Cần nâng chất và phát triển nghề làm sản phẩm thủy sản

Với tổng sản lượng khai thác và nuôi trồng thủy sản gần 116.420 tấn/năm, Đông Hải là địa phương giàu nguồn lợi cho phát triển nghề chế biến thủy sản. Trong đó, chế biến sản phẩm thủy sản khô là nghề truyền thống góp phần tạo thu nhập, việc làm cho hàng trăm lao động của địa phương.

Cần nâng chất và phát triển nghề làm sản phẩm thủy sản
Phơi cá khô ở thị trấn Gành Hào (huyện Đông Hải). Ảnh: L.D

Có thể nói, chế biến sản phẩm thủy sản khô đã và đang trở thành nghề phát triển mạnh ở huyện Đông Hải hiện nay. Qua đó, góp phần giải quyết việc làm, tạo thu nhập cho nhiều chị em phụ nữ ở các địa phương ven biển. Bà Nguyễn Thị Hồng (ngụ thị trấn Gành Hào, huyện Đông Hải) cho biết: “Với nghề xẻ cá khô, mỗi lao động ở đây có thể kiếm từ 150.000 - 200.000 đồng/ngày. Đặc biệt, vào những lúc “hút hàng” như mùa tết thì thu nhập sẽ tăng gấp đôi”.

Với nghề chế biến và kinh doanh các sản phẩm từ biển như: khô mực, tôm khô, cá khô…, các mặt hàng đặc sản này đã trở thành sản phẩm du lịch cung cấp cho các tỉnh, thành phố với lợi nhuận mang lại hàng chục tỷ đồng mỗi năm. Trong đó, nhiều sản phẩm xếp vào các món ngon của tỉnh Bạc Liêu như: khô cá đỏ dạ, khô cá đuối đen, khô cá ngát, khô mực một nắng... Ngoài ra, các sản phẩm như: khô cá dù chẽm, khô cá rún còn được chế biến để phục vụ xuất khẩu.

Nghề chế biến thủy sản khô tuy mang lại thu nhập cao, song, hiện các sản phẩm này chưa được khai thác triệt để như việc nâng chất và xây dựng thương hiệu tập thể để đưa vào bán rộng rãi ở các siêu thị, các điểm kinh doanh dịch vụ du lịch, thay vì chỉ bán ở các chợ truyền thống như hiện nay. Ngoài một số doanh nghiệp đầu tư công nghệ vào sản xuất, đóng gói sản phẩm thì chiếm phần lớn vẫn là chế biến thủ công tại hộ gia đình. Không chỉ hoạt động manh mún, nhiều cơ sở nằm ngay trong khu dân cư còn gây ô nhiễm môi trường, do không có hệ thống xử lý nước, chất thải sau chế biến. Bên cạnh đó, do thiếu đầu tư nên thường gặp khó khi vào mùa mưa (không thể phơi cá, mực khô), trong khi đây là thời gian mà hoạt động của các phương tiện đánh bắt mang hiệu quả khá cao. Do vậy, nhiều doanh nghiệp không tập trung chế biến sản phẩm thủy sản khô mà chỉ xuất cá tươi đi ra các địa phương ngoài tỉnh...

Nghề chế biến sản phẩm thủy sản khô là nghề thế mạnh và mang lại lợi nhuận cao. Do vậy, việc tăng cường đầu tư khoa học - công nghệ để nâng chất và xây dựng thương hiệu tập thể cho sản phẩm thủy sản khô Đông Hải là việc cần làm ngay.
 

Báo Bạc Liêu
Đăng ngày 27/09/2017
Chế biến

Tìm thấy thi thể một ngư dân trong 4 ngư dân mất tích trên vùng biển Lý Sơn

Sau nhiều ngày mất tích trên biển, một ngư dân trong số 4 ngư dân trên tàu cá QNg 11684Ts bị mất tích trên vùng biển Lý Sơn đã được tìm thấy ở vùng biển thuộc tỉnh Bình Định.

ngư dân mất tích
• 16:19 21/10/2021

Thẫn thờ đứng nhìn vuông tôm tiền tỷ trôi theo lũ

Trận lũ vừa qua trên địa bàn đã cuốn trôi hàng tỷ đồng của những người nuôi tôm ở xã Gio Việt (huyện Gio Linh, Quảng Trị) khiến nhiều người lâm cảnh mất trắng, lao đao.

ao tôm sau lũ
• 10:39 19/10/2021

Lạ lẫm cảnh cá Koi Nhật Bản được nông dân nuôi tại ao ruộng bùn lầy ở TP.HCM

Sau gần 30 năm tâm huyết với đam mê nuôi cá cảnh, ông Quách Công Thanh (51 tuổi, ở Bình Chánh, TPHCM) đã thành công nuôi cá Koi bằng môi trường tự nhiên ở ao ruộng.

Cá koi nuôi ruộng
• 19:07 18/10/2021

Đồng Tháp tồn 30.000 tấn thủy sản

Đồng Tháp hiện còn tồn 30.000 tấn thủy sản, trong đó hơn 20.000 tấn cá tra, còn lại là cá lồng bè.

thu hoạch cá tra
• 09:32 18/10/2021

Quá trình xử lý cá sau thu hoạch

Ikejime là kỹ thuật tạo ra một sản phẩm hải sản chất lượng cao về mặt sinh hóa vì quy trình này giúp loại bỏ căng thẳng và hậu quả tự nhiên của cái chết. Khi một con cá bị căng thẳng, não của nó sẽ hoạt động bằng cách làm đầy cơ bằng axit lactic, cortisol và adrenaline. Nhiệt độ cơ thể cũng tăng lên. Sự kết hợp của các hormone và nhiệt độ cao sẽ biến đổi cấu trúc mô cơ và ảnh hưởng tiêu cực đến hương vị. Khi thực hiện đúng cách, Ikejime ngăn chặn điều này xảy ra.

Chế biến cá
• 10:09 04/04/2025

Ra chợ nên chọn “tôm thẳng” hay “tôm cong”?

Khi đi chợ mua tôm, điều đầu tiên đập vào mắt chính là hình dáng của những con tôm: tôm thẳng hay tôm cong. Tuy nhiên, rất ít người biết rằng sự khác biệt giữa hai dáng tôm này không chỉ đơn thuần là hình thái, mà còn ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng và giá trị dinh dưỡng.

Tôm thẻ
• 09:41 07/02/2025

Tìm kiếm các giải pháp để nâng cao chất lượng thịt cá

Chất lượng thịt cá đóng vai trò quan trọng trong chuỗi giá trị ngành thủy sản. Không chỉ ảnh hưởng đến giá trị kinh tế, chất lượng thịt cá còn quyết định đến độ an toàn thực phẩm và sự hài lòng của người tiêu dùng. Vậy làm sao để nâng cao chất lượng thịt cá? Dưới đây là những giải pháp đã được nghiên cứu và áp dụng thành công trong thực tế.

Cá
• 08:00 21/12/2024

Làm thế nào để xây dựng chuỗi giá trị thủy sản bền vững từ khâu sản xuất đến tiêu dùng?

Hiện nay, chuỗi giá trị thủy sản tại Việt Nam còn tồn tại nhiều vấn đề như thiếu liên kết giữa các khâu, công nghệ sản xuất chưa đồng bộ và giá trị gia tăng thấp. Vì vậy, việc xây dựng chuỗi giá trị bền vững từ sản xuất đến tiêu thụ là một nhiệm vụ quan trọng để nâng cao chất lượng sản phẩm và đảm bảo sự phát triển lâu dài của ngành thủy sản Việt Nam.

Nhá tôm
• 10:03 20/12/2024
• 23:41 15/05/2025
• 23:41 15/05/2025
• 23:41 15/05/2025
• 23:41 15/05/2025

mai test kw lần 1

Để đánh giá chất lượng nước ao nuôi tôm, bà con cần nắm được các chỉ tiêu môi trường ao nuôi tôm cụ thể. Từ đó sẽ dễ dàng theo dõi và kiểm soát nước nuôi tốt hơn. Trong bài viết này sẽ đề cập đến 12 chỉ tiêu môi trường ao nuôi tôm mà bà con cần nắm để quản lý ao nuôi tôm của mình, giúp nâng cao chất lượng mùa vụ.

test
• 23:41 15/05/2025
Some text some message..