Cập nhật tiêu chuẩn mới để “mở đường” xuất khẩu thủy sản

Theo các chuyên gia đầu ngành, sản lượng thủy sản tiêu thụ toàn cầu đang có xu hướng tăng dần, trong khi nguồn khai thác, đánh bắt từ tự nhiên lại trên đà sụt giảm.

Cập nhật tiêu chuẩn mới để “mở đường” xuất khẩu thủy sản
Nuôi cá tra xuất khẩu tại Hợp tác xã Thới An, quận Ô Môn.

Chính vì vậy, nuôi trồng vẫn là nguồn cung ứng thủy sản chính ở thời điểm hiện tại và trong tương lai. Tuy nhiên, để sản phẩm thủy sản của Việt Nam vào được các thị trường khó tính, đòi hỏi doanh nghiệp, người nuôi phải đáp ứng và liên tục cập nhật các tiêu chuẩn mới (GlobalGAP, BAP, ASC…) theo yêu cầu của từng thị trường.

Mới đây, tại TP Cần Thơ, Công ty SGS Việt Nam TNHH (thành viên Tập đoàn SGS-tổ chức hàng đầu thế giới trong lĩnh vực giám định, thử nghiệm, thẩm tra và chứng nhận của Thụy Sĩ) tổ chức Hội thảo kỹ thuật “Các tiêu chuẩn trong ngành thủy sản-Những yêu cầu và thách thức mới”. Hội thảo nhằm chia sẻ thông tin về xu hướng tiêu dùng, các yêu cầu mới từ thị trường tiêu thụ sản phẩm thủy sản trên thế giới. Qua đó tìm hướng hỗ trợ các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản khu vực ĐBSCL vượt qua rào cản kỹ thuật từ các nước nhập khẩu.

Theo ông  Cormac O’Sullivan, Quản lý Nuôi trồng thủy sản và hải sản của Tập đoàn SGS. Tiêu thụ thủy sản toàn cầu bình quân đầu người đã tăng gấp đôi so với năm 1960. Nếu năm 1960 chỉ khoảng 9,9kg/ người/năm thì năm 2015 đã  tăng lên 20kg/người/năm. Trước đây, nguồn thủy sản từ khai thác, đánh bắt tự nhiên chiếm đến 80% còn vùng nuôi chỉ 20%. Đến năm 2014, sản lượng cá nuôi chiếm đến 50% tổng sản lượng cá tiêu dùng. Điều đó cho thấy nguồn thủy sản tự nhiên ngày càng cạn kiệt, không đáp ứng được yêu cầu và nguồn cung thủy sản từ nuôi trồng ngày càng nhiều hơn. Cùng với việc gia tăng diện tích, sản lượng, nuôi trồng thủy sản nước ta đã và đang đối mặt với nhiều vấn đề như hiện trạng ô nhiễm môi trường, khai thác quá mức, trách nhiệm xã hội, an toàn thực phẩm. Điều này đã và đang gây ảnh hưởng không nhỏ đến hình ảnh, giá trị xuất khẩu của sản phẩm thủy sản.…Vì vậy, doanh nghiệp thủy sản cần có những chứng nhận như truy xuất nguồn gốc, đảm bảo yếu tố đa dạng sinh học và tính bền vững của môi trường sống khi đưa sản phẩm thủy sản "xuất ngoại".

Từ nhiều năm nay, hàng loạt các tổ chức như Global GAP (Thực hành nông nghiệp tốt toàn cầu), GAA (Liên minh Nuôi trồng thủy sản toàn cầu), tổ chức ban hành tiêu chuẩn BAP (Thực hành nuôi trồng thủy sản tốt nhất), ASC (Hội đồng Quản lý nuôi trồng thủy sản)… đã ban hành các tiêu chuẩn với mục đích kiểm soát và thúc đẩy các hoạt động nuôi trồng thủy sản an toàn và bền vững. Theo các chuyên gia, các chứng nhận BAP, Global GAP, ASC… đã và đang là giấy thông hành giúp các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản vượt qua rào cản kỹ thuật, thương mại từ nhiều thị trường, đặc biệt là thị trường EU.

Tuy nhiên, quá trình triển khai thực hiện không thể nào tránh khỏi những bất cập và yêu cầu phải có sự cải tiến để đáp ứng các yêu cầu khắt khe cũng như rào cản kỹ thuật dựng lên dày đặc từ các nước nhập khẩu. Chính vì vậy, Hội thảo tập trung giới thiệu đến doanh nghiệp, hộ nuôi và cơ quan quản lý Nhà nước các tiêu chuẩn mới trong ngành thủy sản. Đơn cử như: Cập nhật từ BAP-Các chương trình mới và cơ hội cho các doanh nghiệp thủy sản; các yêu cầu mới liên quan đến tiêu chuẩn ASC mà doanh nghiệp cần quan tâm; Global GAP phiên bản 5 – Giải pháp kiểm soát cho nguồn thủy sản...

Bà Nguyễn Thị Thanh Bình, Điều phối viên tại Việt Nam của BAP, cho biết: BAP là tiêu chuẩn thực hành nuôi trồng thủy sản tốt nhất là chương trình chứng nhận của bên thứ ba toàn diện bậc nhất thế giới. Nó giúp doanh nghiệp giải quyết tất cả các vấn đề cần thiết liên quan đến môi trường, xã hội, truy xuất nguồn gốc để tiến hành các hoạt động nuôi trồng thủy sản một cách có trách nhiệm và bền vững. Chứng nhận này đã tăng nhanh trong những năm gần đây. Năm 2015, tổ chức BAP đã cấp 1.058 giấy chứng nhận BAP nhưng năm 2016 tăng lên 1.558 giấy, năm 2017 là 2.017 giấy và dự kiến năm 2018 tăng lên 2.700 giấy. Theo ông Trương Hoàng Lạc, Chuyên gia đánh giá trưởng Công ty SGS Việt Nam TNHH, đối với Global  GAP phiên bản 5 hướng đến chăm sóc người tiêu dùng-nguồn cung ứng có trách nhiệm ở tất cả các giai đoạn của sản xuất. Tiêu chuẩn này yêu cầu các trang trại phải thực hiện các tiêu chí liên quan đến: an toàn thực phẩm, môi trường, truy xuất nguồn gốc, phúc lợi lao động và an sinh cho thủy sản.

Có thể thấy, các tiêu chuẩn nói trên được xây dựng theo hướng đưa ngành thủy sản phát triển bền vững từ khâu nuôi trồng, khai thác cho đến chế biến, xuất khẩu. Chính vì vậy, nếu người nuôi, doanh nghiệp tuân thủ nghiêm túc sẽ đảm bảo hài hòa giữa yếu tố phát triển kinh doanh, trách nhiệm xã hội và bảo vệ môi trường. Đây cũng là giải pháp để sản phẩm thủy sản nước ta thâm nhập thị trường thế giới, đặc biệt là EU thuận lợi hơn rất nhiều. “Việc lựa chọn tiêu chuẩn nào là phù hợp nhất phụ thuộc vào hệ thống sản xuất và hoạt động của mỗi đơn vị, doanh nghiệp. Các tiêu chuẩn khác nhau có những yêu cầu kỹ thuật khác nhau. Chính vì vậy, việc lựa chọn tiêu chuẩn cũng tùy thuộc vào thị trường và đối tượng mà doanh nghiệp hướng đến. Về phía nhà bán lẻ có những chính sách thu mua thủy sản và tùy thuộc vào nơi mà thị trường đó hướng tới, từ đó xác định tiêu chuẩn nào phù hợp nhất”-ông Cormac O’Sullivan, nhấn mạnh.

Báo Cần Thơ
Đăng ngày 24/01/2018
Mỹ Thanh
Nuôi trồng

FLOCponics: Sự tích hợp hoàn hảo của công nghệ biofloc và cây thủy canh

FLOCponics là một loại Aquaponics thay thế tích hợp công nghệ biofloc (BFT) với sản xuất cây trồng không sử dụng đất.

flocponics
• 15:51 07/03/2022

Mô hình nuôi ba ba lãi 300 triệu đồng/năm

Mô hình nuôi ba ba của ông Lương Thành Kỷ, ở thị trấn Búng Tàu, huyện Phụng Hiệp. Qua 14 năm phát triển, đến nay đàn ba ba sinh sản của ông Kỷ đã phát triển hơn 1.500 con, mỗi năm xuất bán ra thị trường từ 8.000-10.000 con giống, trừ hết các khoản chi phí, lợi nhuận gần 300 triệu đồng/năm.

Ba ba.
• 09:38 14/06/2021

Kinh tế ổn định nhờ nuôi ba ba sinh sản

Hơn 20 năm nuôi ba ba sinh sản, anh Nguyễn Đức Lợi, ấp Phước Thọ B, xã Mỹ Phước, huyện Mỹ Tú, tỉnh Sóc Trăng có cuộc sống khấm khá. Gắn bó lâu năm với con ba ba một phần cũng vì sự yêu thích loài vật này, ba ba lại dễ nuôi, nhẹ công chăm sóc, thị trường tiêu thụ tốt, đem lại nguồn thu nhập ổn định cho gia đình anh.

• 15:40 03/03/2021

Thu trăm triệu đồng mỗi năm từ nuôi ba ba

Nuôi ba ba gai là một công việc đòi hỏi phải có nguồn vốn lớn và kỹ thuật cao. Nhưng bằng ý chí, nghị lực, sự đam mê tận tụy với công việc cùng với áp dụng các kiến thức khoa học kỹ thuật mà ông Phạm Tất Đạt ở xã Yên Bình, thành phố Tam Điệp đã thành công, vươn lên trở thành triệu phú.

kỹ thuật sản xuất giống baba
• 10:00 30/05/2017

mai test kw lần 1

Để đánh giá chất lượng nước ao nuôi tôm, bà con cần nắm được các chỉ tiêu môi trường ao nuôi tôm cụ thể. Từ đó sẽ dễ dàng theo dõi và kiểm soát nước nuôi tốt hơn. Trong bài viết này sẽ đề cập đến 12 chỉ tiêu môi trường ao nuôi tôm mà bà con cần nắm để quản lý ao nuôi tôm của mình, giúp nâng cao chất lượng mùa vụ.

test
• 13:31 16/04/2025

Mai test keyword

Để đánh giá chất lượng nước ao nuôi tôm, bà con cần nắm được các chỉ tiêu môi trường ao nuôi tôm cụ thể. Từ đó sẽ dễ dàng theo dõi và kiểm soát nước nuôi tốt hơn. Trong bài viết này sẽ đề cập đến 12 chỉ tiêu môi trường ao nuôi tôm mà bà con cần nắm để quản lý ao nuôi tôm của mình, giúp nâng cao chất lượng mùa vụ.

• 10:19 16/04/2025

Phát hiện tôm bệnh trong ao

Nuôi tôm là một trong những ngành nuôi trồng thủy sản có giá trị kinh tế cao và đang phát triển mạnh ở nhiều quốc gia, đặc biệt là Việt Nam. Tuy nhiên, một trong những thách thức lớn nhất đối với người nuôi tôm hiện nay là vấn đề dịch bệnh – nguyên nhân hàng đầu gây thiệt hại nghiêm trọng về năng suất và lợi nhuận. Việc phát hiện tôm bệnh trong ao một cách sớm và chính xác không chỉ giúp hạn chế rủi ro, mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo sự bền vững của mô hình nuôi tôm công nghiệp lẫn truyền thống.

Tôm thẻ chân trắng
• 09:00 13/04/2025

Ứng dụng chiến lược xuất khẩu xanh trong doanh nghiệp thủy sản

Ngành thủy sản Việt Nam từ lâu đã là trụ cột kinh tế, đưa tôm, cá tra, cá ngừ ra khắp thế giới. Nhưng giờ đây, áp lực xanh hóa từ thị trường quốc tế đang đặt ra bài toán mới. Chiến lược xuất khẩu xanh không chỉ là xu hướng mà còn là lối đi sống còn để doanh nghiệp thủy sản nâng giá trị sản phẩm, đáp ứng tiêu chuẩn khắt khe toàn cầu. Vậy làm sao để áp dụng hiệu quả? Hãy cùng tìm hiểu!

Tôm
• 09:00 12/04/2025
• 20:01 10/05/2025
• 20:01 10/05/2025

mai test kw lần 1

Để đánh giá chất lượng nước ao nuôi tôm, bà con cần nắm được các chỉ tiêu môi trường ao nuôi tôm cụ thể. Từ đó sẽ dễ dàng theo dõi và kiểm soát nước nuôi tốt hơn. Trong bài viết này sẽ đề cập đến 12 chỉ tiêu môi trường ao nuôi tôm mà bà con cần nắm để quản lý ao nuôi tôm của mình, giúp nâng cao chất lượng mùa vụ.

test
• 20:01 10/05/2025

Mai test keyword

Để đánh giá chất lượng nước ao nuôi tôm, bà con cần nắm được các chỉ tiêu môi trường ao nuôi tôm cụ thể. Từ đó sẽ dễ dàng theo dõi và kiểm soát nước nuôi tốt hơn. Trong bài viết này sẽ đề cập đến 12 chỉ tiêu môi trường ao nuôi tôm mà bà con cần nắm để quản lý ao nuôi tôm của mình, giúp nâng cao chất lượng mùa vụ.

• 20:01 10/05/2025

Phát hiện tôm bệnh trong ao

Nuôi tôm là một trong những ngành nuôi trồng thủy sản có giá trị kinh tế cao và đang phát triển mạnh ở nhiều quốc gia, đặc biệt là Việt Nam. Tuy nhiên, một trong những thách thức lớn nhất đối với người nuôi tôm hiện nay là vấn đề dịch bệnh – nguyên nhân hàng đầu gây thiệt hại nghiêm trọng về năng suất và lợi nhuận. Việc phát hiện tôm bệnh trong ao một cách sớm và chính xác không chỉ giúp hạn chế rủi ro, mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo sự bền vững của mô hình nuôi tôm công nghiệp lẫn truyền thống.

Tôm thẻ chân trắng
• 20:01 10/05/2025
Some text some message..