Cô giáo làm khô cá lóc, mỗi tháng bán 500kg

Sẵn nhà nuôi cá lóc trong bể lót bạt, chị Nguyễn Thị Kim Loan (giáo viên Trường Mẫu giáo Long Kiến, Chợ Mới, An Giang) tận dụng làm khô, thành lập cơ sở khô cá lóc Kim Loan. Sản phẩm khô cá lóc đang chuẩn bị được thẩm định, công nhận sản phẩm OCOP tỉnh An Giang (Chương trình quốc gia mỗi xã một sản phẩm) năm 2020.

Khô cá lóc
Chị Nguyễn Thị Kim Loan giới thiệu các sản phẩm khô cá lóc

Đáp ứng nhu cầu người nội trợ

Chị Nguyễn Thị Kim Loan (ngụ ấp Long Bình, xã Long Kiến, Chợ Mới) cho biết, trước đây gia đình nuôi heo nhưng thấy giá cả không ổn định nên chuyển sang nuôi cá lóc trong bể lót bạt. Hiện nay, gia đình chị nuôi 10 bồn cá lóc, gồm 3 bồn diện tích 100m2 (10x10) và 7 bồn diện tích 24m2 (6x4). Bình quân sau 7 tháng thả nuôi, mỗi bồn 100m cho năng suất khoảng 5 tấn cá thịt, còn bồn 24m2  cho năng suất khoảng 2,5 tấn/bồn.

“Lúc đầu, gia đình nuôi cá lóc để bán cá thịt. Cá nuôi trong bể lót bạt thay nước hàng ngày nên ít có mùi tanh như nuôi hầm, thịt ngon, dai hơn. Có lần, vài người khách ở Hậu Giang lên mua cá về làm khô, họ lấy mẫu kiểm nghiệm đạt yêu cầu về chất lượng nên đặt mua số lượng nhiều hơn. Những cơ sở làm khô cá lóc có tiếng ở Châu Đốc, Thoại Sơn cũng qua đặt mua nguyên liệu” - chị Loan nhớ lại.

Thấy cá nhà nuôi làm khô ngon nên cách đây 5 năm, chị Loan thử làm khô. “Đầu tiên, tôi mang sản phẩm cho các đồng nghiệp ở Trường Mẫu giáo Long Kiến dùng thử để góp ý, rút kinh nghiệm. Nhận thấy khuynh hướng người tiêu dùng hiện nay thích khô có màu sắc tự nhiên, không quá ngọt cũng không quá mặn nên tôi điều chỉnh công thức tẩm ướp, gia vị sao cho phù hợp. Tiêu chí sản xuất của tôi là sản phẩm phải ngon, an toàn nhưng tiết kiệm, giá cả hợp lý khi đưa ra thị trường” - chị Loan chia sẻ.

Khi sản phẩm được đồng nghiệp giáo viên, người tiêu dùng ở địa phương chấp nhận, đánh giá cao, chị Loan đã quyết định thành lập cơ sở khô cá lóc Kim Loan, đưa sản phẩm đi kiểm nghiệm, đăng ký đủ điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm và cấp mã QR, đăng ký sở hữu trí tuệ để mở rộng thị trường tiêu thụ. Chị Loan chọn câu slogan “Thử là khen! Quen là ghiền” để quảng bá, giới thiệu sản phẩm trên mạng xã hội facebook, zalo, youtube, đưa sản phẩm lên TP. Hồ Chí Minh, bỏ sỉ cho các chợ truyền thống, cửa hàng tiện ích.

Hiện nay, bình quân mỗi tháng, cơ sở khô cá lóc Kim Loan bán ra thị trường khoảng 500kg khô cá lóc với nhiều chủng loại, gồm khô 1 nắng, 2 nắng, 3 nắng, khô gò má, hàm cá lóc. Bên cạnh đó, cơ sở còn cung cấp khô cá lóc cửng (cá lóc vừa mới lớn), khô cá sặc bổi, cá chạch, chuột 1 nắng…

Mở rộng thị trường

Anh Nguyễn Văn Tiền (chồng chị Nguyễn Thị Kim Loan) hiện là Chi hội trưởng Chi hội cá lóc huyện Chợ Mới. Do vậy, nguồn nguyên liệu cá lóc làm khô rất phong phú. Có những thời điểm sản lượng cá lóc nuôi của gia đình không cung cấp đủ, cơ sở khô cá lóc Kim Loan mua thêm nguyên liệu cá lóc từ các hộ nuôi khác (cũng nuôi trong bể lót bạt). Khi thị trường mở rộng, sản lượng tiêu thụ nhiều, cơ sở góp phần tạo việc làm cho lao động nữ nhàn rỗi ở địa phương.

“Hôm nào làm ít thì thuê 3-4 lao động, làm nhiều thuê 6-9 lao động, chủ yếu là các chị trong xóm, tham gia những khâu như: làm sạch cá, rửa cá, rút xương, tẩm ướp gia vị… Tất cả các bộ phận cá lóc đều được sử dụng hết, thịt cá, má cá, hàm cá thì làm khô; bao tử, ruột cá bán cho các đầu mối tiêu thụ ở TP. Hồ Chí Minh; vẩy cá bán cho các cơ sở bào chế vỏ thuốc; xương cá thì bán cho các hộ nuôi cá để xay làm thức ăn cho cá tra, cá trê” - chị Loan thông tin.


Cá lóc được phơi khi nắng gắt

Để có được sản phẩm khô cá lóc ngon, quy trình sản xuất phải đảm bảo cá luôn tươi. Chị Loan cho biết, cá tươi sau khi làm sạch, tách xương, tẩm ướp gia vị phù hợp thì phải ướp đá ngay, lựa khi có nắng tốt mang ra phơi. “Khi hết nắng hoặc gặp khi trời mưa, nắng yếu phải gom lại bỏ vào tủ đông ngay, lựa nắng gắt mới mang ra phơi tiếp. Cách bảo quản như thế nhằm giúp khô luôn tươi, không bị bủng nên không bị ruồi nhặng bu vào, an toàn hơn so với sử dụng chất đuổi ruồi” - chị Loan chia sẻ “bí quyết”.

“Tâm lý của người mua hàng hiện nay là vừa muốn chọn sản phẩm vừa túi tiền nhưng phải an toàn cho sức khỏe và đặc biệt phải ngon. Hiện nay, Thoại Sơn và Chợ Mới là 2 địa phương có nhiều cơ sở làm khô nổi tiếng. Khô cá lóc Kim Loan là sự hòa quyện giữa 2 hương vị khô của 2 địa phương này. Nó mang một chất rất riêng mà khi người tiêu dùng “Thử là khen! Quen là ghiền”. Chúng tôi muốn xây dựng những sản phẩm mà khi du khách đến An Giang, họ sẽ chọn mua làm quà; còn người An Giang có đi đâu, cũng ưu tiên mua làm món quà mang theo biếu tặng” - chị Loan tâm huyết.

Chị Nguyễn Thị Kim Loan đang thực hiện thủ tục đăng ký nhãn hiệu sản phẩm kết hợp cấp mã vạch truy xuất nguồn gốc, xây dựng website, fanpage quảng bá, giới thiệu sản phẩm. Khô cá lóc Kim Loan là một trong những sản phẩm được lựa chọn thẩm định, công nhận sản phẩm OCOP tỉnh An Giang năm 2020. 

Báo An Giang
Đăng ngày 10/07/2020
Ngô Chuẩn
Chế biến

Tìm thấy thi thể một ngư dân trong 4 ngư dân mất tích trên vùng biển Lý Sơn

Sau nhiều ngày mất tích trên biển, một ngư dân trong số 4 ngư dân trên tàu cá QNg 11684Ts bị mất tích trên vùng biển Lý Sơn đã được tìm thấy ở vùng biển thuộc tỉnh Bình Định.

ngư dân mất tích
• 16:19 21/10/2021

Thẫn thờ đứng nhìn vuông tôm tiền tỷ trôi theo lũ

Trận lũ vừa qua trên địa bàn đã cuốn trôi hàng tỷ đồng của những người nuôi tôm ở xã Gio Việt (huyện Gio Linh, Quảng Trị) khiến nhiều người lâm cảnh mất trắng, lao đao.

ao tôm sau lũ
• 10:39 19/10/2021

Lạ lẫm cảnh cá Koi Nhật Bản được nông dân nuôi tại ao ruộng bùn lầy ở TP.HCM

Sau gần 30 năm tâm huyết với đam mê nuôi cá cảnh, ông Quách Công Thanh (51 tuổi, ở Bình Chánh, TPHCM) đã thành công nuôi cá Koi bằng môi trường tự nhiên ở ao ruộng.

Cá koi nuôi ruộng
• 19:07 18/10/2021

Đồng Tháp tồn 30.000 tấn thủy sản

Đồng Tháp hiện còn tồn 30.000 tấn thủy sản, trong đó hơn 20.000 tấn cá tra, còn lại là cá lồng bè.

thu hoạch cá tra
• 09:32 18/10/2021

Quá trình xử lý cá sau thu hoạch

Ikejime là kỹ thuật tạo ra một sản phẩm hải sản chất lượng cao về mặt sinh hóa vì quy trình này giúp loại bỏ căng thẳng và hậu quả tự nhiên của cái chết. Khi một con cá bị căng thẳng, não của nó sẽ hoạt động bằng cách làm đầy cơ bằng axit lactic, cortisol và adrenaline. Nhiệt độ cơ thể cũng tăng lên. Sự kết hợp của các hormone và nhiệt độ cao sẽ biến đổi cấu trúc mô cơ và ảnh hưởng tiêu cực đến hương vị. Khi thực hiện đúng cách, Ikejime ngăn chặn điều này xảy ra.

Chế biến cá
• 10:09 04/04/2025

Ra chợ nên chọn “tôm thẳng” hay “tôm cong”?

Khi đi chợ mua tôm, điều đầu tiên đập vào mắt chính là hình dáng của những con tôm: tôm thẳng hay tôm cong. Tuy nhiên, rất ít người biết rằng sự khác biệt giữa hai dáng tôm này không chỉ đơn thuần là hình thái, mà còn ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng và giá trị dinh dưỡng.

Tôm thẻ
• 09:41 07/02/2025

Tìm kiếm các giải pháp để nâng cao chất lượng thịt cá

Chất lượng thịt cá đóng vai trò quan trọng trong chuỗi giá trị ngành thủy sản. Không chỉ ảnh hưởng đến giá trị kinh tế, chất lượng thịt cá còn quyết định đến độ an toàn thực phẩm và sự hài lòng của người tiêu dùng. Vậy làm sao để nâng cao chất lượng thịt cá? Dưới đây là những giải pháp đã được nghiên cứu và áp dụng thành công trong thực tế.

Cá
• 08:00 21/12/2024

Làm thế nào để xây dựng chuỗi giá trị thủy sản bền vững từ khâu sản xuất đến tiêu dùng?

Hiện nay, chuỗi giá trị thủy sản tại Việt Nam còn tồn tại nhiều vấn đề như thiếu liên kết giữa các khâu, công nghệ sản xuất chưa đồng bộ và giá trị gia tăng thấp. Vì vậy, việc xây dựng chuỗi giá trị bền vững từ sản xuất đến tiêu thụ là một nhiệm vụ quan trọng để nâng cao chất lượng sản phẩm và đảm bảo sự phát triển lâu dài của ngành thủy sản Việt Nam.

Nhá tôm
• 10:03 20/12/2024
• 14:00 14/05/2025
• 14:00 14/05/2025
• 14:00 14/05/2025
• 14:00 14/05/2025

mai test kw lần 1

Để đánh giá chất lượng nước ao nuôi tôm, bà con cần nắm được các chỉ tiêu môi trường ao nuôi tôm cụ thể. Từ đó sẽ dễ dàng theo dõi và kiểm soát nước nuôi tốt hơn. Trong bài viết này sẽ đề cập đến 12 chỉ tiêu môi trường ao nuôi tôm mà bà con cần nắm để quản lý ao nuôi tôm của mình, giúp nâng cao chất lượng mùa vụ.

test
• 14:00 14/05/2025
Some text some message..