Cam Ranh: Sẽ di dời vùng nuôi thủy sản

Theo quy hoạch tạm thời vùng nuôi trồng thủy sản (NTTS) trên vịnh Cam Ranh, hơn 20.000 lồng nuôi tôm, cá ở các phường trung tâm thành phố phải di dời về vùng nuôi Cam Bình và Cam Lập. Hiện nay, Phòng Kinh tế TP. Cam Ranh thuê tư vấn cắm mốc, đồng thời vận động người dân chấp hành.

Cam Ranh: Sẽ di dời vùng nuôi thủy sản
Nuôi cá bớp ở hộ ông Nguyễn Ngọc Thịnh.

Người dân lo lắng

Theo thống kê năm 2017, toàn thành phố có khoảng 35.000 lồng NTTS, trong đó ở xã Cam Bình có hơn 8.000 lồng, một số ít ở xã Cam Lập, còn lại chủ yếu tập trung ở các phường: Cam Linh, Cam Thuận, Cam Phúc Nam, Cam Phúc Bắc… Việc NTTS tại các phường phát triển theo kiểu tự phát, trong đó có nhiều người ở TP. Nha Trang, huyện Cam Lâm, thậm chí ở tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đến nuôi. Các lồng nuôi nằm san sát nhau, dày đặc, không tuân thủ tiêu chuẩn kỹ thuật, vệ sinh môi trường không đảm bảo nên nguồn nước ngày càng ô nhiễm, năng suất không cao.

Ông Nguyễn Ngọc Thịnh (phường Cam Phúc Nam) cho biết, ông nuôi cá 10 năm nay nhưng chưa bao giờ nguồn nước ô nhiễm và cá đạt năng suất thấp như bây giờ. Trước kia, mỗi vụ ông thả đến 15.000 con cá bớp, tỷ lệ sống đến khi thu hoạch đạt đến 80%. Năm ngoái, ông thả 8.000 con, khi thu hoạch chỉ còn 800 con. Cách đây 10 ngày, ông Thịnh thả 6.000 con giống nhưng đang lo lắng vì “nhìn thấy nước không được đẹp”. Khi được hỏi về kế hoạch di chuyển đến vùng nuôi theo quy hoạch, ông Thịnh cho biết: “Ngư dân NTTS luôn mong muốn có một vùng nuôi ổn định, môi trường tốt để có kế hoạch phát triển lâu dài. Nguồn nước ở vùng Cam Lập hoặc Cam Bình đều rất tốt, phù hợp để nuôi cá bớp. Tuy nhiên, khó khăn lớn nhất là đường quá xa. Nếu chạy ghe từ Cam Phúc Nam đi Cam Bình thì mất gần 2 giờ, đi Cam Lập mất hơn 1 giờ. Đường xa sẽ ảnh hưởng lớn đến chi phí nhân công, bảo vệ lồng bè…”. Trong khi đó, ông Huỳnh Văn Cường (phường Cam Phúc Nam) cho rằng: “Vùng nuôi Cam Bình quá xa, còn vùng nuôi Cam Lập không phù hợp với nuôi tôm. Ở Cam Lập mỗi khi có mưa lớn thì nước bị nhiễm ngọt rất nặng. Nuôi tôm hùm ở đó rất dễ bị chết”.

Ông Lê Minh Hải - Trưởng phòng Kinh tế TP. Cam Ranh cho biết, đa số người NTTS không đồng tình với việc di chuyển về vùng nuôi theo quy hoạch vì quá xa và bất tiện. Hiện nay, UBND TP. Cam Ranh đã giao cho Phòng Kinh tế chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị, địa phương tổ chức tuyên truyền, quán triệt và vận động người dân thực hiện nghiêm theo quy hoạch.

Sẽ cắm mốc, phân lô

Theo quy định tạm thời vùng NTTS trên địa bàn tỉnh, ở vịnh Cam Ranh có 3 vùng nuôi. Vùng nước đảo Bình Ba (Cam Bình) giữ nguyên khoảng 100ha hiện tại với khoảng 8.000 ô lồng, đồng thời định hướng phát triển thêm khoảng 80ha phía tây đảo với khoảng 320 lồng nuôi công nghiệp (kiểu Na Uy). Vùng nuôi Cam Lập với khoảng 500ha, có thể nuôi được 25.000 ô lồng, mục đích để di dời, sắp xếp lại vùng NTTS trong vịnh Cam Ranh. Vùng nuôi Bình Hưng (Cam Bình) giữ nguyên với khoảng 30ha, nuôi khoảng 1.000 lồng, chủ yếu là tôm hùm.

Lãnh đạo UBND phường Cam Phúc Nam cho biết, đa số người dân khi được hỏi đều không muốn di dời về vùng nuôi Cam Lập. Tuy nhiên, để đảm bảo phát triển nghề NTTS bền vững, phường đang tiến hành vận động người dân, yêu cầu người dân đăng ký kê khai số lượng nuôi trồng. Tuy nhiên hiện nay, nhiều người không phối hợp kê khai, gây khó khăn cho công tác quản lý. Trong khi đó, số lượng lồng nuôi trên địa bàn phường cứ tăng dần theo các năm. Năm 2016, toàn phường có khoảng 5.000 lồng nuôi, năm 2017 tăng lên hơn 6.000 lồng, năm 2018 chưa thống kê nhưng qua quan sát đã tăng hơn so với năm 2017.

Theo ông Hải, hiện nay, 3 vùng nuôi của Cam Ranh mới chỉ nằm trên quy hoạch. Muốn di dời lồng bè về phải cắm mốc, phân lô như trên đất liền. Hiện nay, UBND TP. Cam Ranh đã đồng ý cho Phòng Kinh tế hợp đồng với Viện NTTS thuộc Trường Đại học Nha Trang tiến hành khảo sát, thiết kế và thi công cắm mốc tại 3 vùng nuôi này. “Ngày 10-5, phòng sẽ làm việc với viện để thống nhất các nội dung thực hiện. Việc thiết kế thi công sẽ được thực hiện song song với công tác tuyên truyền chủ trương cho người dân. Dự kiến cuối năm 2018 sẽ thực hiện xong phần cắm mốc, thi công phân lô để kịp di dời lồng bè về vùng quy hoạch trong năm 2019”, ông Hải cho hay.

Ông Nguyễn Hữu Dũng - Chủ tịch UBND TP. Cam Ranh cho rằng, khi bị đưa đến vùng xa nuôi chắc chắn người dân sẽ phản ứng mạnh. Tuy nhiên về lâu dài, để phát triển TP. Cam Ranh đúng tầm thì không thể cho NTTS ở ven vịnh. Việc phát triển NTTS tự phát đã để lại những hệ lụy lớn về môi trường, cảnh quan. Thời gian tới, thành phố sẽ tiến hành cắm mốc, thả phao ở 500ha thuộc vùng nuôi Cam Lập để cương quyết di dời lồng nuôi về đây.

Báo Khánh Hòa
Đăng ngày 08/05/2018
Văn Kỳ
Môi trường

Mai test keyword

Để đánh giá chất lượng nước ao nuôi tôm, bà con cần nắm được các chỉ tiêu môi trường ao nuôi tôm cụ thể. Từ đó sẽ dễ dàng theo dõi và kiểm soát nước nuôi tốt hơn. Trong bài viết này sẽ đề cập đến 12 chỉ tiêu môi trường ao nuôi tôm mà bà con cần nắm để quản lý ao nuôi tôm của mình, giúp nâng cao chất lượng mùa vụ.

• 10:19 16/04/2025

Thừa Thiên - Huế: Đầm phá ô nhiễm, dân kêu trời

Hàng ngàn hộ dân ở 33 xã, phường, thị trấn sống dựa vào đầm phá Tam Giang - Cầu Hai (tỉnh Thừa Thiên - Huế), đang khốn khổ vì nguồn nước ô nhiễm nghiêm trọng.

Ô nhiễm đầm phá ở Thừa Thiên - Huế
• 14:32 14/03/2023

Sản xuất xà phòng từ chất nhầy ốc sên

Một con ốc sên sẽ tạo ra khoảng 2g chất nhờn. Để sản xuất 15 thanh xà phòng trọng lượng 100g, anh Desrocher ở thị trấn Wahagnies, miền Bắc nước Pháp cần khoảng 40 con ốc sên. Ảnh: Reuters

Xà phòng từ ốc sên
• 10:17 09/02/2023

Yên Bái: Thả hơn 30 nghìn cá giống xuống hồ Thác Bà trong ngày ông Công, ông Táo

Ngày 14/1, huyện Yên Bình (Yên Bái) đã tổ chức thả cá bổ sung nguồn lợi thủy sản hồ Thác Bà năm 2023 gắn với phong tục thả cá chép ngày 23 tháng Chạp.

Thả cá
• 12:02 19/01/2023

Có nên áp dụng cơ chế thưởng cho người báo tin xả rác giống như xuyệt điện thủy sản?

Trong bối cảnh bảo vệ môi trường ngày càng được chú trọng, việc xử lý các hành vi vi phạm môi trường như xả rác bừa bãi đang trở thành một thách thức lớn. Một trong những giải pháp được nhiều địa phương triển khai để khuyến khích người dân tham gia giám sát, tố giác vi phạm là cơ chế khen thưởng cho người báo tin, đặc biệt là những hành vi xả rác. Liệu cơ chế này có thể áp dụng hiệu quả như mô hình "treo thưởng" chống xuyệt điện thủy sản tại Cà Mau?

• 10:16 08/04/2025

Xử lý chất thải và bảo vệ môi trường trong các trang trại nuôi tôm hiện đại

Xử lý chất thải và bảo vệ môi trường trong các trang trại nuôi tôm hiện đại là một yếu tố quan trọng giúp giảm thiểu tác động tiêu cực của hoạt động nuôi trồng thủy sản đối với hệ sinh thái xung quanh, đồng thời nâng cao hiệu quả sản xuất và phát triển bền vững. Trong bối cảnh ngành nuôi tôm đang đối mặt với các vấn đề môi trường như ô nhiễm nước, suy giảm chất lượng đất và khí thải, việc áp dụng công nghệ xử lý chất thải tiên tiến và các biện pháp bảo vệ môi trường là rất cần thiết.

Nước thải
• 09:00 07/04/2025

Phân tích dòng rác thải nhựa trong nuôi tôm ở tỉnh Sóc Trăng

Nuôi tôm nước lợ đang sử dụng và thải ra lượng rác nhựa rất lớn, trở thành vấn đề cấp bách phải giải quyết để bảo vệ môi trường, phát triển kinh tế xanh. Nhằm hỗ trợ việc giải quyết, Tổ chức Hợp tác Phát triển Đức (GIZ) vừa nghiên cứu phân tích dòng rác thải nhựa trong nuôi tôm ở tỉnh Sóc Trăng, đưa ra khuyến nghị “Giảm thiểu-Tái sử dụng-Tái chế” (3R).

Rác thải nhựa
• 09:00 05/04/2025

Phương pháp nuôi tôm đa tầng kết hợp rong biển hoặc cá trong mô hình sinh thái tích hợp

Phương pháp nuôi tôm đa tầng kết hợp rong biển hoặc cá trong mô hình sinh thái tích hợp (IMTA - Integrated Multi-Trophic Aquaculture) là một phương pháp nuôi trồng thủy sản bền vững, tận dụng mối quan hệ giữa các loài trong hệ sinh thái để tối ưu hóa sản xuất, giảm thiểu tác động môi trường và tăng cường hiệu quả kinh tế.

Rong biển
• 10:02 28/03/2025
• 03:48 13/05/2025
• 03:48 13/05/2025

mai test kw lần 1

Để đánh giá chất lượng nước ao nuôi tôm, bà con cần nắm được các chỉ tiêu môi trường ao nuôi tôm cụ thể. Từ đó sẽ dễ dàng theo dõi và kiểm soát nước nuôi tốt hơn. Trong bài viết này sẽ đề cập đến 12 chỉ tiêu môi trường ao nuôi tôm mà bà con cần nắm để quản lý ao nuôi tôm của mình, giúp nâng cao chất lượng mùa vụ.

test
• 03:48 13/05/2025

Mai test keyword

Để đánh giá chất lượng nước ao nuôi tôm, bà con cần nắm được các chỉ tiêu môi trường ao nuôi tôm cụ thể. Từ đó sẽ dễ dàng theo dõi và kiểm soát nước nuôi tốt hơn. Trong bài viết này sẽ đề cập đến 12 chỉ tiêu môi trường ao nuôi tôm mà bà con cần nắm để quản lý ao nuôi tôm của mình, giúp nâng cao chất lượng mùa vụ.

• 03:48 13/05/2025

Phát hiện tôm bệnh trong ao

Nuôi tôm là một trong những ngành nuôi trồng thủy sản có giá trị kinh tế cao và đang phát triển mạnh ở nhiều quốc gia, đặc biệt là Việt Nam. Tuy nhiên, một trong những thách thức lớn nhất đối với người nuôi tôm hiện nay là vấn đề dịch bệnh – nguyên nhân hàng đầu gây thiệt hại nghiêm trọng về năng suất và lợi nhuận. Việc phát hiện tôm bệnh trong ao một cách sớm và chính xác không chỉ giúp hạn chế rủi ro, mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo sự bền vững của mô hình nuôi tôm công nghiệp lẫn truyền thống.

Tôm thẻ chân trắng
• 03:48 13/05/2025
Some text some message..