt hại ban đầu lên đến hàng chục tỉ đồng. Những con số này chắc chắn chưa dừng lại.

bán tôm hùm
Thu gom tôm hùm ở TX Sông Cầu. Ảnh: PV

Người dân, chính quyền địa phương, nhà quản lý, nhà khoa học đều có chung nhận định: tôm hùm chết hàng loạt là do sốc nước, tức môi trường nước có sự thay đổi đột ngột ngay khi lũ các nơi đổ về.

Chỉ riêng ở thôn Dân Phú 2, xã Xuân Phương, trong số 410 hộ nuôi tôm hùm thì đến trưa 12/11, số tôm hùm chết đưa vào bờ đã lên đến 8,3 tấn, 1 tỉ con tôm hùm con đang ương nuôi cũng sốc nước lũ chết hết. Một tài sản quá lớn đối với ngư dân chỉ chốc lát đã tan thành bọt biển.

Đây là chuyện không mới ở Phú Yên cũng như nhiều vùng nuôi tôm hùm ở các đầm, vịnh ven biển miền Trung. Vậy có thể nuôi tôm hùm hiệu quả được không? Làm sao để người nuôi tôm hùm đỡ thiệt hại khi có bão, lũ xảy ra?

Trồng rừng, tái tạo lớp phủ rừng

Hơn 10 năm qua, trên hệ thống sông ngòi Việt Nam đã có hàng trăm công trình thủy điện lớn nhỏ án ngữ nơi đầu nguồn. Trong khi ở hầu hết dự án đầu tư thủy điện, vấn đề suy giảm nguồn nước, những tác động xấu đến hệ sinh thái, môi trường và đặc biệt là vấn đề mất rừng đầu nguồn chưa được quan tâm. Các dự án đều đưa ra viễn cảnh điều tiết lũ, cắt lũ, điều tiết nước tưới như là một lợi ích kép của việc xây dựng thủy điện.

Nhưng thực tế hoàn toàn trái ngược. Chưa bao giờ lũ lụt, hạn hán ngày càng dữ dội, khốc liệt như những năm gần đây, nhất là ở khu vực miền Trung. Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do hàng ngàn héc ta rừng nguyên sinh, rừng phòng hộ đầu nguồn đã bị bức tử. Trong đó, không thể không nói đến trách nhiệm của các chủ đầu tư dự án thủy điện.


Vùng nuôi tôm hùm ở TX Sông Cầu. Ảnh: PV

Diện tích rừng bị mất để làm các nhà máy thủy điện quá nhiều, nhưng diện tích rừng mà chủ đầu tư hứa trồng lại không đáng kể. Rừng bị mất là một trong những nguyên nhân làm thay đổi hệ sinh thái, dẫn đến khô hạn, cạn kiệt nguồn nước hoặc làm gia tăng nguy cơ lũ lụt. Nhiều diện tích đất sản xuất bị xói mòn cũng do mất rừng. Chính vì thế, tái tạo lại hệ sinh thái rừng đầu nguồn được xem là vấn đề cấp thiết, phải làm từ Tây Nguyên xuống Phú Yên, đặc biệt là vùng tiếp giáp lũ đổ từ Tây Nguyên xuống.

Nhưng, trồng rừng chưa quan trọng bằng tái tạo lớp phủ rừng. Thời gian qua, một số diện tích rất lớn rừng đã được thay thế bởi cây công nghiệp như chè, cà phê, cao su... Nhưng cao su và một số loại cây công nghiệp khác là cây rễ cọc, không giữ nước được. Bên cạnh đó, lối canh tác vô cơ, sử dụng hóa chất đã làm chai đất, nước không ngấm được xuống đất và tràn trên bề mặt, gây ra lũ lụt. Do đó cần sớm chuyển sang thói quen canh tác hữu cơ - tuần hoàn, vừa tăng năng suất lao động, tăng GDP, vừa thân thiện với môi trường.

Các vấn đề liên quan cũng cần lưu tâm là việc đô thị hóa phải có kiểm soát, hệ thống thoát nước phải hoàn thiện trước khi xây dựng các hạ tầng khác. Kiểm soát chặt chẽ việc khai thác nước ngầm và khai thác cát trên sông. Tái cân bằng nước ngầm là giải pháp hiệu quả cho nhiều mục tiêu phát triển bền vững cũng rất cần được sớm triển khai.

Ứng dụng công nghệ cao vào nuôi tôm hùm

Để nuôi tôm hùm hiệu quả, trước hết việc nuôi tôm hùm phải nằm trong phạm vi quản lý nhà nước cho phép sau khi cân đối giữa các lợi ích kinh tế - xã hội và môi trường. Nuôi tôm hùm phải đảm bảo khả năng tự cân bằng sinh thái của vùng nuôi. Ví như vịnh Xuân Đài chỉ cho phép nuôi bao nhiêu diện tích lồng bè thì chính quyền “cấp quota” cho nuôi bấy nhiêu, không vượt mức cho phép. Nuôi tôm hùm ứng dụng các công nghệ cao một cách đồng bộ theo nguyên tắc hữu cơ, tuần hoàn cũng là giải pháp cần hướng đến sớm hơn.

Làm thế nào nuôi tôm hùm đỡ thiệt hại hơn khi có bão, lũ? Đây là câu chuyện liên quan đến nhiều yếu tố. Các nhà khoa học khuyến cáo: nên làm loại lồng di động và có thể nhấn chìm sâu xuống đáy khi có bão hoặc nước lũ đổ về với ống thông hơi nhô lên. Hoặc kiểu lồng có thể nhấc lên hoàn toàn khi thu hoạch, khi cần cứu tôm hùm ngay lập tức do sốc độ pH khi nước lũ gây ra, để giữ tôm được giá nếu còn sống. Ngoài ra, việc lắp đặt hệ thống IoT (internet kết nối vạn vật) quan trắc đo các thông số kỹ thuật trong môi trường nuôi cũng cần triển khai sớm.

Tóm lại, lũ làm tôm hùm nuôi chết là do thiên tai. Người dân nuôi tôm hùm còn mang tính tự phát, sử dụng hóa chất khi tôm bệnh, gây ô nhiễm môi trường làm tôm hùm nuôi chết hàng loạt. Đó là do nhân tai. Đã đến lúc người dân Phú Yên phải thay đổi cách nghĩ, cách làm mới đảm bảo nghề nuôi tôm hùm hiệu quả, an toàn, bền vững...

Báo Phú Yên
Đăng ngày 16/11/2020
Trần Thanh Hưng
Nuôi trồng

FLOCponics: Sự tích hợp hoàn hảo của công nghệ biofloc và cây thủy canh

FLOCponics là một loại Aquaponics thay thế tích hợp công nghệ biofloc (BFT) với sản xuất cây trồng không sử dụng đất.

flocponics
• 15:51 07/03/2022

Mô hình nuôi ba ba lãi 300 triệu đồng/năm

Mô hình nuôi ba ba của ông Lương Thành Kỷ, ở thị trấn Búng Tàu, huyện Phụng Hiệp. Qua 14 năm phát triển, đến nay đàn ba ba sinh sản của ông Kỷ đã phát triển hơn 1.500 con, mỗi năm xuất bán ra thị trường từ 8.000-10.000 con giống, trừ hết các khoản chi phí, lợi nhuận gần 300 triệu đồng/năm.

Ba ba.
• 09:38 14/06/2021

Kinh tế ổn định nhờ nuôi ba ba sinh sản

Hơn 20 năm nuôi ba ba sinh sản, anh Nguyễn Đức Lợi, ấp Phước Thọ B, xã Mỹ Phước, huyện Mỹ Tú, tỉnh Sóc Trăng có cuộc sống khấm khá. Gắn bó lâu năm với con ba ba một phần cũng vì sự yêu thích loài vật này, ba ba lại dễ nuôi, nhẹ công chăm sóc, thị trường tiêu thụ tốt, đem lại nguồn thu nhập ổn định cho gia đình anh.

• 15:40 03/03/2021

Thu trăm triệu đồng mỗi năm từ nuôi ba ba

Nuôi ba ba gai là một công việc đòi hỏi phải có nguồn vốn lớn và kỹ thuật cao. Nhưng bằng ý chí, nghị lực, sự đam mê tận tụy với công việc cùng với áp dụng các kiến thức khoa học kỹ thuật mà ông Phạm Tất Đạt ở xã Yên Bình, thành phố Tam Điệp đã thành công, vươn lên trở thành triệu phú.

kỹ thuật sản xuất giống baba
• 10:00 30/05/2017

mai test kw lần 1

Để đánh giá chất lượng nước ao nuôi tôm, bà con cần nắm được các chỉ tiêu môi trường ao nuôi tôm cụ thể. Từ đó sẽ dễ dàng theo dõi và kiểm soát nước nuôi tốt hơn. Trong bài viết này sẽ đề cập đến 12 chỉ tiêu môi trường ao nuôi tôm mà bà con cần nắm để quản lý ao nuôi tôm của mình, giúp nâng cao chất lượng mùa vụ.

test
• 13:31 16/04/2025

Mai test keyword

Để đánh giá chất lượng nước ao nuôi tôm, bà con cần nắm được các chỉ tiêu môi trường ao nuôi tôm cụ thể. Từ đó sẽ dễ dàng theo dõi và kiểm soát nước nuôi tốt hơn. Trong bài viết này sẽ đề cập đến 12 chỉ tiêu môi trường ao nuôi tôm mà bà con cần nắm để quản lý ao nuôi tôm của mình, giúp nâng cao chất lượng mùa vụ.

• 10:19 16/04/2025

Phát hiện tôm bệnh trong ao

Nuôi tôm là một trong những ngành nuôi trồng thủy sản có giá trị kinh tế cao và đang phát triển mạnh ở nhiều quốc gia, đặc biệt là Việt Nam. Tuy nhiên, một trong những thách thức lớn nhất đối với người nuôi tôm hiện nay là vấn đề dịch bệnh – nguyên nhân hàng đầu gây thiệt hại nghiêm trọng về năng suất và lợi nhuận. Việc phát hiện tôm bệnh trong ao một cách sớm và chính xác không chỉ giúp hạn chế rủi ro, mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo sự bền vững của mô hình nuôi tôm công nghiệp lẫn truyền thống.

Tôm thẻ chân trắng
• 09:00 13/04/2025

Ứng dụng chiến lược xuất khẩu xanh trong doanh nghiệp thủy sản

Ngành thủy sản Việt Nam từ lâu đã là trụ cột kinh tế, đưa tôm, cá tra, cá ngừ ra khắp thế giới. Nhưng giờ đây, áp lực xanh hóa từ thị trường quốc tế đang đặt ra bài toán mới. Chiến lược xuất khẩu xanh không chỉ là xu hướng mà còn là lối đi sống còn để doanh nghiệp thủy sản nâng giá trị sản phẩm, đáp ứng tiêu chuẩn khắt khe toàn cầu. Vậy làm sao để áp dụng hiệu quả? Hãy cùng tìm hiểu!

Tôm
• 09:00 12/04/2025
• 10:19 07/05/2025
• 10:19 07/05/2025

mai test kw lần 1

Để đánh giá chất lượng nước ao nuôi tôm, bà con cần nắm được các chỉ tiêu môi trường ao nuôi tôm cụ thể. Từ đó sẽ dễ dàng theo dõi và kiểm soát nước nuôi tốt hơn. Trong bài viết này sẽ đề cập đến 12 chỉ tiêu môi trường ao nuôi tôm mà bà con cần nắm để quản lý ao nuôi tôm của mình, giúp nâng cao chất lượng mùa vụ.

test
• 10:19 07/05/2025

Mai test keyword

Để đánh giá chất lượng nước ao nuôi tôm, bà con cần nắm được các chỉ tiêu môi trường ao nuôi tôm cụ thể. Từ đó sẽ dễ dàng theo dõi và kiểm soát nước nuôi tốt hơn. Trong bài viết này sẽ đề cập đến 12 chỉ tiêu môi trường ao nuôi tôm mà bà con cần nắm để quản lý ao nuôi tôm của mình, giúp nâng cao chất lượng mùa vụ.

• 10:19 07/05/2025

Phát hiện tôm bệnh trong ao

Nuôi tôm là một trong những ngành nuôi trồng thủy sản có giá trị kinh tế cao và đang phát triển mạnh ở nhiều quốc gia, đặc biệt là Việt Nam. Tuy nhiên, một trong những thách thức lớn nhất đối với người nuôi tôm hiện nay là vấn đề dịch bệnh – nguyên nhân hàng đầu gây thiệt hại nghiêm trọng về năng suất và lợi nhuận. Việc phát hiện tôm bệnh trong ao một cách sớm và chính xác không chỉ giúp hạn chế rủi ro, mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo sự bền vững của mô hình nuôi tôm công nghiệp lẫn truyền thống.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:19 07/05/2025
Some text some message..