Cà Mau: Ngổn ngang đầm Thị Tường

Việc giải toả các hộ nuôi sò huyết, tháo dỡ các công trình xây dựng trái phép tại đầm Thị Tường và gia hạn thời gian thực hiện đến ngày 31/12/2016 đã được Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau chỉ đạo tại nhiều văn bản. Tuy nhiên, Dự án Quy hoạch khu bảo tồn dự trữ thiên nhiên đầm Thị Tường cho đến nay vẫn chưa triển khai do nhiều nguyên nhân, trong đó có việc chưa giải toả được các công trình của người dân xây dựng trên đầm.

Các chòi canh và công trình khai thác trên đầm chưa tháo dỡ theo chỉ đạo của UBND tỉnh.
Các chòi canh và công trình khai thác trên đầm chưa tháo dỡ theo chỉ đạo của UBND tỉnh.

Hiện nay, tình trạng bao ví, lấn chiếm mặt nước đầm Thị Tường để nuôi sò huyết và khai thác thuỷ sản trái phép vẫn còn diễn ra. Một số công trình, vật kiến trúc đã xây dựng không đúng quy định nhưng chưa được tháo dỡ; bên cạnh đó, đã xuất hiện một số đối tượng tự ý khai thác sò huyết của hộ nuôi sò huyết tự phát, dẫn đến tranh chấp, ảnh hưởng đến an ninh trật tự trên địa bàn.

Thản nhiên mưu sinh trên đầm

Tại khu vực đầm Thị Tường thuộc ấp Chà Là, xã Phú Thuận, huyện Phú Tân, chúng tôi chứng kiến hàng chục chòi được người dân cất trên đầm để nuôi sò cũng như đặt lú khai thác các loài thuỷ sản khác. Hoạt động này diễn ra nhiều năm nay mặc dù chính quyền địa phương đã tuyên truyền về việc tháo dỡ, không cho xây cất các công trình trên đầm.

Một trong những người đang cất chòi và nuôi sò trên đầm Thị Tường, ông Trần Văn Gói, ấp Chà Là, xã Phú Thuận, cho hay: “Nuôi sò có thu nhập cao, một số hộ nghèo ở địa phương làm mướn cho các hộ nuôi sò, thu nhập trên 200.000 đồng/ngày. Năm nay nuôi sò lời nhiều, từ đầu năm đến nay anh em mấy chòi gần đây bán sò giống, sau khi trừ vốn còn lời khoảng 100 triệu đồng trở lên".

Nói về chấp hành chủ trương tháo dỡ, không cho xây cất và nuôi sò trên đầm Thị Tường, ông Gói cho rằng: “Quyết định của UBND tỉnh đã được xã triển khai, nhưng do nuôi sò thu nhập cao nên người dân nói khi nào Nhà nước lấy lại làm quy hoạnh thì bà con sẵn sàng trả, nhưng nếu Nhà nước lấy mà không quản lý, xây dựng, thực hiện quy hoạch thì người dân sẽ bao ví nuôi tiếp tục".

Thực tế trong những năm vừa qua, việc nuôi sò huyết trên đầm Thị Tường đã cho hiệu quả kinh tế lớn, đem lại thu nhập cao cho nhiều hộ nuôi. Nhiều người từ việc không đất sản xuất đã có tiền tỷ trong tay, đóng góp vào việc giải quyết công ăn việc làm cho các đối tượng nghèo trên địa bàn.

Anh Thái Văn Đen, ấp Chà Là, thu về hơn 1 tỷ đồng sau khi bỏ ra hơn 520 triệu đồng tiền mua giống sò huyết thả nuôi, cho biết: “Tôi ra đầm sinh sống hơn 15 năm nay, trước đây đặt lú, sau này chuyển sang nuôi sò huyết được hơn 6 năm, lúc đầu không có đất sản xuất nhưng dần dần cơ ngơi cũng vững vàng. Gia đình đang chuẩn bị mua 8 công đất ở huyện Trần Văn Thời".

Được biết, vụ sò huyết vừa rồi anh Đen thu hoạch gần 24 tấn, mỗi tấn bình quân bán được từ 60-65 triệu đồng. Cũng như nhiều hộ khác đang nuôi sò huyết trên đầm, khi biết chủ trương của Nhà nước trong việc quy hoạch khu bảo tồn dự trữ thiên nhiên, cũng như việc buộc tháo dỡ, không cho xây cất chòi và nuôi sò huyết trên đầm Thị Tường, anh Đen cho rằng: “Nếu Nhà nước thu hồi làm dự án có quyền lợi cho dân thì tôi cũng như bà con sống trên đầm rất ủng hộ và giao trả lại ngay. Còn nếu thu hồi mà làm chuyện khác, bỏ qua quyền lợi của dân, chắc chắn không nhận được sự đồng thuận của người dân".

Đang cào sò trên đầm Thị Tường, anh Phạm Triều Thẳng cho biết: “Sáng giờ cào khoảng 2 tiếng đồng hồ được hơn 500 kg sò. Nuôi sò hiệu quả ổn định, nếu được nuôi, chúng tôi có thu nhập, sẵn sàng ủng hộ địa phương vào các hoạt động đền ơn đáp nghĩa, hỗ trợ hộ nghèo trên địa bàn. Nếu Nhà nước thu hồi nên có chính sách ưu tiên cho người nuôi sò trước nay trên đầm”.

Cần sớm có quy hoạch cụ thể

Rõ ràng mặc dù đã có chủ trương không cho người dân xây cất các công trình trái phép trên đầm Thị Tường, thế nhưng, Dự án Quy hoạch khu bảo tồn dự trữ thiên nhiên đầm Thị Tường, nhằm sắp xếp lại tình hình nuôi sò và khai thác thuỷ sản tại đây, vẫn chưa được triển khai, tạo nên sự hoang mang của người dân sống nhờ vào đầm. Họ không biết sau khi tháo dỡ, không nuôi sò huyết nữa thì đầm Thị Tường được dùng làm gì, ai sẽ khai thác, quản lý, bản thân họ có còn được đánh bắt trên đầm hay không. Và điều đặc biệt là đa số những hộ không đất sản xuất sẽ sống ở đâu, làm việc gì để tạo thu nhập cho gia đình. Điều đó dẫn đến việc mặc dù đã ký cam kết nhưng nhiều người vẫn lén lút ra đầm cất chòi, khai thác thuỷ sản.

Theo báo cáo của UBND xã Phú Thuận, năm 2016, trên địa bàn quản lý của xã có 13 hộ bao ví mặt nước trên đầm để nuôi sò và khai thác thuỷ sản. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại đã tăng lên 18 hộ, trong đó có 5 hộ là người sống tại địa phương, 13 hộ là người địa phương khác.

Qua rà soát thực tế, trên đầm Thị Tường hiện nay có 13 chòi canh giữ sò và khai thác thuỷ sản. UBND xã đã tổ chức tuyên truyền cho các hộ dân đang nuôi sò và khai thác thuỷ sản trên đầm biết chủ trương của tỉnh về việc quy hoạch đầm Thị Tường thành khu bảo tồn dự trữ thiên nhiên. Đồng thời, tiến hành lập biên bản, buộc các hộ dân đang khai thác và nuôi sò trên đầm cam kết tháo dỡ các công trình đã bao ví, trả lại hiện trạng tự nhiên trên đầm Thị Tường. Tuy nhiên, hiện nay trên khu vực này, các chòi canh sò và công trình khai thác thuỷ sản chưa được tháo dỡ theo quy định.

Còn theo báo cáo của UBND xã Phú Mỹ, huyện Phú Tân, năm 2016, trên địa bàn quản lý có 60 hộ bao ví trên đầm Thị Tường để nuôi sò và khai thác thuỷ sản, đến nay tăng lên 62 hộ, trong đó có 56 hộ là người sống tại địa phương. Riêng tại ấp Thọ Mai có 39 hộ/37 chòi. Trong đó có 7 căn nhà ở ổn định của dân; 30 chòi canh giữ sò và khai thác thuỷ sản; xây dựng 3 giếng khoan để lấy nước sinh hoạt. Tại ấp Xẻo Đước có 21 hộ/21 chòi. Trong đó có 3 căn nhà ở cố định của dân; 18 chòi canh giữ sò và khai thác thuỷ sản; bên cạnh đó đã phát sinh thêm 3 căn chòi, 2 giếng nước khoan của 2 hộ nuôi sò và khai thác thuỷ sản trên đầm Thị Tường.

Ông Phạm Triều Thẳng, Phó chủ tịch UBND xã Phú Mỹ, cho biết: “Đến thời điểm này, mặc dù UBND xã đã chỉ đạo cho 2 ấp: Thọ Mai và Xẻo Đước, phối hợp với các ngành, đoàn thể của xã tiếp tục tuyên truyền, vận động các hộ sinh sống để nuôi sò huyết và khai thác thuỷ sản trên đầm Thị Tường tự tháo dỡ nhà, chòi canh, cây cối, lưới rào chắn để trả lại hiện trạng ban đầu. UBND xã Phú Mỹ đã phân công cán bộ chuyên môn tiến hành lập biên bản đình chỉ việc xây cất chòi và khoan giếng nước ngầm trái phép tại thời điểm hộ dân đang thực hiện cất chòi, khoan giếng nước ngầm, đồng thời quy định thời gian tự khắc phục tháo dỡ các công trình vi phạm, nhưng đến nay các hộ này vẫn chưa thực hiện”.

Ông Phạm Triều Thẳng cho biết, qua rà soát có khoảng 10 hộ không đất sản xuất và nhiều hộ dân sống ven bờ dùng phương tiện đánh bắt trên đầm. Khi giải toả cần có chính sách hỗ trợ những hộ này thì việc thực hiện quy hoạch sẽ hiệu quả hơn. Khi quy hoạch, cần tính đến phương án chia ra từng khu, khu nào dành cho bảo tồn tự nhiên, khu nào được phép nuôi trồng, khai thác. Nếu cùng lúc giải toả trắng sẽ gây xáo trộn đời sống người dân.

"Cái khó nữa là đầm Thị Tường nằm trên địa bàn 5 xã của 3 huyện và có nhiều sở, ngành quản lý. Hiện địa phương cũng chỉ mới nghe có dự thảo Dự án Quy hoạch khu bảo tồn dự trữ thiên nhiên đầm Thị Tường chứ chưa có quy hoạch cụ thể, điều này cũng gây khó khăn trong công tác tuyên truyền, vận động người dân”, ông Thẳng thông tin thêm.

Báo Cà Mau
Đăng ngày 26/09/2017
Đặng Duẩn
Môi trường

Mai test keyword

Để đánh giá chất lượng nước ao nuôi tôm, bà con cần nắm được các chỉ tiêu môi trường ao nuôi tôm cụ thể. Từ đó sẽ dễ dàng theo dõi và kiểm soát nước nuôi tốt hơn. Trong bài viết này sẽ đề cập đến 12 chỉ tiêu môi trường ao nuôi tôm mà bà con cần nắm để quản lý ao nuôi tôm của mình, giúp nâng cao chất lượng mùa vụ.

• 10:19 16/04/2025

Thừa Thiên - Huế: Đầm phá ô nhiễm, dân kêu trời

Hàng ngàn hộ dân ở 33 xã, phường, thị trấn sống dựa vào đầm phá Tam Giang - Cầu Hai (tỉnh Thừa Thiên - Huế), đang khốn khổ vì nguồn nước ô nhiễm nghiêm trọng.

Ô nhiễm đầm phá ở Thừa Thiên - Huế
• 14:32 14/03/2023

Sản xuất xà phòng từ chất nhầy ốc sên

Một con ốc sên sẽ tạo ra khoảng 2g chất nhờn. Để sản xuất 15 thanh xà phòng trọng lượng 100g, anh Desrocher ở thị trấn Wahagnies, miền Bắc nước Pháp cần khoảng 40 con ốc sên. Ảnh: Reuters

Xà phòng từ ốc sên
• 10:17 09/02/2023

Yên Bái: Thả hơn 30 nghìn cá giống xuống hồ Thác Bà trong ngày ông Công, ông Táo

Ngày 14/1, huyện Yên Bình (Yên Bái) đã tổ chức thả cá bổ sung nguồn lợi thủy sản hồ Thác Bà năm 2023 gắn với phong tục thả cá chép ngày 23 tháng Chạp.

Thả cá
• 12:02 19/01/2023

Có nên áp dụng cơ chế thưởng cho người báo tin xả rác giống như xuyệt điện thủy sản?

Trong bối cảnh bảo vệ môi trường ngày càng được chú trọng, việc xử lý các hành vi vi phạm môi trường như xả rác bừa bãi đang trở thành một thách thức lớn. Một trong những giải pháp được nhiều địa phương triển khai để khuyến khích người dân tham gia giám sát, tố giác vi phạm là cơ chế khen thưởng cho người báo tin, đặc biệt là những hành vi xả rác. Liệu cơ chế này có thể áp dụng hiệu quả như mô hình "treo thưởng" chống xuyệt điện thủy sản tại Cà Mau?

• 10:16 08/04/2025

Xử lý chất thải và bảo vệ môi trường trong các trang trại nuôi tôm hiện đại

Xử lý chất thải và bảo vệ môi trường trong các trang trại nuôi tôm hiện đại là một yếu tố quan trọng giúp giảm thiểu tác động tiêu cực của hoạt động nuôi trồng thủy sản đối với hệ sinh thái xung quanh, đồng thời nâng cao hiệu quả sản xuất và phát triển bền vững. Trong bối cảnh ngành nuôi tôm đang đối mặt với các vấn đề môi trường như ô nhiễm nước, suy giảm chất lượng đất và khí thải, việc áp dụng công nghệ xử lý chất thải tiên tiến và các biện pháp bảo vệ môi trường là rất cần thiết.

Nước thải
• 09:00 07/04/2025

Phân tích dòng rác thải nhựa trong nuôi tôm ở tỉnh Sóc Trăng

Nuôi tôm nước lợ đang sử dụng và thải ra lượng rác nhựa rất lớn, trở thành vấn đề cấp bách phải giải quyết để bảo vệ môi trường, phát triển kinh tế xanh. Nhằm hỗ trợ việc giải quyết, Tổ chức Hợp tác Phát triển Đức (GIZ) vừa nghiên cứu phân tích dòng rác thải nhựa trong nuôi tôm ở tỉnh Sóc Trăng, đưa ra khuyến nghị “Giảm thiểu-Tái sử dụng-Tái chế” (3R).

Rác thải nhựa
• 09:00 05/04/2025

Phương pháp nuôi tôm đa tầng kết hợp rong biển hoặc cá trong mô hình sinh thái tích hợp

Phương pháp nuôi tôm đa tầng kết hợp rong biển hoặc cá trong mô hình sinh thái tích hợp (IMTA - Integrated Multi-Trophic Aquaculture) là một phương pháp nuôi trồng thủy sản bền vững, tận dụng mối quan hệ giữa các loài trong hệ sinh thái để tối ưu hóa sản xuất, giảm thiểu tác động môi trường và tăng cường hiệu quả kinh tế.

Rong biển
• 10:02 28/03/2025
• 13:55 12/05/2025
• 13:55 12/05/2025

mai test kw lần 1

Để đánh giá chất lượng nước ao nuôi tôm, bà con cần nắm được các chỉ tiêu môi trường ao nuôi tôm cụ thể. Từ đó sẽ dễ dàng theo dõi và kiểm soát nước nuôi tốt hơn. Trong bài viết này sẽ đề cập đến 12 chỉ tiêu môi trường ao nuôi tôm mà bà con cần nắm để quản lý ao nuôi tôm của mình, giúp nâng cao chất lượng mùa vụ.

test
• 13:55 12/05/2025

Mai test keyword

Để đánh giá chất lượng nước ao nuôi tôm, bà con cần nắm được các chỉ tiêu môi trường ao nuôi tôm cụ thể. Từ đó sẽ dễ dàng theo dõi và kiểm soát nước nuôi tốt hơn. Trong bài viết này sẽ đề cập đến 12 chỉ tiêu môi trường ao nuôi tôm mà bà con cần nắm để quản lý ao nuôi tôm của mình, giúp nâng cao chất lượng mùa vụ.

• 13:55 12/05/2025

Phát hiện tôm bệnh trong ao

Nuôi tôm là một trong những ngành nuôi trồng thủy sản có giá trị kinh tế cao và đang phát triển mạnh ở nhiều quốc gia, đặc biệt là Việt Nam. Tuy nhiên, một trong những thách thức lớn nhất đối với người nuôi tôm hiện nay là vấn đề dịch bệnh – nguyên nhân hàng đầu gây thiệt hại nghiêm trọng về năng suất và lợi nhuận. Việc phát hiện tôm bệnh trong ao một cách sớm và chính xác không chỉ giúp hạn chế rủi ro, mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo sự bền vững của mô hình nuôi tôm công nghiệp lẫn truyền thống.

Tôm thẻ chân trắng
• 13:55 12/05/2025
Some text some message..